Ẩm thực Hà Nội đã tồn tại qua nhiều thế kỷ, được lưu truyền từ đời này sang đời kia, tạo nên hương vị đặc trưng. Và đã có rất nhiều cuốn sách viết về ẩm thực Hà Nội. Trong bài viết này Trường Hải Tiến Giang xin gửi đến bạn các cuốn sách viết về ẩm thực Hà Nội hay và lôi cuốn nhất
Món ăn Hà Nội – Hà Nội Cuisine
Người Hà Nội rất sành ăn uống, đặc biệt họ rất tinh tế trong nấu nướng, chế biến món ăn, dù là những món đơn giản, dân dã, nguyên liệu dễ kiến, dễ tìm. Món ăn Hà Nội không chỉ ngon từ cách chế biến, mà còn tinh tế từ việc nêm nếm gia vị, nước chấm cho đến bày biện sao cho đẹp mắt.
Người Hà Nội không có phong cách ăn tục, uống phàm, xô bồ ầm ĩ, mà tinh tế, thanh nhã. Tính cách này thể hiện rất rõ trong cách nấu nướng của các bà, các chị, các mẹ người Hà Nội. Chẳng thế mà trong cuốn Món ăn Hà Nội – Hà Nội Cuisine của bà Nguyễn Mai Dung, một người phụ nữ Hà Nội, bà từng chia sẻ: “Những hướng dẫn ở đây là rút ra từ kinh nghiệm nấu nướng hàng ngày của bản thân, của ông bà cha mẹ: các món ăn đều không dùng mì chính, mà dùng nước mắm, tôm, cua, cá và các loại rau củ quả theo mùa để làm ngọt nướ Tỉ lệ nguyên liệu trong từng món ăn là tính cho từng món, phần còn lại như sự gia giảm các nguyên liệu, cách bày biện cho phù hợp với số người ăn là tùy vào sự sáng tạo và khéo léo của các bà nội trợ”.
Link mua sách: https://tiki.vn/mon-an-ha-noi-ha-noi-cuisine-p550527.html
Món ăn Hà Nội – Hà Nội Cuisine
Món ăn Hà Nội – Hà Nội Cuisine
Miếng ngon Hà Nội
Miếng Ngon Hà Nội là tác phẩm bút ký xuất sắc của nhà văn Vũ Bằng, một nhà văn người Hà Nội gốc và rất sành về các món ăn Hà Nội. Tác phẩm được viết tại Hà Nội vào mùa thu 1952, sửa chữa và viết thêm tại Sài Gòn năm 1956, 1958, 1959. Cuốn truyện tập trung giới thiệu các món ăn đặc sản của Hà Nội cũng như cảm nhận, tâm tình và kỷ niệm của tác giả với Hà Nội thông qua các món ăn.
Mỗi món ăn là một thiên bút ký, 15 món trong sách Miếng Ngon Hà Nội được nhà văn mô tả chăm chút, kỹ lưỡng, đều là các món “quốc hồn, quốc túy” mà bao thế hệ người Hà Nội đều mê, đều thèm: đầu bảng là phở bò, rồi phở gà, bánh cuốn, bánh đúc, bánh khoái, bánh Xuân Cầu, cốm Vòng, rươi, ngô rang, khoai lùi, gỏi, quà bún, chả cá! Tất cả đã làm nên diện mạo ẩm thực Hà Nội, làm nên hương vị cuộc sống truyền đời.
Link mua sách: https://tiki.vn/mieng-ngon-ha-noi-p417334.html?
Miếng ngon Hà Nội
Miếng ngon Hà Nội
A đây rồi Hà Nội 7 món
A đây rồi Hà Nội 7 món là tuyển tập những bài viết của nhà văn Trần Chiến về Hà Nội trong ngót 30 năm qua với biết bao đổi thay. Cuốn sách có thể khiến nhiều người đang sống ở Hà Nội giật mình nhìn lại bản thân và Hà Nội mà mình đang sống. Tác giả đã vẽ lại Hà Nội dưới nhiều màu sắc, góc nhìn. Ở đó, có một Hà Nội đáng thương – một Hà Nội nhốn nháo, ồn ào, đông đúc. Trần Chiến vẽ nên “sương phố, mặt người” Hà Nội bằng một giọng văn điềm đạm quen thuộc.
Có lẽ, chính vì phong cách sống từ tốn, chậm rãi giữa một Hà Nội nhộn nhịp, vội vã đã giúp cho nhà văn có cái nhìn sâu sắc, chiêm nghiệm nhưng cũng đầy hóm hỉnh về Hà Nội. Nhưng trên hết, là một tấm lòng với Hà Nội. Chính ở điểm này, thông qua các tác phẩm về Hà Nội, nhà văn Trần Chiến đã được trao giải thưởng “Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội, năm 2015″.
Nhà văn Trần Chiến là con trai của nhà sử học nổi tiếng Trần Huy Liệu, cháu ngoại của học giả Nguyễn Văn Ngọc. Ông là người con duy nhất trong gia đình theo nghiệp văn chương của cha. Tập truyện ngắn Con bụi và tập tiểu thuyết Đèn vàng của ông đã hai lần giành giải thưởng của hội Văn học nghệ thuật và hội Nhà văn. Tiểu thuyết Bốn chín chưa qua được giải thưởng Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam.
Link mua sách: https://www.fahasa.com/a-day-roi-ha-noi-7-mon-356606.html?
A Đây Rồi Hà Nội 7 Món
A Đây Rồi Hà Nội 7 Món
Người Hà Nội: Chuyện ăn, chuyện uống một thời
Bước vào những trang sách của Người Hà Nội: chuyện ăn, chuyện uống một thời tựa như ngược dòng thời gian về những năm đầu của thế kỷ 20, để hồi tưởng, để khám phá một thời, người Hà Nội đã ăn uống, chế biến và sáng tạo ẩm thực ra sao, đã “đối xử” thế nào (cự tuyệt, đón nhận, hay thậm chí “đồng hóa”) với những màu sắc ẩm thực mới lạ du nhập vào Thủ đô qua các luồng “di cư”, giao lưu Đông – Tây, Nam – Bắc.
Sự kết hợp giữa trải nghiệm cá nhân của một người sinh ra, lớn lên tại Hà Nội với sự tìm hiểu tỉ mỉ, kỹ càng của một nhà nghiên cứu từ những văn bản, hiện vật khảo cổ học đến tư liệu “sống” – là các cụ ông, cụ bà thế hệ trước đã đem đến cho độc giả một cuốn sách đầy ắp tư liệu mà vẫn sống động, vẫn rất “đời”. Tất cả để chúng ta cảm nhận được “chiều sâu” của ẩm thực Hà Nội, của bản sắc văn hóa Hà Nội trong suốt thế kỷ 20 đầy biến động
Link mua sách: https://tiki.vn/nguoi-ha-noi-chuyen-an-chuyen-uong-mot-thoi-p139524460.html
Người Hà Nội: Chuyện ăn, chuyện uống một thời
Người Hà Nội: Chuyện ăn, chuyện uống một thời
Hà Nội – Quán xá phố phường
Cuốn sách là tập tản văn các bài viết về những điều bình dị ở Hà Nội. Chia thành 2 phần chính là phố phường với những con phố thân thuộc, gắn với những câu chuyện lịch sử như Đê La Thành, Hàng Đào, Hàng Ngang, không diêm dúa, đẽo gọt mà cố gắng mô tả, cung cấp thông tin vừa đủ để độc giả hình dung được khung cảnh và nhân vật, sự kiện đôi khi đã mờ khuất trong xa vắng đến những món ngon truyền thống đến nay vẫn còn giữ nguyên vẹn hương vị trong tâm trí người thưởng thức như bánh rán, bún ốc, bún cá, phở bò,…
Một nét khắc họa sâu hơn chân dung của thành phố nghìn năm tuổi của Uông Triều giữa muôn bức họa đã ra đời trước đây nhưng cũng không làm vơi đi nguồn cảm hứng nơi anh. Viết về Hà Nội, đọc về Hà Nội biết bao nhiêu cho chán. Từng bước, từng bước anh dẫn dắt người ta đến cầu Long Biên “là con đường đi lại mưu sinh của nhiều người lao động” và chỉ cần “nhìn hướng di chuyển của dòng người là biết bên nào là trung tâm thành phố”; giới thiệu một “người đàn bà trung niên quê Nam Định bán hàng miến trộn, bún riêu” trên phố Phan Đình Phùng và không xa là “hàng đậu phú mắm tôm của người đàn bà quê Thái Bình”; bắt tay làm quen “một ông cụ râu tóc bạc phơ, giữa mùa đông mà vẫn đánh trần, quần đùi áo cộc gánh nước tưới rau” ở phía sau chùa Láng…
Những thâu nhận ít nhiều sâu lắng đó, và hẳn cũng là thế mạnh của người viết đã khéo léo đẩy đưa làm cho ta khó lòng mà dừng bước nếu chưa đi đến trang cuối của cuốn sách. Những câu trích trong tác phẩm: – Hồ Tây vọng lên trong tâm tưởng người Hà Nội như một nơi lưu giữ những kỉ niệm. Tôi đã từng đi xe cả một ngày quanh hồ chỉ để ngắm nhìn, quan sát cảnh vật. Một khoảng lặng mênh mang, thơ mộng và đằm sâu văn hóa. Hồ Tây là thiên nhiên hoa cỏ, là cá tôm chim trời, là cuộc sống muôn màu trong lòng thành phố có nghìn năm tuổi… – Hà Nội phố nhiều, ngõ nhiều.
Link mua sách: https://tiki.vn/sach-ha-noi-quan-xa-pho-phuong-p91985942.html?
Hà Nội – Quán Xá Phố Phường
Hà Nội – Quán Xá Phố Phường
Hà thành hương xưa vị cũ (Tập 1) – Ký ức từ căn bếp phố cổ
Hà thành hương xưa vị cũ (tập 1) được viết dưới góc nhìn và những trải nghiệm của một người phụ nữ Hà thành, vì vậy những trang viết trong cuốn sách đều gắn liền với những ký ức, kỷ niệm từ nhỏ cho tới lớn của tác giả. Nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung – người phụ nữ Hà Nội sống trong thời bao cấp, khó khăn, được lớn lên từ những lời dạy về nếp sống nếp ăn của người bà, người mẹ, người dì. Từ cách lựa chọn thực phẩm, cách chế biến các món ăn cho tới việc nêm nếm, thời gian nấu từng món để mỗi món ăn khi hoàn thành đều đạt được độ ngon và tạo được sự hòa quyện của các nguyên liệu.
Điều đặc biệt nhất trong Hà thành hương xưa vị cũ (tập 1) có lẽ là mỗi món ăn, món uống đều gắn liền với căn bếp phố cổ – nơi tác giả sinh ra và lớn lên; nơi có không khí ấm cúng của tình thương gia đình; có những lời dạy dỗ của người cha nghiêm ngắn và những nền nếp, quy định của người bà, người mẹ tảo tần, trọng lễ nghĩa, trọng nữ công gia chánh.
Link mua sách: https://tiki.vn/ha-thanh-huong-xua-vi-cu-tap-1-ky-uc-tu-can-bep-pho-co-p214611405.html
Hà thành hương xưa vị cũ
Hà thành hương xưa vị cũ
Hà thành hương xưa vị cũ (Tập 2) – Món ngon từ làng ra phố
Hà thành hương xưa vị cũ (tập 2) là cuốn sách khảo cứu chi tiết, tỉ mỉ về các món ăn đặc trưng của mảnh đất kinh kỳ. Ở tập 2, tác giả đi sâu hơn vào việc mô tả từng món ăn gắn liền với người Hà Nội xưa, một số món ăn đặc sản của từng vùng có lẽ đã bị quên lãng như: bánh sấy làng Vẽ, bánh nhót làng Triều Khúc, bánh chưng Tranh Khúc, măng mực Bát Trà được tái hiện lại qua từng dòng hoài niệm của một nhà báo khao khát phục dựng lại các món đặc sản nổi tiếng một thời. Bên cạnh các món ăn, tác giả còn gợi nhắc về các loại gia vị như: mắm tép, tương Cự Đà.
Hà thành hương xưa vị cũ (tập 2) đã bày ra trước mắt bạn đọc một mâm cỗ sách từ các món ăn chính đến các món ăn phụ cuối thu đầu đông như xôi sắn. Các món trải rộng qua các mùa xuân, hạ, thu, đông, có thể kể đến như: canh rau sắng chùa Hương mỗi dịp mùa xuân tới, vịt dấm ghém vào mùa vịt đuổi đồng mỗi mùa hè oi nóng, cốm chiêm mùa thu và xôi xắn cuối thu đầu đô.
Link mua sách: https://tiki.vn/ha-thanh-huong-xua-vi-cu-tap-2-mon-ngon-tu-lang-ra-pho-p214611403.html
Hà thành hương xưa vị cũ (Tập 2) – Món ngon từ làng ra phố
Hà thành hương xưa vị cũ (Tập 2) – Món ngon từ làng ra phố
Trên đây là các Cuốn sách hay viết về ẩm thực Hà Nội hay và lôi cuốn nhất mà Trường Hải Tiến Giang muốn giới thiệu đến bạn. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn.