asd
Trang chủPháp LuậtVay tiền không trả thì có bị truy cứu trách nhiệm hình...

Vay tiền không trả thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Hiện nay, nền kinh tế đang bị suy thoái trầm trọng, nhiều người rơi vào tình cảng khó khăn, túng thiếu dẫn đến việc phải vay nợ nhưng không có khả năng trả. Vậy câu hỏi đặt ra là nếu vay tiền không trả thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không, hãy cùng Luật Minh Gia tìm hiểu.

1. Vay tiền không trả thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Điều 466 Bộ luật dân sự 2015, bên vay tài sản là tiền phải trả đủ tiền khi đến hạn trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Theo đó, khi đến hạn trả nợ có thể xay ra hai trường hợp sau:

Trường hợp 1: bên vay không trả được nợ do không có khả năng chi trả, không có dấu hiệu bỏ trốn hay dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản, không dùng tài sản vào mục đích bất hợp pháp thì đây được xác định là tranh chấp dân sự. Bên cho vay có thể khởi kiện đòi tài sản tại Tòa án có thẩm quyền.

Trường hợp 2: bên vay không trả nợ mà dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời hạn mà có đủ điều kiện, khả năng nhưng có tình không trả, hoặc dùng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017 cụ thể như sau:“1. Người nào làm một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã dùng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản…”

Mức hình phạt cao nhất mà người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là 20 năm tù.

2. Câu hỏi tư vấn

Nội dung câu hỏi: Tôi cho vay lãi là 3%/ tháng, bà H vay tiền của tôi là 370.000.000 đồng, viết giấy tay và có cầm cố hộ khẩu gốc, cmnd gốc, ca vẹt xe lead gốc, và cà vẹt xe siriur gốc, hẹn tháng 4/2023 trả, nhưng đến ngày đó chỉ trả tiền lãi và khất sẽ trả gốc từ từ, T5/2023 thì không trả tiền lãi cho tôi nữa. Tôi đã đến nhà đòi rất nhiều lần và khất rồi cũng không trả. Nay tôi phải làm sao? T11/2023 thì bà H đã chuyển trường học cho con của bà ấy đến nơi khác nên tôi rất lo. Xin luật sư tư vấn cho tôi biện pháp tốt nhất.

1. Tôi phải làm sao để lấy lại được số tiền. Trong đó bà H vay tiền của tôi nói là mua rẫy nhưng lại không mua thì bà H có vi phạm không và vi phạm như thế nào?

2. Trường hợp bà H đang nợ tiền của tôi mà chuyển đi như vậy thì có vi phạm không?

3. Bà H mượn lại 2 cà vẹt xe mà không trả lại cho tôi thì có vi phạm không?

4. Tôi có vi phạm gì không? 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn của mình đến Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, để lấy lại số tiền bạn đã cho vay cùng với tiền lãi bạn có thể gửi đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân nơi bà H đang cư trú để yêu cầu giải quyết.

Tuy nhiên, việc bạn cho vay với lãi suất 3%/tháng vượt quá mức lãi suất mà pháp luật cho phép theo Điều 468 Bộ luật dân sự 2015:

“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực”. Như vậy, Tòa án chỉ chấp nhận yêu cầu khởi kiện với mức lãi suất là 20%/năm, tương đương với 1,67%/tháng. Do vậy, khi khởi kiện ra Tòa án bạn chỉ được tính lãi suất là 1,67%/tháng.

Thứ hai, hành vi của bà H vay tiền bạn nói là mua rẫy nhưng lại không mua có thể cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017. Nếu có căn cứ cho rằng việc bà H nói dối vay tiền của bạn để mua rẫy nhưng sau đó dùng thủ đoạn gian dối không mua rẫy; hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều, khả năng nhưng cố tình không trả; hoặc dùng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp thì bà H có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với khung hình phạt mà bà H có thể phải đối mặt là phạt từ từ 5 năm đến 12 năm.

Thứ ba, về quyền đi lại của bà H. Hiến pháp có quy định:“Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú trong nước…” Vì thế khi chưa có quyết định từ phía cơ quan có thẩm quyền về việc hạn chế quyền đi lại của bà H thì bà H có quyền được chuyển đến nơi khác mặc dù đang vay tiền của bạn. Nếu có căn cứ bà H chuyển đi nơi khác vì mục đích chiếm đoạt số tiền vay bạn có thể làm đơn tố giác tội phạm gửi đến cơ quan có thẩm quyền để xem xét, xử lý.

Thứ tư, việc bà H mượn lại 2 cà vẹt xe mà không trả lại cho bạn là vi phạm nghĩa vụ của người cầm cố, bạn có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết.

Thứ năm, xử lý hành vi cầm cố của bà H và hành vi nhận cầm cố của bạn.

Hành vi cầm cố của bà H và hành vi nhận cầm cố sổ hộ khẩu gốc, cmnd gốc của bạn là hành vi bị pháp luật cấm, sẽ bị xử phạt hành chính theo nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:

Điểm g, khoản 2 Điều 9 quy định hành vi cầm cố, nhận cầm cố, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ, tài liệu về cư trú sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Điểm c, khoản 4 Điều 10 quy định hành vi thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố giấy chứng minh nhân dân, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

Hiện nay, nền kinh tế đang bị suy thoái trầm trọng, nhiều người rơi vào tình cảng khó khăn, túng thiếu dẫn đến việc phải vay nợ nhưng không có khả năng trả. Vậy câu hỏi đặt ra là nếu vay tiền không trả thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không, hãy cùng Luật Minh Gia tìm hiểu.

Sending
User Review
0 (0 votes)

RELATED ARTICLES