Sóng thần được coi như một trong những thiên tai nguy hiểm nhất, gây nên vô vàn thiệt hại về cả người và của. Hãy cùng tìm hiểu thêm về hiện tượng này qua phần Tóm tắt văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần, Ngữ văn 8, Chân trời sáng tạo, học kì I trên Trường Hải Tiến Giang nhé.
1. Tóm tắt văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần – Ngữ văn 8 Cánh diều – mẫu số 1:
Sóng thần là chuỗi sóng biển chu kì dài, lan truyền với vận tốc lớn và có sức tàn phá ghê gớm. Người ta không dễ gì để nhận biết hiện tượng này. Nó chỉ thực sự bộc lộ sức hủy diệt kinh hoàng khi đến gần bờ. Nguyên nhân hình thành nên sóng thần có thể là do động đất, các vụ nổ dưới đáy biển hay núi lửa phun trào. Khi đứng trên bờ, nếu thấy nước rút nhanh xuống thì đó chính là dấu hiệu sắp có sóng thần. Trong lịch sử, đã có rất nhiều trận sóng thần, gây nên vô số thiệt hại về người và của.
2. Tóm tắt văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần – Ngữ văn 8 Cánh diều – mẫu số 2:
Sóng thần là chuỗi sóng biển chu kì dài, lan truyền với tốc độ lớn và sức tàn phá lớn. Nó có thể đạt tới 720 km/giờ nhưng lại không hề dễ để nhận biết sớm. Khi được tạo ra từ ngoài khơi xa, sóng còn rất nhỏ và yếu vì nước quá sâu. Nhưng lúc vào gần bờ, nó mới thực sự bộc lộ sức mạnh hủy diệt kinh hoàng của mình. Thậm chí, nó còn có thể cao tới hơn 30 m hoặc hơn. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này chủ yếu là do động đất. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như núi lửa phun trào, các vụ sụt lở hay nổ dưới đáy biển. Tự cổ chí kim, đã có rất nhiều vụ sóng thần khủng khiếp cướp đi sinh mạng của hàng ngàn, hàng triệu người. Tiêu biểu có thể kể đến trận sóng thần năm 365 tại Alexandria, ngày 27/8/1883 tại Indonesia, ngày 15/6/1960 Nhật Bản, ngày 22/5/1960 tại Chile, ngày 16/8/1976 tại Philippines hay ngày 17/7/1998 tại Papua New Guinea.
3. Tóm tắt văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần – Ngữ văn 8 Cánh diều – mẫu số 3:
Sóng thần, hay tờ-su-na-mi, là chuỗi sóng biển chu kì dài, lan truyền với tốc độ lớn, có khi lên tới 720 km/giờ. Chúng có sức tàn phá ghê gớm và không thể nhận biết được một cách dễ dàng. Có bốn cơ chế hình thành nên sóng thần. Đầu tiên là sự sửa đổi của một mảng kiến tạo gây ra một trận động đất và làm dịch chuyển nước biển. Tiếp theo, những con sóng được tạo ra và di chuyển tới mọi hướng trên biển. Trong đó, một vài con sóng di chuyển nhanh. Rồi khi vào cùng nước nông, những con sóng bị nén lại, tốc độ chậm hơn và trở nên cao hơn. Lúc chiều cao cùng cường độ của chúng lên mức lớn, chúng biến thành mối đe dọa cho con người cả về tính mạng và tài sản. Sóng thần không phải sự di chuyển của bề mặt sóng mà là toàn bộ khối nước. Nó chỉ thực sự thể hiện sức mạnh kinh hoàng khi đến gần bờ. Về nguyên nhân, sóng thần hình thành chủ yếu do động đất. Ngoài ra còn do núi lửa phun trào, lở đất, các vụ nổ dưới đáy biển,… Có nhiều dấu hiệu nhận biết sóng thần. Đó là việc nước biển chậm chạp cuộn lên, mặt biển dao động nhiều hơn bình thường, từng đợt sóng nóng bất thường, âm thanh lạ,… Một vài thảm họa sóng thần trong lịch sử có thể kể tới như tại A-lếch-xan-đri-a năm 356, tại In-đô-nê-xi-a năm 1883, tại Chi-lê năm 1960,…
– – – – – – – – – – – – – – – – – – – HẾT – – – – – – – – – – – – – – – – – – –
Như vậy, để nhận biết được sóng thần và phòng tránh những nguy hiểm có thể xảy ra, con người cần nghiên cứu và tìm hiểu thêm rất nhiều điều. Mời các em tham khảo thêm các bài mẫu tương tự trên Trường Hải Tiến Giang nhé: Tóm tắt văn bản Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng; Tóm tắt văn bản Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim; Giới thiệu về một hiện tượng tự nhiên mà em thích.
Sóng thần là chuỗi sóng biển chu kì dài, lan truyền với vận tốc lớn và có sức tàn phá ghê gớm. Người ta không dễ gì để nhận biết hiện tượng này. Nó chỉ thực sự bộc lộ sức hủy diệt kinh hoàng khi đến gần bờ. Nguyên nhân hình thành nên sóng thần có thể là do động đất, các vụ nổ dưới đáy biển hay núi lửa phun trào. Khi đứng trên bờ, nếu thấy nước rút nhanh xuống thì đó chính là dấu hiệu sắp có sóng thần. Trong lịch sử, đã có rất nhiều trận sóng thần, gây nên vô số thiệt hại về người và của.