Trong chương trình Ngữ Văn 11, với bài học Luyện tập thao tác lập luận phân tích, học sinh cần soạn như thế nào? Dưới đây, Trường Hải Tiến Giang đã sưu tầm và tổng hợp được những bài soạn Luyện tập thao tác lập luận phân tích dành cho các bạn học sinh lớp 11 cùng tham khảo.
Bài soạn tham khảo số 1
Câu 1 (trang 43 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau và đều ảnh hưởng tới kết quả học tập, làm việc
a, Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự ti:
– Khái niệm: Tự ti là đánh giá thấp bản thân nên thiếu tự tin
– Biểu hiện:
+ Không dám tin vào năng lực, sở trường, hiểu biết bản thân
+ Nhút nhát, thu mình
+ Không dám đương đầu với nhiệm vụ, thử thách
– Tác hại của thái độ tự ti
b, Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự phụ
+ Luôn đề cao quá mức bản thân
+ Không chịu thừa nhận khả năng, tài năng của người khác
+ Khi làm được điều đó lớn lao thì còn tỏ ra coi thường người khác
– Tác hại của tự phụ
Biện pháp
+ Cần xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để phát huy được những điểm mạnh khắc phục điểm yếu
+ Cần có thái độ sống tự tin và khiêm tốn
+ Hoàn thiện bản thân cả về nhân cách và học thức
Câu 2 (trang 43 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Viết lập luận phân tích hình ảnh sĩ tử, quan trường:
“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ
Ậm ọe quan trường miệng thét loa”
– Nghệ thuật dùng từ ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc: lôi thôi, ậm ọe
– Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp nhằm nhấn mạnh dáng điệu và hành động của sĩ tử, quan trường
– Nêu cảm nghĩ chung về cảnh thi cử trường ốc ngày xưa
Có thể viết bài văn tổng – phân- hợp theo:
– Giới thiệu hai câu thơ và định hướng phân tích
– làm phân tích cụ thể nghệ thuật từ ngữ, đối lập, đảo ngữ
– Nêu cảm nghĩ về cách thi cử dưới thời phong kiến
Hình minh họa
Hình minh họa
Bài soạn tham khảo số 2
Câu 1 (trang 43 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
– Tự ti
+ Giải nghĩa: tự ti là thói quen sống mặc cảm về bản thân, không dám thể hiện, bày tỏ chính mình.
+ Biểu hiện của tự ti: Ngại bày tỏ ý kiến, không dám tranh luận, ngại chia sẻ về bản thân mình.
+ Tác hại: Người tự ti sẽ ngày càng bị mọi người xa cách, xem nhẹ, không khám phá được hết khả năng của bản thân, không có cơ hội phát triển, thành công,…
+ Giải pháp: Sống tự tin là chính mình, trau dồi bản thân về mọi mặt, hòa đồng với mọi người.
– Tự phụ
+ Giải nghĩa: tự phụ là thói quen sống quá tự tin vào bản thân, cho rằng mình là nhất, mình luôn đúng.
+ Biểu hiện của tự phụ: Xem thường người khác, không lắng nghe ý kiến của người khác, bảo thủ.
+ Tác hại: Người tự phụ không có được sự đồng cảm, đồng tình của mọi người, không nhận ra khiếm khuyết của bản thân, dễ mắc sai lầm,…
+ Giải pháp: Phải biết khiêm tốn, biết học hỏi xung quanh, lắng nghe ý kiến của mọi người,…
Câu 2 (trang 43 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Hình ảnh sĩ tử và quan trường:
+ Lôi thôi, âm ọe: hai từ láy gợi hình, diễn tả dáng vẻ lếch thếch, luộm thuộm, không đứng đắn, không đáng tin cậy.
+ Biện pháp đảo trật tự từ: tình từ (lôi thôi, ậm ọe) đứng trước danh từ (sĩ tử, quan trường), vai đeo lọ, miệng thét loa -> nhấn mạnh sự bất thường, sự trái ngược với truyền thống.
+ Hình ảnh vai đeo lọ, miệng thét loa: trường thi nhốn nháo như một cái chợ, không còn vẻ quy củ, nề nếp, trọng đại.
+ Cảm nhận về cảnh thi cử: trường thi là một trong những biểu hiện của xã hội ô hợp, nhố nhăng của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu, thể hiện thái độ căm ghét của tác giả.
Hình minh họa
Hình minh họa
Bài soạn tham khảo số 3
Câu 1 (trang 43 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng không tốt tới kết quả học tập và công tác. Lập luận phân tích những biểu hiện và tác hại của hai căn bệnh nói trên.
Gợi ý
a, Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự ti:
– Giải thích khái niệm: Tự ti là đánh giá thấp mình nên thiếu tự tin. Tự ti hoàn toàn khác với khiêm tốn.
– Những biểu hiện của tự ti:
+ Không dám tin tưởng và năng lực, sở trường, sự hiểu biết,… của mình.
+ Nhút nhát, tránh những chỗ đông người.
+ Không dám mạnh dạn đảm nhận những nhiệm vụ được giao.
– Tác hại của thái độ tự ti
b, Những biểu hiện của thái độ tự phụ
– Giải thích khái niệm: Tự phụ là thái độ đề cao quá mức bản thân, tự cao, tự đại đến mức coi thường người khác. Tự phụ khác với tự hào.
– Những biểu hiện của thái độ tự phụ:
+ Luôn đề cao quá mức bản thân.
+ Luôn tự cho mình là đúng.
+ Khi làm được một việc gì đó lớn lao còn tỏ thái độ coi thường người khác.
– Tác hại của tự phụ.
c, Xác định thái độ sống hợp lí: cần phải biết đánh giá đúng bản thân để phát huy được hết những điểm mạnh cũng như có thể khắc phục được những điểm yếu.
Câu 2 (trang 43 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Phân tích hình ảnh sĩ từ và quan trường qua hai câu thơ:
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ
Ậm ọe quan trường miệng thét la
(Trần Tế Xương – Vịnh khoa thi Hương)
Gợi ý:
– Nghệ thuật dùng từ ngữ giàu hình tượng và cảm xúc qua các từ: lôi thôi, ậm ọe.
– Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp nhằm nhấn mạnh vào dáng điệu và hành động của sĩ tử và quan trường.
– Sự đối lập giữa sĩ tử và quan trường.
– Nêu cảm nghĩ chung về cách thi cử trường ốc ngày xưa.
Hình minh họa
Hình minh họa
Bài soạn tham khảo số 4
Bài 1 (trang 43 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
a. Những biểu hiện của thái độ tự ti và tự phụ
– Biểu hiện của thái độ tự ti :
+Luôn tự coi mình là kém cỏi, không bằng mọi người
+Mặc cảm e dè, không dám phấn đấu, không dám vươn lên
-Biểu hiện của thái độ tự phụ:
+tự coi mình là hơn người, giỏi giang, không ai bằng mình.
+Kiêu ngạo, coi thường mọi người, chỉ nghĩ đến bản thân.
b. Tác hại của tự ti và tự phụ :
-Tự ti: Dễ xa lánh mọi người, ít có điều kiện học tập để tiến bộ, tự mình làm mất đi ý chí tiến thủ, sống không hòa hợp với tập thể và cộng đồng.
-Tự phụ: Khó gần mọi người, dễ nảy sinh chủ quan, không ọc hỏi được tập thể để tiến bộ, dễ bị cô lập do lối sống ích kỉ, không hòa hợp với cộng đồng.
c. Khẳng định một thái độ sống hợp lí:
Sống phải hòa hợp với mọi người trong một quan hệ bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau, cùng chia sẻ với nhau, học hỏi nhau để cùng tiến bộ.
Bài 2 (trang 43 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Phân tích hình ảnh sĩ tử, quan trường:
a. Xác định các ý chính cần có:
– Nghệ thuật dùng từ lôi thôi, ậm ọe
+ Lôi thôi => từ láy tượng hình chỉ sự lôi thôi, luộm thuộm
+ ậm oẹ => từ láy tượng thanh chỉ âm thanh to vướng trong cổ họng nên nghe không rõ tiếng
– Phân tích nghệ thuật đảo trật tự cú pháp
+ Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ / Sĩ tử vai đeo lọ lôi thôi
+ ậm oẹ quan trường miệng thét loa / Quan trường miệng thét loa ậm oẹ
– Phân tích sự đối lập giữa 2 hình ảnh sĩ tử và quan trường
– Suy nghĩ về cách thi cử ngày xưa
b. Xác định cách lập luận: Tổng- phân- hợp
– Phân tích cụ thể nghệ thuật dùng từ ngữ, cú pháp, hình ảnh
– Nêu cảm nghĩ về cách thi cử ngày xưa và liên hệ cách thi cử ngày nay.
Hình minh họa
Hình minh họa
Bài soạn tham khảo số 5
Câu 1 (trang 43 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và công tác. Lập luận phân tích những biểu hiện và tác hại của hai căn bệnh nói trên.
Lời giải chi tiết:
a) Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự ti:
– Giải thích khái niệm: Tự ti là tự đánh giá thấp mình nên thiếu tự tin. Tự ti hoàn toàn khác với khiêm tốn.
– Những biểu hiện của thái độ tự ti:
+ Không dám tin tướng vào năng lực, sở trường, sự hiểu biết,… của mình.
+ Nhút nhát, tránh những chỗ đông người.
+ Không dám mạnh dạn đảm nhận những nhiệm vụ được giao.
– Tác hại của thái độ tự ti.
+ Bỏ lỡ cơ hội thể hiện bản thân
+ Thu hẹp khoảng cách giao tiếp với mọi người…
b) Những bỉểu hiện và tác hại của thái độ tự phụ:
– Giải thích khái niệm: Tự phụ là thái độ đề cao quá mức bản thân, tự cao, tự đại đến mức coi thường người khác. Tự phụ khác với tự hào.
– Những biểu hiện của thái độ tự phụ:
+ Luôn đề cao quá mức bản thân
+ Luôn tự cho mình là đúng.
+ Khi làm được một việc gì đó lớn lao thì thậm chí còn tỏ ra coi thường người khác.
– Tác hại của tự phụ.
+ Nhìn nhận đánh giá sai lầm, lệch lạc giá trị bản thân
+ Khi đề cao quá mức bản thân, trong nhiều công việc cũng sẽ gặp thất bại, không được sự giúp sức của mọi người
c) Xác định thái độ hợp lí:
– Phải biết đánh giá đúng bản thân để phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu
– Cần phải khiêm tốn và tự tin trong cuộc sống
– Phải hoàn thiện mình về cả học thức và nhân cách
Câu 2 (trang 43 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Viết lập luận phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường trong hai câu thơ:
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.
(Trần Tế Xương — Vịnh khoa thi Hương)
Lời giải chi tiết:
Có thể làm phân tích các ý sau:
– Nghệ thuật dùng từ ngữ giàu hình tượng và cảm xúc qua các từ: lôi thôi, ậm oẹ.
– Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp nhằm nhấn mạnh vào dáng điệu và hành động của sĩ tử và quan trường.
– Sự đối lập giữa sĩ tử và quan trường (nhưng cả hai đều hài hước).
– Nêu cảm nghĩ chung về cách thi cử trường ốc ngày xưa.
Với các ý dự định làm như trên, có thể chọn viết đoạn văn lập luận phân tích theo kiểu tổng – phân – hợp.
– Giới thiệu hai câu thơ và định hướng phân tích
– làm phân tích cụ thể nghệ thuật dùng từ ngữ, phép đối lập, đảo ngữ…
– Nêu cảm nghĩ về cách thi cử dưới thời phong kiến.
Hình minh họa
Hình minh họa
Trường Hải Tiến Giang đã sưu tầm và tổng hợp được những bài soạn Luyện tập thao tác lập luận phân tích dành cho các bạn học sinh lớp 11 cùng tham khảo. Hy vọng sau bài viết này, việc soạn bài sẽ không còn khó nhằn với các bạn học sinh nữa.