Trường Hải Tiến Giang sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Đồng dao mùa xuân.
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Đồng dao mùa xuân
Nội dung chi tiết bao gồm 10 đoạn văn mẫu lớp 7 được chúng tôi giới thiệu. Mời theo dõi tài liệu ngay sau đây.
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Đồng dao mùa xuân
- Cảm nhận về bài thơ Đồng dao mùa xuân (6 mẫu)
- Cảm nhận bài thơ Đồng dao mùa xuân (4 mẫu)
Cảm nhận về bài thơ Đồng dao mùa xuân
Mẫu số 1
Nguyễn Khoa Điềm với bài thơ Đồng dao mùa xuân đã để lại cho tôi nhiều cảm nhận. Hình ảnh trung tâm trong bài thơ là người lính cụ Hồ được tác giả khắc họa vô cùng chân thực. Khi đọc từng câu thơ đọc, tôi có cảm nhận như đang đọc cuốn nhật kí về cuộc đời của người lính. Từ lúc họ mới vào chiến trường, họ vẫn còn là những chàng thanh niên hồn nhiên, chưa có nhiều trải nghiệm. Họ chưa một lần yêu, cà phê vẫn chưng uống và còn mê thả diều. Nhưng điều đáng ngưỡng mộ, trân trọng đó chính là tấm lòng nhiệt huyết cách mạng. Sau khi trải qua những năm chiến tranh khốc liệt, người lính chiến đấu và hy sinh, thân xác nằm lại nơi chiến trường, kỉ vật còn lại chỉ là chiếc ba lô con cóc. Đồng đội vẫn nhớ đến họ với niềm thương cảm, xót xa. Nhân dân thì ngưỡng mộ, trân trọng họ. Hình tượng người lính trở nên bất tử. Đồng dao mùa xuân quả là một bài thơ giàu cảm xúc, giàu ý nghĩa.
Mẫu số 2
Nguyễn Khoa Điềm có nhiều tác phẩm, trong đó tôi ấn tượng nhất với bài thơ Đồng dao mùa xuân. Hình ảnh trung tâm được khắc họa trong tác phẩm là người lính cụ Hồ. Họ nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc để lên đường đi chiến đấu. Vào chiến trường, hành trang của họ chỉ là chiếc ba lô con cóc, với tấm áo lính màu xanh; phải chịu căn bệnh nguy hiểm là sốt rét rừng nhưng vẫn giữ vững sự lạc quan, niềm tin vào tương lai. Từ khi còn trẻ tuổi, chưa có nhiều trải nghiệm đến khi trải qua nhiều trận chiến đấu, người lính vẫn giữ một tấm lòng nhiệt huyết cách mạng. Họ đã ra đi nhưng còn sống mãi trong lòng đồng đội, nhân dân.
Mẫu số 3
Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm là một bài thơ giàu cảm xúc. Khi đọc từng câu thơ, tôi như được đọc trang nhật kí ghi chép lại về cuộc đời người lính. Từ thuở ban đầu, họ mới vào chiến trường, vẫn còn là những chàng thanh niên hồn nhiên, chưa có nhiều trải nghiệm. Đến khi họ đã trải qua nhiều trận chiến, chứng kiến nhiều sự hy sinh. Nhưng ở người lính vẫn là tấm lòng nhiệt huyết cách mạng. Chiến trường khốc liệt chứng kiến sự hy sinh của người lính. Kỉ vật còn lại chỉ là chiếc ba lô con cóc. Dù vậy, người lĩnh vẫn sống mãi trong lòng đồng đội, nhân dân. Bài thơ Đồng dao mùa xuân gửi gắm thông điệp thật ý nghĩa.
Mẫu số 4
“Đồng dao mùa xuân” của Nguyễn Khoa Điềm là một trong những bài thơ mà tôi cảm thấy yêu thích nhất. Nhà thơ đã khắc họa hình ảnh người lính hiện lên vô cùng sinh động, chân thực. Họ là những con người trẻ tuổi, vẫn còn hồn nhiên nhưng nguyện hy sinh tuổi thanh xuân cho Tổ quốc. Cuộc đời người lính nơi chiến trường hiểm nguy phải trải qua nhiều gian khổ, thiếu thốn với quân tư trang ít ỏi là ba lô con cóc, với tấm áo lính màu xanh. Không những vậy, họ còn phải chịu căn bệnh nguy hiểm là sốt rét rừng. Tuy vậy, người lính vẫn giữ vững tinh thần lạc quan, niềm tin vào tương lai. Đọc những câu thơ, tôi càng thêm cảm phục tinh thần, ý chí của họ. Ở đoạn cuối, tác giả còn khẳng định rằng dù họ đã hy sinh nhưng còn sống mãi trong lòng đồng đội, nhân dân. Mùa xuân của người lính hay chính là mùa xuân của đất nước đã trở nên bất tử. Hình ảnh những người anh hùng kiên trung, bất khuất đã hy sinh để giành lại độc lập cho nước nhà sẽ mãi in đậm trong tâm trí của tôi, giúp tôi thêm trân trọng cuộc sống bình yên ngày hôm nay.
Mẫu số 5
Một trong những bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm mà tôi cảm thấy ấn tượng nhất là “Đồng dao mùa xuân”. Đọc bài thơ, tôi như được chứng kiến câu chuyện của người lính từ khi còn mớ i vào chiến trường, rồi trải qua những năm tháng chiến tranh khốc liệt cho đến khi mãi nằm xuống với đất mẹ. Khi mới vào vào chiến trường, họ mới chỉ là những chàng trai còn rất trẻ. Tính cách vẫn còn hồn nhiên, chưa có nhiều trải nghiệm – chưa một lần yêu; cà phê chưa uống; vẫn còn mê thả diều. Nhưng cho dù vậy thì họ vẫn giữa vững được tấm lòng cao đẹp và giàu lòng yêu nước. Cuộc đời người lính đầy khó khăn, tư trang mang theo chỉ là chiếc ba lô con cóc đựng vài vật dụng cần thiết, cùng với bộ quần áo xanh – màu xanh đặc trưng của người lính. Thậm chí, họ còn phải đối mặt với bệnh tật đó là những cơn sốt rét rừng. Chiến tranh khốc liệt đã cướp đi mạng sống của họ, nhưng tình cảm mà đồng đội và nhân dân dành cho họ vẫn còn mãi. Bài thơ giúp tôi thêm cảm phục, tự hào và biết ơn những người lính. Đồng dao mùa xuân quả là một bài thơ giàu cảm xúc, sâu sắc và ý nghĩa.
Mẫu số 6
Bài thơ “Đồng dao mùa xuân” của Nguyễn Khoa Điềm đã giúp tôi hiểu hơn về hình ảnh người bộ đội cụ Hồ. Nhà thơ đã kể lại câu chuyện về người lính từ lúc mới vào chiến trường cho đến khi chiến tranh đã qua, họ đã hy sinh. Khi còn trẻ tuổi, người lính còn hồn nhiên, chưa có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống – chưa một lần yêu, cà phê chưa biết uống. Nhưng họ có một trái tim nhiệt huyết, luôn tin tưởng vào cách mạng, nên đã nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc để lên đường đi chiến đấu. Cuộc đời của họ đã trải qua nhiều gian khổ, thiếu thốn – hành trang mang theo chỉ là chiếc ba lô con cóc, với tấm áo lính màu xanh; phải chịu căn bệnh nguy hiểm là sốt rét rừng nhưng vẫn giữ vững sự lạc quan, niềm tin vào tương lai. Điều này giúp tôi thêm khâm phục về tinh thần, nghị lực của những người thanh niên trẻ tuổi, trẻ lòng đó. Và rồi, chiến tranh khốc liệt đã khiến họ ra đi mãi mãi. Người còn sống vẫn nhớ về họ với tấm lòng trân trọng, yêu mến – đó là đồng đội, là nhân dân. Mùa xuân của người lính hay chính là mùa xuân của đất nước đã trở nên bất tử. Bài thơ đã mang đến cho tôi nhiều cảm nhận sâu sắc về một thế hệ con người đáng tự hào của dân tộc.
Cảm nhận bài thơ Đồng dao mùa xuân
Mẫu số 1
Nguyễn Khoa Điềm với bài “Đồng dao mùa xuân” đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc về hình ảnh người lính. Họ vốn là những con người trẻ tuổi, vẫn còn hồn nhiên nhưng đã nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc để lên đường đi chiến đấu. Cuộc đời người lính có nhiều gian khổ, thiếu thốn với quân tư trang ít ỏi là ba lô con cóc, với tấm áo lính màu xanh; phải chịu căn bệnh nguy hiểm là sốt rét rừng nhưng vẫn giữ vững sự lạc quan, niềm tin vào tương lai. Từ đó chúng ta càng thêm khâm phục tinh thần, ý chí của những người chiến sĩ. Họ đã ra đi nhưng còn sống mãi trong lòng đồng đội, nhân dân. Mùa xuân của người lính hay chính là mùa xuân của đất nước đã trở nên bất tử. Hình ảnh những người anh hùng kiên trung, bất khuất sẽ mãi in đậm trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam.
Mẫu số 2
Đến trang thơ của Nguyễn Khoa Điềm, tôi cảm thấy ấn tượng với “Đồng dao mùa xuân”. Tác giả có lẽ đang kể lại câu chuyện về người lính từ lúc mới vào chiến trường, những năm tháng chiến tranh khốc liệt và sự ra đi mãi mãi. Khi mới vào vào chiến trường, họ mới chỉ là những chàng trai còn rất trẻ. Tính cách vẫn còn hồn nhiên, chưa có nhiều trải nghiệm – chưa một lần yêu; cà phê chưa uống; vẫn còn mê thả diều. Dù vậy thì với lòng dũng cảm, lí tưởng cao đẹp và giàu lòng yêu nước, họ đã gia nhập quân ngũ, vào chiến trường. Cuộc đời người lính đầy khó khăn, tư trang mang theo chỉ là chiếc ba lô con cóc đựng vài vật dụng cần thiết, cùng với bộ quần áo xanh – màu xanh đặc trưng của người lính. Chiến tranh khốc liệt đã cướp đi mạng sống của họ, nhưng tình cảm mà đồng đội và nhân dân dành cho họ vẫn còn mãi. Tuổi thanh xuân của họ đã cống hiến cho đất nước, trở nên bất tử. Những câu thơ bốn chữ ngắn gọn với cách ngắt nhịp 2/2 đã góp phần giúp nhà thơ dễ dàng bày tỏ được tấm lòng biết ơn, ghi nhớ của đồng đội và nhân dân. Đó là niềm cảm phục, tự hào, biết ơn tới những người lính đã hi sinh tuổi xuân và cuộc đời vì độc lập dân tộc. Như vậy, “Đồng dao mùa xuân” là một bài thơ giàu cảm xúc, giúp chúng ta thêm hiểu và trân trọng về những người lính hơn.
Mẫu số 3
“Đồng dao mùa xuân” của Nguyễn Khoa Điềm đem đến cho người đọc nhiều cảm xúc. Bài thơ giống như một câu chuyện kể về cuộc đời người lính từ lúc mới vào chiến trường, cho đến những năm tháng chiến tranh ác liệt. Và khi đất nước hòa bình, người lính ấy đã hy sinh, mãi nằm lại nơi chiến trường không thể trở về quê hương. Tác giả đã khắc họa hình ảnh người lính đầy chân thực, sống động. Khi mới vào vào chiến trường, họ là những chàng trai chưa một lần yêu; cà phê chưa uống; vẫn còn mê thả diều. Tuy tuổi đời còn rất trẻ, vẫn chưa có nhiều trải nghiệm, tính cách nhân hậu nhưng lại thật dũng cảm, có lí tưởng và giàu lòng yêu nước. Chiến tranh khốc liệt đã cướp đi mạng sống của họ, nhưng tình cảm mà đồng đội và nhân dân dành cho họ vẫn còn mãi. Đối với đồng đội, người lính đã trở thành “ngọn lửa” để “bạn bè mang theo”. Họ luôn cùng sát cánh bên nhau trong mọi hoàn cảnh. Đối với nhân dân, người lính chính là những bậc anh hùng, đáng ngưỡng mộ và tự hào. Dù họ đã nằm lại nơi chiến trường, nhưng nhân dân vẫn luôn nhớ đến, trân trọng. Có thể nói, “Đồng dao mùa xuân” mang ý nghĩa biểu tượng chính là bài đồng dao về người lính, về sự bất tử của các anh đối với đất nước.
Mẫu số 4
Bài thơ “Đồng dao mùa xuân” của Nguyễn Khoa Điềm viết về người lính đã đem đến cho tôi nhiều ấn tượng. Từng câu thơ đọc lên giống như một trang nhật kí về cuộc đời của người lính từ lúc họ mới vào chiến trường, chiến đấu rồi hy sinh. Khi mới vào chiến trường, họ vẫn còn là những chàng thanh niên hồn nhiên, chưa một lần yêu, cà phê vẫn chưng uống và còn mê thả diều. Dù vậy, thì tấm lòng nhiệt huyết cách mạng vẫn cháy trong trái tim của họ. Những năm chiến tranh khốc liệt, họ chiến đấu và hy sinh, thân xác nằm lại nơi chiến trường, kỉ vật còn lại chỉ là chiếc ba lô con cóc. Dù đã hi sinh, nhưng đồng đội vẫn nhớ đến họ với niềm thương cảm, xót xa. Còn với nhân dân, người lính đã trở thành một tượng đài bất tử, đáng ngưỡng mộ, trân trọng. Với bài thơ này, tác giả đã ngợi ca, bộc lộ lòng biết ơn những người lính trẻ đã dâng hiến mùa xuân cuộc đời mình kết thành những mùa xuân vĩnh cửu cho dân tộc, đất nước. Như vậy, “Đồng dao mùa xuân quả” là một bài thơ giá trị viết về người lính cụ Hồ.
Trường Hải Tiến Giang sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Đồng dao mùa xuân.