Nguyễn Huy Tưởng là một trong những tác giả nổi bật của văn học Việt Nam, đặc biệt ở mảng khai thác đề tài lịch sử. Để hiểu hơn về các sáng tác của ông, mời em tham khảo bài mẫu Tóm tắt lá cờ thêu sáu chữ vàng, Ngữ văn 8, Kết nối tri thức, học kì I trên Trường Hải Tiến Giang nhé!
1. Tóm tắt Lá cờ thêu sáu chữ vàng – Ngữ văn 8 Kết nối tri thức – mẫu số 1:
Hoài Văn hầu do tuổi còn nhỏ, không được cho tham gia sự kiện hội sư. Chàng rất sốt ruột, muốn gặp vua để bày tỏ lòng mình. Quá nôn nóng, Hoài Văn đành xô mấy người lính ngã, tuốt gươm dọa đám quân Thánh Dực cho mình gặp nhà vua. Chàng quỳ xuống, tiếng nói như thét: “Xin quan gia cho đánh! Cho giặc mượn đường là mất nước”. Xét thấy tấm lòng biết lo cho đất nước của Hoài Văn, vua Thiệu Bảo không trách tội làm loạn mà ban cho chàng một quả cam. Vừa hờn tủi vì không được coi trọng, vừa tức đám quân lính, chàng đã bóp nát quả cam trong tay lúc nào không hay.
2. Tóm tắt Lá cờ thêu sáu chữ vàng – Ngữ văn 8 Kết nối tri thức – mẫu số 2:
Trong buổi hội sư họp việc đánh giặc, Hoài Văn hầu rất muốn bày tỏ tấm lòng trung với nước, quyết đánh đuổi giặc ra khỏi bờ cõi. Thế nhưng vì tuổi còn nhỏ nên anh không được tham dự. Đứng trên bờ, thấy thuyền rồng mà vua và các quan lại, các vị vương tướng hội họp, lòng anh nóng như lửa đốt, chỉ muốn mau mau được gặp vua. Anh quyết định xông lên thuyền, bị quân lính chặn lại, anh múa gươm khiến họ không thể ngăn cản. Vua thấy được tấm lòng của anh bèn ban cam quý và cho lui. Sau khi gặp mọi người ở nhà, Hoài Văn phát hiện quả cam trong lòng bàn tay anh đã nát bấy từ bao giờ.
3. Tóm tắt Lá cờ thêu sáu chữ vàng – Ngữ văn 8 Kết nối tri thức – mẫu số 3:
Nhà vua mở hội bàn kế đánh giặc cùng với các tướng sĩ, vương hầu, Hoài Văn vì tuổi còn nhỏ nên không được tham gia. Anh bèn chống lại bọn lính hòng vào được hội nghị, bày tỏ với vua rằng mình cũng muốn được cầm quân đi đánh giặc. Chú của anh là Chiêu Thành Vương thấy vậy bèn chạy ra khuyên can. Khi hỏi Chiêu Thành Vương về diễn biến hội nghị, Hoài Văn biết được rằng có kẻ chủ hòa. Không kìm được lòng mình, anh chạy đến trước mặt vua Thiệu Bảo, quỳ xuống và hét: “Xin quan gia cho đánh! Cho giặc mượn đường là mất nước”. Tuy hành động có phần phạm thượng, nhưng xét thấy tấm lòng trung nghĩa của Hoài Văn, vua bèn khuyên nhủ anh trở về rồi ban cho một quả cam. Hoài Văn cầm quả cam trên tay và trở về. Khi được mọi người hỏi, anh mở bàn tay ra thì thấy quả cam đã nát từ lúc nào.
– – – – – – – – – – – – – – – – – – – HẾT – – – – – – – – – – – – – – – – – – –
Trên đây là phần Tóm tắt đoạn trích Lá cờ thêu sáu chữ vàng trong sách giáo khoa. Em có thể tìm đọc cả tác phẩm để thấy rõ tài năng của nhà văn cũng như khám phá nhiều câu chuyện lịch sử thú vị, bổ ích nhé. Mời em tham khảo thêm các bài mẫu khác trên Trường Hải Tiến Giang như: Soạn bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng; Tóm tắt Minh sư; Tóm tắt Quang Trung đại phá quân Thanh.
Hoài Văn hầu do tuổi còn nhỏ, không được cho tham gia sự kiện hội sư. Chàng rất sốt ruột, muốn gặp vua để bày tỏ lòng mình. Quá nôn nóng, Hoài Văn đành xô mấy người lính ngã, tuốt gươm dọa đám quân Thánh Dực cho mình gặp nhà vua. Chàng quỳ xuống, tiếng nói như thét: “Xin quan gia cho đánh! Cho giặc mượn đường là mất nước”. Xét thấy tấm lòng biết lo cho đất nước của Hoài Văn, vua Thiệu Bảo không trách tội làm loạn mà ban cho chàng một quả cam. Vừa hờn tủi vì không được coi trọng, vừa tức đám quân lính, chàng đã bóp nát quả cam trong tay lúc nào không hay.