asd
Trang chủPháp LuậtTư vấn về nghĩa vụ nộp chi phí thẩm định giá tài...

Tư vấn về nghĩa vụ nộp chi phí thẩm định giá tài sản.

Tôi có vướng mắc về việc thanh toán chi phí thẩm định giá trong tố tụng dân sự, cụ thể như sau:

Nội dung yêu cầu tư vấn: Kính chào luật sư! Tôi có một vấn đề thắc mắc, xin luật sư tư vấn giúp

Vừa qua gia đình tôi có vụ án tranh chấp tài sản thừa kế . Chúng tôi (5 con gái là nguyên đơn). 1 con trai và con dâu là bị đơn. Sau khi nộp đơn khởi kiện và  tòa thụ lí vụ án , có phần định giá tài sản. Chúng tôi có nộp tiền cho tòa án để thẩm định giá tài sản( gồm đất và nhà ở gắn liền trên đất) là 9 triệu đồng. Sau đó bị đơn (con trai và con dâu) không chịu với giá mà Cty thẩm định gíá đưa ra và yêu cầu 1 Cty thẩm định giá khác thẩm định lại( chỉ yêu cầu thẩm định lại đất) và có nộp 4 triệu đồng. Vậy cho hỏi , nếu chúng tôi thắng kiện thì số tiền mà chúng tôi nộp để thẩm định giá thì chúng tôi chịu hay là bị đơn chịu? Chân thành cám ơn luật sư nhiều!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Cty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy định tại điều 164 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có nội dung về nghĩa vụ định giá tài sản. 

“Trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản được xác định như sau:

1. Người yêu cầu định giá tài sản phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản.

2. Trường hợp các bên đương sự không thống nhất được về giá và cùng yêu cầu Tòa án định giá tài sản thì mỗi bên đương sự phải nộp một nửa tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản. Trường hợp có nhiều đương sự, thì các bên đương sự cùng phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản theo mức mà Tòa án quyết định.

3. Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 104 của Bộ luật này thì nguyên đơn, người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản.”

Điều 165. Nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản, thẩm định giá

“Trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản, thẩm định giá được xác định như sau:

1. Đương sự phải chịu chi phí định giá tài sản nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận.

2. Trường hợp yêu cầu Tòa án chia tài sản chung thì mỗi người được chia tài sản phải chịu phần chi phí định giá tài sản tương ứng với tỷ lệ giá trị phần tài sản mà họ được chia.

3. Trường hợp Tòa án ra quyết định định giá tài sản quy định tại điểm c khoản 3 Điều 104 của Bộ luật này thì nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản được xác định như sau:

a) Đương sự phải chịu chi phí định giá tài sản quy định tại khoản 1 Điều này nếu kết quả định giá chứng minh quyết định định giá tài sản của Tòa án là có căn cứ;

b) Tòa án trả chi phí định giá tài sản nếu kết quả định giá tài sản chứng minh quyết định định giá tài sản của Tòa án là không có căn cứ.

….”

Căn cứ theo quy định trên, thì bên nào yêu cầu thẩm định giá tài sản bên đó phải trả chi phí thẩm định giá. Tuy nhiên cần xác định việc định giá tại Cty định giá này được sự đồng ý của Tòa hay không. Bởi lẽ khi có căn cứ chứng minh sai phạm trong vấn đề định giá thì đương sự mới có quyền yêu cầu định giá lại. Do vậy, bên nguyên đơn có yêu cầu thẩm định giá tài sản thì nguyên đơn sẽ phải chịu chi phí định giá. Nếu bên bị đơn không đồng ý với kết quả định giá mà yêu cầu định giá lại và được Tòa án chấp nhận. Có 2 trường hợp đặt ra như sau:

TH1: kết quả định giá giống như ban đầu, thì bên bị đơn yêu cầu sẽ phải chịu chi phí thẩm định giá.

TH2: kết quả định giá không giống như ban đầu, thì bên nguyên đơn sẽ phải chịu chi phí thẩm định giá.

Trân trọng.

Tôi có vướng mắc về việc thanh toán chi phí thẩm định giá trong tố tụng dân sự, cụ thể như sau:

Sending
User Review
0 (0 votes)

RELATED ARTICLES