Chứng minh nhân dân (căn cước công dân) là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc làm quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và làm các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
1. Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, hộ tịch
Căn cước công dân, CMND dân là một trong những loại giấy tờ cơ bản và quan trọng của công dân Việt Nam. Hiện nay, trong hầu hết tất cả các hoạt động trên xã hội người dân đều cần phải dùng đến chứng minh thư nhân dân và hầu như chứng minh thư nhân dân sẽ đi theo con người đến hết cuộc đời. Các thông tin trên chứng minh thư nhân dân là căn cứ để xác định các vấn đề cơ bản của một cá nhân. Trên thực tế, có nhiều trường hợp các thông tin trên chứng minh thư của cá nhân bị sửa đổi khi cá nhân làm thủ tục sửa đổi như thông tin về tên, tuổi, nơi đăng ký thường trú…
Khi những thông tin trên chứng minh thư bị sửa đổi thì việc đổi lại thông tin này trên chứng minh thư nhân dân có cần thiết không và thủ tục sửa đổi như thế nào là vấn đề quan trọng và được mọi người rất quan tâm. Đối với vấn đề này, để được giải đáp một cách cụ thể, đúng theo quy định pháp luật hiện hành bạn có thể liên hệ với Luật Minh Gia, với kinh nghiệm tư vấn của mình chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ giải đáp các vấn đề bạn đang vướng mắc.
2. Thủ tục sửa đổi họ tên trong Căn cước công dân, CMTND, làm lại giấy khai sinh
Nội dung đề nghị tư vấn:
Luật sư cho cháu hỏi, cháu muốn thay đổi tên trong giấy CMND vậy cháu phải làm những thử tục gì. Do tên cháu gây ra cho cháu quá nhiều ảnh hưởng đến danh dự và ảnh hưởng tình cảm gia đình. Hiện tại cháu có hộ khẩu thành phố nhưng giấy CMND trước đây được cấp tại quê nhà. Và giấy khai sinh của cháu bị thất lạc.vậy bây giờ cháu muốn làm lại giấy khai sinh và thay đổi tên họ trong giấy CMND thì cháu phải làm sao ạ. Cháu rất mong hồi âm của chú. Chân thành cảm ơn!
Trả lời tư vấn:
Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Cty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Đối với câu hỏi trong trường hợp bạn có hộ khẩu thành phố nhưng giấy CMND trước đây được cấp tại nơi khác thì thủ tục làm lại giấy khai sinh như sau:
Tại Điều 48 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch, đã được sửa đổi, bổ sung theo khoản 13, Điều 1 Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 2/2/2012 của Chính phủ quy định như sau:
– Người có yêu cầu đăng ký lại việc sinh nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) và xuất trình bản sao giấy khai sinh đã cấp hợp lệ trước đây (nếu có); trong trường hợp không có bản sao giấy khai sinh, thì đương sự phải tự cam đoan về việc đã đăng ký, nhưng sổ đăng ký khai sinh không còn lưu được và chịu trách nhiệm về nội dung cam đoan.
– Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh. Chủ tịch UBND cấp xã ký và cấp cho người đi đăng ký một bản chính giấy khai sinh. Các giấy tờ hộ tịch cũ liên quan đến sự kiện đăng ký lại việc sinh (nếu có) được thu hồi và lưu hồ sơ.
Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn được kéo dài không quá 3 ngày.
– Khi đăng ký lại việc sinh, nếu người đi đăng ký lại xuất trình bản sao giấy tờ đã cấp hợp lệ trước đây, thì nội dung khai sinh được ghi theo nội dung của bản sao giấy khai sinh đó;
Trường hợp đăng ký lại việc sinh cho người không có bản sao Giấy khai sinh đã cấp trước đây, nhưng đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân như: Sổ hộ khẩu, Giấy chứng minh nhân dân, học bạ, bằng tốt nghiệp, lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, mà trong các hồ sơ giấy tờ đó đã có sự thống nhất về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán, thì đăng ký đúng theo nội dung đó. Trường hợp họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán trong các hồ sơ, giấy tờ nói trên của người đó không thống nhất thì đăng ký theo hồ sơ, giấy tờ được lập đầu tiên. Trong trường hợp địa danh đã có sửa đổi, thì phần khai về quê quán được ghi theo địa danh hiện tại.
Phần khai về cha, mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh được ghi theo thời điểm đăng ký lại việc sinh. Riêng phần ghi về quốc tịch của cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ đã được thôi quốc tịch Việt Nam, đã nhập quốc tịch nước ngoài, thì quốc tịch của cha, mẹ vẫn phải ghi quốc tịch Việt Nam; Quốc tịch hiện tại của cha, mẹ được ghi chú vào sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh.
Theo quy định tại điểm a, Điều 7, Thông tư số 01/2008/TT-BTP của Bộ Tư pháp ngày 2/6/2008 hướng dẫn làm một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP nêu trên thì trong trường hợp UBND cấp xã không có căn cứ để xác định được đương sự đã đăng ký khai sinh, thì UBND cấp xã chỉ xác nhận về việc sổ đăng ký khai sinh của năm đó không còn lưu trữ.
Trong trường hợp việc sinh trước đây được đăng ký tại UBND cấp huyện, thì do UBND cấp huyện xác nhận. Xác nhận về việc sổ đăng ký khai sinh không còn lưu trữ được thay cho xác nhận đương sự đã đăng ký khai sinh.
Trường hợp bạn không còn cả bản chính, bản sao hợp lệ giấy khai sinh trước đây, bạn cần đối chiếu các quy định nêu trên để đăng ký lại. Bạn có thể đăng ký lại việc sinh tại UBND phường nơi đăng ký khai sinh lần đầu hoặc đăng ký lại việc sinh tại UBND phường nơi cư trú hiện nay. làm đúng trình tự, thủ tục nêu trên, bạn sẽ được cấp mới Giấy khai sinh bản chính có đóng dấu “đăng ký lại”.
Đối với câu hỏi thứ hai, bạn muốn thay đổi tên họ trong giấy CMND với lý do tên của bạn gây ra cho bạn quá nhiều ảnh hưởng đến danh dự và ảnh hưởng tình cảm gia đình thì thủ tục sửa đổi họ tên được làm như sau:
Theo quy định tại Điều 27 Bộ luật Dân sự 2005, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc sửa đổi họ, tên trong trường hợp “việc dùng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó”.
Tại khoản 1, Điều 36 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định: “sửa đổi họ, tên, chữ đệm đã được đăng ký đúng trong sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh, nhưng cá nhân có yêu cầu sửa đổi khi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự”
Trong trường hợp này thì khi nộp đơn yêu cầu UBND bạn cần chứng minh được lý do tên của bạn gây ra cho bạn quá nhiều ảnh hưởng đến danh dự và ảnh hưởng tình cảm gia đình là hợp lý thì mới được chấp thuận. Và thủ tục để sửa đổi họ tên được làm theo điều 38, Nghị định 158/2005/NĐ-CP như sau:
“Điều 38. Thủ tục đăng ký việc sửa đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch
1. Người yêu cầu sửa đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định), xuất trình bản chính Giấy khai sinh của người cần sửa đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch và các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc sửa đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch.
Đối với trường hợp xác định lại giới tính, thì văn bản kết luận của tổ chức y tế đã tiến hành can thiệp để xác định lại giới tính là căn cứ cho việc xác định lại giới tính.
Việc sửa đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch cho người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự được làm theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
Đối với việc sửa đổi họ, tên cho người từ đủ 9 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc cho người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi trở lên, thì phải có sự đồng ý của người đó.
2. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu việc sửa đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch hoặc cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp ghi vào Sổ đăng ký sửa đổi, cải chính hộ tịch và Quyết định cho phép sửa đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký và cấp cho đương sự một bản chính Quyết định cho phép sửa đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của đương sự.
Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.
Nội dung và căn cứ sửa đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính phải được ghi chú vào cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh.
3. Việc bổ sung hộ tịch được giải quyết ngay sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ. Nội dung bổ sung được ghi trực tiếp vào những cột, mục tương ứng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh. Cán bộ Tư pháp hộ tịch đóng dấu vào phần ghi bổ sung. Cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh phải ghi rõ nội dung bổ sung; căn cứ ghi bổ sung; họ, tên, chữ ký của người ghi bổ sung; ngày, tháng, năm bổ sung. Cán bộ Tư pháp hộ tịch đóng dấu vào phần đã ghi bổ sung.
Trong trường hợp nội dung Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh trước đây không có cột mục cần ghi bổ sung, thì nội dung bổ sung được ghi vào mặt sau của bản chính Giấy khai sinh và cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh.
Trong trường hợp việc đăng ký hộ tịch trước đây do Ủy ban nhân dân cấp xã làm, nhưng sổ hộ tịch chỉ còn lưu tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, thì Ủy ban nhân dân cấp huyện làm việc bổ sung.
4. Sau khi việc sửa đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch đã được ghi vào Sổ đăng ký khai sinh, thì bản sao Giấy khai sinh từ Sổ đăng ký khai sinh sẽ ghi theo nội dung đã sửa đổi, cải chính hoặc bổ sung.
5. Trong trường hợp nội dung bản chính Giấy khai sinh của cha, mẹ đã sửa đổi do việc sửa đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh cho người con, căn cứ vào bản chính Giấy khai sinh của cha, mẹ làm việc điều chỉnh nội dung đó trong phần khai về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con cho phù hợp; nếu Sổ đăng ký khai sinh đã chuyển lưu tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, thì Ủy ban nhân dân cấp huyện làm việc điều chỉnh.
Theo đó bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm tờ khai (theo mẫu quy định), xuất trình bản chính Giấy khai sinh của người cần sửa đổi, cải chính hộ tịch; các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc sửa đổi, cải chính hộ tịch.Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu việc sửa đổi, cải chính hộ tịch có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thì cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp ghi vào sổ đăng ký sửa đổi, cải chính hộ tịch và quyết định cho phép sửa đổi, cải chính hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký và cấp cho đương sự một bản chính Quyết định cho phép sửa đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của đương sự.Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày. Như vậy, trường hợp của bạn thì bạn đến UBND cấp huyện, mà trong địa hạt của huyện đó bạn đã đã đăng ký khai sinh trước đây để tiến hành sửa đổi tên của mình.
Trên đây là nội dung tư vấn về: Thủ tục sửa đổi họ tên trong CMTND, làm lại giấy khai sinh . Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp.
Chứng minh nhân dân (căn cước công dân) là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc làm quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và làm các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.