Khi tìm kiếm từ vựng để biểu thị hành động sơ suất, sai lầm, gây ra hậu quả không mong muốn, người ta thường hay dùng từ thiếu sót. Tuy nhiên, một số người lại cho rằng “thiếu xót” mới là từ viết đúng. Vậy thiếu sót hay thiếu xót là từ viết đúng chính tả, ngữ cảnh?
Tương tự như các cụm từ Sai sót hay sai xót, Xót xa hay sót xa,…, thiếu sót hay thiếu xót cũng khiến nhiều người bối rối khi dùng, bởi vì không phải ai cũng biết đâu là từ đúng trong 2 từ này.
Sau đây, Trường Hải Tiến Giang sẽ hướng dẫn cách phân biệt “thiếu sót” và “thiếu sót”, các bạn cần tham khảo và dùng từ cho đúng.
Viết thiếu xót hay thiếu sót đúng chính tả tiếng Việt?
1. Thiếu sót là gì?
2. Thiếu xót là gì?
3. Thiếu sót hay thiếu xót viết là đúng?
4. Một số cụm từ dễ gây nhầm lẫn giữa xót và sót.
Trước hết, trong 2 từ trên, nếu như từ thiếu đã quá rõ về mặt ý nghĩa – thể hiện một người, sự vật nào đó bị khuyến, chỉ đạt số lượng, mức độ dưới mức yêu cầu cần thiết thì “sót” và “xót” lại mang ý nghĩa khác nhau.
Để có thể biết đâu là từ đúng, đâu là từ sai, chúng ta cần đi phân tích nghĩa của từng từ đơn “Xót và Sót”
1. Thiếu sót là gì?
Tra cứu trong từ điển tiếng Việt, ta thấy, “sót” là động từ thể hiện việc dùng không hết tất cả mà bỏ sót lại một phần do quên hoặc sơ ý.
Khi được ghép với từ “thiếu”, “thiếu sót” là từ có nghĩa, thể hiện những sự việc, hành động còn thiếu, còn sai sót hay sơ suất, gây ra hậu quả không mong muốn, cần được sửa chữa, khắc phục trong tương lai.
Ví dụ:
– Cô ấy còn nhiều thiếu sót trong việc nuôi dạy con cái
– Cấp ủy còn thiếu sót trong việc sát sao, quan tâm đến đời sống của cán bộ, Đảng viên
– Trong quá trình công tác, tôi còn nhiều thiếu sót trong công việc, khiến kết quả làm việc không được như ý.
– Bài kiểm tra của anh ấy có nhiều thiếu sót nên không đạt điểm cao
– Bỏ sót bài tập chưa làm
– Đọc không sót một câu nào,…
Phân biệt thiếu xót hay thiếu sót là đúng theo quy tắc tiếng Việt
2. Thiếu xót là gì?
Tiếp theo, để hiểu ý nghĩa của từ thiếu xót, chúng ta cần phân tích nghĩa của 2 từ đơn cấu thành lên nó.
“Xót” là danh từ thể hiện cảm giác đau rát khi bị thương hoặc cảm giác thương xót, đau đớn ở trong lòng.
Ví dụ: xót thương, xót công xót của, bác sĩ dùng cồn rửa khiến vết thương rất xót.
Tuy nhiên, khi đem ghép nghĩa với từ “thiếu” ở trên, ta dễ dàng nhận ra, “thiếu xót” là từ sai, không có ý nghĩa.
3. Thiếu sót hay thiếu xót viết là đúng?
Với những phân tích ở trên, có thể khẳng định, “thiếu sót” là từ đúng chính tả, ngữ cảnh, còn “thiếu xót” là từ sai.
4. Một số cụm từ dễ gây nhầm lẫn giữa xót và sót.
Để dễ dàng nhớ nghĩa của từ sót và xót đồng thời biết cách ghép từ đúng, Trường Hải Tiến Giang mời bạn tham khảo một số ví dụ sau:
– Sai sót hay sai xót => Đáp án: Sai sót
– Sót xa hay xót xa => Đáp án: Xót xa
– Bỏ sót hay bỏ xót => Đáp án: Bỏ sót
– Đau sót hay đau xót => Đáp án: Đau xót
Hy vọng qua bạn viết hướng dẫn phân biệt Thiếu sót hay thiếu xót này Trường Hải Tiến Giang đã giúp bạn hiểu rõ nghĩa của từ, biết cách phân tích từ đúng, sai và áp dụng vào văn nói, văn viết hàng ngày.
Tương tự như các cụm từ Sai sót hay sai xót, Xót xa hay sót xa,…, thiếu sót hay thiếu xót cũng khiến nhiều người bối rối khi dùng, bởi vì không phải ai cũng biết đâu là từ đúng trong 2 từ này.