Các nhà biên kịch đều phải trải qua việc soạn thảo kịch bản và trước đây họ chủ yếu viết kịch bản giấy. Thế nhưng khi công nghệ xuất hiện thì xu hướng chuyển đổi sang kịch bản điện tử đã phổ biến hơn, chúng không chỉ giúp tiết kiệm kinh phí mà còn thuận tiện cho việc chia sẻ. Ngoài ra, các phần mềm viết kịch bản cũng có một số chức năng cho phép các nhà biên kịch thỏa sức sáng tạo, thêm các phần bổ sung khi cần thiết hoặc chỉnh sửa một cách nhanh chóng. Đối với những người làm phim, soạn thảo kịch bản cho các bộ phim lớn thì họ vẫn sẽ chọn các phần mềm viết kịch bản chuyên dụng thay vì dùng phần mềm Notepad, Word,…
1. Trelby
Trang chủ: Trelby
Trelby luôn đứng đầu trong danh sách những phần mềm soạn thảo kịch bản trên máy tính Windows vì chúng không chỉ cung cấp một giao diện đơn giản mà còn rất hữu dụng trong mọi trường hợp. Không thiết kế giao diện nhiều chức năng, Trelby chỉ tập trung vào việc soạn thảo văn bản và sửa đổi văn bản một cách nhanh chóng thông qua bộ tool đánh dấu. Đối với những người hay sửa kịch bản, Trelby hỗ trợ họ đánh dấu những đoạn cần quan tâm và khi nhấn vào sẽ được chuyển đến đó ngay lập tức. Ngoài ra, Trelby còn cung cấp chức năng chia sẻ trực tuyến để bạn có thể làm kịch bản chung với nhiều người khác nhau mà không cần gặp mặt trực tiếp. Khi soạn thảo kịch bản hòa tất, bạn có thể chọn chế độ in để in ra giấy và gửi đến các diễn viên của mình.
2. Fade In
Trang chủ: Fade In
Fade In được biết đến là tool soạn thảo kịch bản nhóm tốt nhất trên thị trường hiện nay nhờ chức năng chia sẻ. Đối với những nhóm làm chung kịch bản, họ chỉ cần liên kết các tài khoản lại với nhau và toàn bộ các dữ liệu sẽ được liên kết tương đồng. Đây chính là hiệu quả lớn nhất của nền tảng soạn thảo kịch bản Online, ngoài ra chúng còn có khả năng sao lưu, backup đa dụng với các nền tảng Google Drive, One Drive, Dropbox,… Tuy nhiên, để dùng được hết tất cả các chức năng trên Fade In thì bạn sẽ phải bỏ ra một khoản tiền để mua tài khoản nâng cấp, nếu không bạn chỉ có thể dùng được các chức năng cơ bản trên Fade In. Trong trường hợp bạn là một nhà biên kịch lớn và số lượng kịch bản làm rất nhiều thì Fade In là sự lựa chọn hàng đầu.
3. Page2Stage
Trang chủ: Page2Stage
Page2Stage đã được ra mắt cách đây từ khá lâu và đến hiện tại đã không nhận được nhiều bản cập nhật (Update) chức năng mới. Thế nhưng, bộ tool sẵn có trên Page2Stage vẫn đủ để đáp ứng tất cả các nhu cầu soạn thảo kịch bản, nội dung,… trên máy tính. Điều đặc biệt, Page2Stage là một phần mềm mã nguồn mở và hoàn toàn không tính phí trên thị trường. Điểm nổi bật nhất của Page2Stage đó chính là khả năng phân tách văn bản, dùng song song nhiều cửa sổ soạn thảo cùng một lúc để giúp bạn tạo câu thoại, lời thoại ngay trực tiếp mà không cần phải đánh dấu. Bên cạnh đó, Page2Stage cũng hỗ trợ in ấn trực tiếp trên phần mềm với nhiều bộ lọc chế độ in khác nhau.
4. Microsoft Word
Microsoft Word không đơn thuần là một ứng dụng soạn thảo văn bản mà chúng còn là một ứng dụng soạn thảo đa dụng trong mọi trường hợp. Bất kỳ công việc gì có liên quan đến ký tự, chữ, số… thì Word đều có thể xử lý một cách nhanh chóng và hiệu quả. Thế nhưng, Word vẫn còn một số nhược điểm nhất định khi soạn thảo kịch bản, tuy nhiên chúng có thể khắc phục một cách đơn giản thông qua thói quen soạn thảo. Đối với những người phải làm việc kịch bản trên nhiều máy tính khác nhau thì Microsoft Word là sự lựa chọn hàng đầu do chúng tương thích rất tốt và hiệu quả tương thích rất cao với nhiều nền tảng khác nhau trên máy tính.
5. Kit Scenarist
Trang chủ: Kit Scenarist
Kit Scenarist hướng đến đối tượng soạn thảo kịch bản chuyên nghiệp với số lượng nhập liệu rất lớn. Phần mềm Kit Scenarist cung cấp một loạt các tool soạn thảo mạnh mẽ và đáp ứng tốt cho tất cả các nhu cầu soạn thảo từ cơ bản tới nâng cao. Điểm sáng lớn nhất của Kit Scenarist chính là giao diện đẹp, chức năng đầy đủ và mọi thứ đều được tối ưu hóa cho việc soạn thảo. Bên cạnh đó, Kit Scenarist cũng cung cấp các chức năng làm việc nhóm, làm việc theo cộng đồng để các văn bản có thể chia sẻ được cho nhau và dễ dàng chỉnh sửa một cách nhanh chóng.
Trong bài viết này, Trường Hải Tiến Giang đã giới thiệu đến các bạn Top những phần mềm soạn thảo kịch bản tốt nhất trên thị trường hiện nay. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!