Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự chính là căn cứ để chủ thể nắm được họ có quyền khởi kiện trong quãng thời gian nào khi quyền, lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm. Chính vì vậy, việc nắm rõ thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là yếu tố quan trọng giúp các đương sự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự này nhé!
I. Khái niệm thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự?
Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là thời hạn mà các chủ thể trong vụ án có quyền khởi kiện lên tòa án nhân dân tối cao nhằm yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể khi bị xâm phạm.
Định nghĩa này được quy định tại khoản 3 điều 150 Bộ luật dân sự năm 2015. Đặc biệt, nếu thời hiệu khởi kiện của vụ án dân sự đã hết thì các chủ thể cũng mất đi quyền khởi kiện vụ án. Để hiểu rõ hơn về khái niệm nay, các chủ thể cần nắm rõ hơn các khái niệm liên quan gồm:
- Thời hiệu là thời gian khi kết thúc thời hạn sẽ phát sinh các hậu quả pháp lý với chủ thể theo điều kiện bởi pháp luật đã quy định.
- Khởi kiện là việc cá nhân, tổ chức gửi đơn kiện lên tòa án nhân dân có thẩm quyền nhằm yêu cầu các cơ quan này bảo vệ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của chủ thể. Việc khởi kiện có thể tự làm hoặc thông qua người đại diện hợp pháp của các bên.
Một vài trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự chính là:
- Yêu cầu bảo vệ quyền thân nhân không gắn liền với tài sản phát sinh.
- Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này hoặc bộ luật khác có liên quan quy định khác.
- Tranh chấp về quyền dùng đất theo đúng quy định của Luật đất đai ban hành ở thời điểm khởi kiện.
- Các trường hợp khởi kiện khác do pháp luật Việt Nam quy định.
II. Các quy định pháp lý về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự
Tùy vào từng trường hợp cụ thể, mà pháp luật sẽ quy định từng thời hiệu khởi kiện khác nhau. Dưới đây là một vài thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bạn có thể nắm:
Đối với các giao dịch dân sự quy định tại điều 125, 126, 127, 128, 129 của Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu trong vòng 2 năm kể từ ngày:
- Người đại diện của người chưa đủ tuổi thành niên, người mất đi năng lực hành vi dân sự, người gặp khó khăn trong vấn đề nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế bởi năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, làm các giao dịch.
- Người bị nhầm lẫn hoặc bị lừa dối biết hoặc phải biết các giao dịch được xác lập do nhầm lẫn hoặc do bị lừa dối.
- Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt các hành vi đe dọa, cưỡng ép trái pháp luật.
- Người không có nhận thức, làm chủ được các hành vi của mình xác lập trên giao dịch.
- Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ theo quy định về hình thức của pháp luật.
- Đối với giao dịch dân sự quy định tại điều 123 và 124 của Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu hóa không bị hạn chế.
III. Các vấn đề khác liên quan đến thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự
1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu tính từ thời gian nào?
Việc xác định rõ thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là yếu tố quan trọng hàng đầu khi nhắc đến thời hiệu khởi kiện. Theo đó, trong điều khoản 154 BLDS ban hành năm 2015 quy định như sau:
- Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết dân sự được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự từ thời điểm nào?
Theo quy định tại điều 157 BLDS 2015 thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu trong trường hợp:
- Bên chủ thể có nghĩa vụ thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của bản thân đối với người khởi kiện.
- Bên có nghĩa vụ thừa nhận hoặc làm xong một phần nghĩa vụ của bản thân đối với người khởi kiện.
- Các bên tự hòa giải với nhau.
- Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu kể từ ngày tiếp theo sau ngày xảy ra một trong các sự kiện nêu trên.
Nói tóm lại, việc xác định đúng thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là một trong những yếu tố hàng đầu trong hoạt động tố tụng tại tòa án. Điều này giúp các đương sự bảo vệ được quyền lợi và lợi ích hợp pháp của bản thân khi có sự kiện tranh chấp xảy ra.
Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự chính là căn cứ để chủ thể nắm được họ có quyền khởi kiện trong quãng thời gian nào khi quyền, lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm. Chính vì vậy, việc nắm rõ thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là yếu tố quan trọng giúp các đương sự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự này nhé!