asd
Trang chủGiáo DụcVăn mẫuVăn mẫu Em hãy viết báo cáo kết quả nghiên cứu về...

Văn mẫu Em hãy viết báo cáo kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thức thơ Đường luật qua một số bài thơ trung đại đã học

Bài văn mẫu Em hãy viết báo cáo kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thức thơ Đường luật qua một số bài thơ trung đại đã học được mô tả đầy đủ dưới đây các em hãy cùng tham khảo để nâng cao khả năng viết văn nhé.

Đề bài: Em hãy viết báo cáo kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thức thơ Đường luật qua một số bài thơ trung đại đã học

Văn mẫu Em hãy viết báo cáo kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thức thơ Đường luật qua một số bài thơ trung đại đã học

Bài văn mẫu Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề

I. Dàn ý Em hãy viết báo cáo kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thức thơ Đường luật qua một số bài thơ trung đại đã học

1. Phần mở đầu

– Nêu vấn đề (đề tài) được chọn để nghiên cứu.

– Lý do, mục đích và phương pháp nghiên cứu.

Gợi ý:

+ Lý do, mục đích chọn đề tài: Nghiên cứu về đặc điểm hình thức thơ Đường luật qua một số bài thơ trung đại đã học tạo tiền đề cho việc tìm hiểu sự cách tân trong thơ Nôm Đường luật Việt Nam sau này.

+ Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích lịch sử, phương pháp so sánh, thống kê,…

2. Phần nội dung

Gợi ý:

– Giới thiệu các bài thơ Đường luật đã học.

– Phân tích bố cục chung của các thể thơ: thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt,…

=> Xem dàn ý chi tiết TẠI ĐÂY

van mau em hay viet bao cao ket qua nghien cuu ve dac diem hinh thuc tho duong luat qua mot so bai tho trung dai da hoc 2

II. Bài văn mẫu Em hãy viết báo cáo kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thức thơ Đường luật qua một số bài thơ trung đại đã học

A. Mở bài

1. Lý do lựa chọn đề tài

Thơ Đường luật là một thể loại thơ phổ biến trong văn học các nước khu vực văn hóa Đông Á thời trung đại (bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam). Thơ Đường luật chú trọng đối với nghệ thuật đối khá đa dạng. Thể loại này có quy tắc phức tạp và chặt chẽ thể hiện ở: luật, niêm, vần, đối và bố cục. Tìm hiểu đặc điểm hình thức thơ Đường luật là cơ sở giúp ta khám phá sự đổi mới, cách tân của thơ Nôm Đường luật của Việt Nam sau này.

2. Mục đích và phương pháp nghiên cứu

a. Mục đích nghiên cứu:

+ Nghiên cứu đặc điểm hình thức thơ Nôm Đường luật tạo tiền đề khám phá sự đổi mới, cách tân của thơ Nôm Đường luật của Việt Nam.

b. Đối tượng nghiên cứu:

+ Những bài thơ Đường luật đã học: Bánh trôi nước, Qua đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà, Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn,…

+ Đặc điểm hình thức thơ Đường luật.

c. Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp phân tích, so sánh.

+ Phương pháp tổng hợp, khái quát.

B. Nội dung nghiên cứu

1. Phân loại các bài thơ Đường luật trong chương trình Ngữ văn THCS và THPT theo thể loại.

Trong chương trình Ngữ văn THCS và THPT, những bài thơ Đường luật được đưa vào sách giáo khoa chủ yếu thuộc ba thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật, thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật. Chúng ta có thể phân loại các bài thơ Đường luật được học trong nhà trường theo thể thơ như sau:

– Thơ thất ngôn bát cú Đường luật: “Bạn đến chơi nhà – Nguyễn Khuyến”, “Cảm xúc mùa thu – Đỗ phủ”, ”Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan”, “Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến”.

– Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật: “Sông núi nước Nam – chưa rõ tác giả”, “Rằm tháng giêng – Hồ Chí Minh”, “Thiên trường vãn vọng – Trần Nhân Tông”, “Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương”, “Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão”.

– Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật: “Phò giá về kinh – Trần Quang Khải”, “Tĩnh dạ tứ – Lý Bạch”, “Quốc tộ – Thiền sư Đỗ Pháp Thuận”.

2. Bố cục bài thơ Đường luật

Tìm hiểu bố cục bài thơ Đường luật sẽ giúp chúng ta tiếp cận gần hơn tới nội dung tác phẩm. Bài nghiên cứu chú trọng phân tích bố cục 3 thể loại thơ Đường luật học trong chương trình Ngữ văn THCS và THPT: thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt:

– Thất ngôn bát cú Đường luật: gồm có 4 phần: Đề (Câu 1, 2) – thực (Câu 3, 4) – luận (Câu 5, 6) – kết (Câu 7, 8).

– Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật: gồm 4 phần: Khai – thừa – chuyển – hợp.

– Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật: gồm 4 phần: Đề – thực – luận – kết.

3. Cách gieo vần

Cách gieo vần trong bài thơ Đường luật được tuân thủ chặt chẽ. Trong bài thơ thất ngôn bát cú, tác giả cần hiệp vần bằng ở tiếng cuối cùng câu 1, 2, 4, 6, 8, ví dụ trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến: Tác giả gieo vần “a” ở cuối các câu 1, 2, 3, 4, 8 lần lượt là: “nhà” – “xa” -“gà” – “hoa” – “ta”. Hay trong bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quanh, nhà thơ cũng gieo vần “a” ở các câu 1, 2, 4, 6, 8 lần lượt là: “tà” – “hoa” – “nhà” – “gia” – “ta”.

Đối với thể thất ngôn tứ tuyệt (thể tuyệt cú), nhà thơ chỉ gieo vần bằng duy nhất ở các câu 1, 2, 4, ví dụ trong bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão, ta có thể nhận thấy cách gieo vần này: “thu” – “ngưu” – “hầu”.

4. Đối

“Đối” trong thơ Đường luật được thể hiện một cách phong phú và đa dạng. Đặc biệt trong bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật, hai câu thực và câu luận thường đối nhau. Ngoài đối ý thơ, phép đối còn được thể hiện qua từ ngữ (từ loại), hình ảnh,… Nếu đối giữa hai vế trong một câu người ta gọi là “tiểu đối”. Đối giữa các câu thơ với nhau được gọi là “đại đối”. Căn cứ vào sự tương phản hay thuận chiều trong vế đối, người ta chia thành hai loại đối chính: đối tương phản và đối tương đồng.

5. Niêm, luật

“Niêm” trong bài thơ thất ngôn bát cú được quy định chặt chẽ: câu 1 niêm với câu 8, câu 2 niêm với câu 3, câu 4 niêm với câu 5 và câu 6 niêm với câu 7. Còn luật là sự đối nhau về bằng – trắc trong một liên. Trong câu thơ, tiếng thứ nhất, thứ ba và thứ năm không quá lưu ý đến bằng trắc. Tiếng hai, bốn, sáu phải đối về mặt âm thanh. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt tuân thủ quy định niêm, luật như thể thất ngôn bát cú.

Ví dụ: Niêm luật trong bài thơ “Qua đèo ngang” – Bà Huyện Thanh Quan

van mau em hay viet bao cao ket qua nghien cuu ve dac diem hinh thuc tho duong luat qua mot so bai tho trung dai da hoc 3

6. Sự sáng tạo về hình thức thơ Nôm Đường Luật

Tuy chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn học Trung Hoa trong những năm đất nước bị xâm lược, văn học Việt Nam vẫn luôn có sự kế thừa và sáng tạo riêng biệt. Tiêu biểu có thể kể đến là sự ra đời của thơ Nôm Đường luật. Bằng sự học hỏi, tiếp thu từ thơ Đường luật kết hợp với ngôn ngữ dân tộc, ông cha ta đã sáng tạo ra thể thơ này. Thơ Nôm Đường luật mặc dù vẫn tuân thủ quy định về hình thức của thơ Đường nhưng ở một số bài thơ đã có sự phá cách trong nhịp điệu, hình ảnh, từ ngữ,… Ví dụ như bài thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương đã có sự phá cách trong việc dùng hình ảnh, từ ngữ và hình thức niêm, luật. Một số bài thơ còn chêm xen những câu thơ lục ngôn cạnh những câu thơ thất ngôn.

C. Kết luận

Thơ Đường luật nói chung, luật tuyệt nói riêng, do sáng tác buộc phải tuân theo những quy định khắt khe về niêm, luật, vần, đối và cách bố cục, cho nên lựa chọn luật tuyệt tuy ưu thế là cô đọng, hàm súc, nhưng cũng hạn chế trong khả năng diễn tả cảm xúc, tâm tư theo những sửa đổi thời cuộc. Bài viết trên cơ sở chỉ ra những nét đặc trưng trong thi pháp thể loại của luật tuyệt, bước đầu tìm hiểu đặc điểm hình thức thơ Đường luật qua một số bài thơ Đường luật qua một số bài thơ trung đại đã học.

Bài văn mẫu Em hãy viết báo cáo kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thức thơ Đường luật qua một số bài thơ trung đại đã học được mô tả đầy đủ dưới đây các em hãy cùng tham khảo để nâng cao khả năng viết văn nhé.

Sending
User Review
0 (0 votes)

RELATED ARTICLES