asd
Trang chủGiáo DụcVăn, tiếng ViệtTóm tắt văn bản Người mẹ vườn cau

Tóm tắt văn bản Người mẹ vườn cau

Trong văn học, đề tài về người mẹ đã chẳng còn quá xa lạ. Hãy cùng tìm hiểu hình ảnh người mẹ Việt Nam anh hùng bình dị, đôn hậu và gần gũi qua phần Tóm tắt văn bản Người mẹ vườn cau, Ngữ văn 8, Cánh Diều, học kì I trên Trường Hải Tiến Giang nhé

1. Tóm tắt văn bản Người mẹ vườn cau – Ngữ văn 8 Cánh diều – mẫu số 1:

Câu chuyện mở đầu với bài tập làm văn của nhân vật “tôi” với chủ đề “Người mẹ”. Cậu đã nhớ về người mẹ Việt Nam anh hùng – má Tư. Khi xưa, bà chỉ đi bán ve chai nhưng đã nuôi sống, đưa thư cho bộ đội, trong đó có ba của nhân vật “tôi” và các chú khác. Bà luôn yêu thương con cháu, dành cho con cháu tất cả những gì tốt đẹp nhất. 

 

2. Tóm tắt văn bản Người mẹ vườn cau – Ngữ văn 8 Cánh diều – mẫu số 2: 

“Tôi” có rất nhiều bà, trong đó có nội vườn cau. Bà là một người phụ nữ đôn hậu, hiền từ và vô cùng yêu thương con cháu. Mỗi khi về thăm bà, “tôi” luôn được ăn những món giản dị mà ngon đến lạ thường. Qua lời kể của ba, “tôi” biết nội vườn cau là mẹ anh hùng. Bà từng đi bán ve chai để đưa thư, mang thức ăn và tin tức cho bộ đội. Từ đó, “tôi” lại càng thêm yêu quý và kính trọng bà hơn. Sau một thời gian dài không về thăm, “tôi” nhớ lại về tình yêu thương nội dành cho mình, cho ba và các chú. Khi làm bài văn với chủ đề “Người mẹ”, tôi chỉ được có 4 điểm và bị nhận xét là nghèo ý. Tuy nhiên, cậu chống chế với các bạn rằng làm sao mà kể được về mẹ chỉ trong vài dòng. 

 

3. Tóm tắt văn bản Người mẹ vườn cau – Ngữ văn 8 Cánh diều – mẫu số 3: 

Nhân vật “tôi” được giao một đề làm văn chỉ hai chữ: “Người mẹ”. Cậu nhớ lại về mẹ, về bà của mình. Trong đó có nội ở vườn cau. Đó là một bà lão hiền từ, đôn hậu, được mọi người yêu mến gọi là “má Tư”. Nhân vật “tôi” về thăm bà vào ngày giỗ chú Sơn. Bữa cơm giản dị, đạm bạc mà ngon đến lạ thường. Trong khi ba đi nhậu với các chú, “tôi” được bà ôm ngồi trên võng. Nhìn cảnh mọi người quây quần, nội vườn cau rất vui vẻ. Đêm hôm đó, “tôi” được nghe bà kể về nội vườn cau. Bà là mẹ Việt Nam anh hùng, từng bán ve chai để đưa thư, đưa thức ăn nuôi ba và các chú. Từ hồi ba chuyển công tác lên tỉnh, nhà nhân vật “tôi” chuyển về phố khác. Lâu rồi cậu không về thăm nội vườn cau. Một hôm, chú Biểu đến nhà, đem theo xâu ếch và kể về nội, còn trách ba sao bạc quá. Điều này khiến ba suy nghĩ không thôi. Tối hôm đó, ba rủ “tôi” mai về thăm nội vườn cau. Nhân vật “tôi” nhớ về bà, về tình yêu thương bà dành cho mình và mọi người. Quay lại bài tập làm văn, bài làm của “tôi” chỉ được có 4 điểm, bị phê là “nghèo ý”. “Tôi” chỉ cười chống chế rằng làm sao mà viết về mẹ chỉ bằng mấy dòng được. 

 

 – – – – – – – – – – – – – – – – – – –  HẾT – – – – – – – – – – – – – – – – – – –

 

Có thể thấy, hình ảnh người mẹ Việt Nam anh hùng qua ngòi bút của nhà văn đã trở nên bình dị, thân thuộc hơn bao giờ hết. Qua đây, ta lại càng thêm trân trọng và biết ơn công lao của những con người đã hết lòng hi sinh cho Tổ quốc. Mời các em tham khảo các bài mẫu khác trên Trường Hải Tiến Giang như: Tóm tắt văn bản Lũ lụt là gì?; Soạn bài Người mẹ vườn cau.

Câu chuyện mở đầu với bài tập làm văn của nhân vật “tôi” với chủ đề “Người mẹ”. Cậu đã nhớ về người mẹ Việt Nam anh hùng – má Tư. Khi xưa, bà chỉ đi bán ve chai nhưng đã nuôi sống, đưa thư cho bộ đội, trong đó có ba của nhân vật “tôi” và các chú khác. Bà luôn yêu thương con cháu, dành cho con cháu tất cả những gì tốt đẹp nhất. 

Sending
User Review
0 (0 votes)

RELATED ARTICLES