asd
Trang chủGiáo DụcVăn, tiếng ViệtThằn lằn xanh và tắc kè, Lớp 4 Kết nối tri thức

Thằn lằn xanh và tắc kè, Lớp 4 Kết nối tri thức

Mỗi loài vật đều có đặc điểm sinh học khác nhau để thích nghi với môi trường sống riêng của chúng. Để hiểu rõ hơn điều này, mời em tham khảo bài Thằn lằn xanh và tắc kè, Lớp 4 Kết nối tri thức do đội ngũ của Trường Hải Tiến Giang biên soạn nhé.

 

I. Trước khi đọc: Thằn lằn xanh và tắc kè

Câu hỏi: Nói về môi trường sống và thói quen của một loài vật.

– Mực là động vật sống ở dưới nước. Ta có thể tìm thấy chúng ở các cửa sông, cửa biển và ngoài khơi xa. Đây là loài động vật thông minh và lanh lợi. Chúng ăn các loài cá nhỏ, giun và một vài động vật khác. Khi săn mồi, chúng thường tận dụng vẻ ngoài sặc sỡ để náu mình trong rong rêu, khi con mồi đến gần, chúng vươn tua dài bắt lấy rồi đưa vào miệng. Túi mực thường được phun ra khi chúng muốn chạy trốn kẻ thù.

– Cò là loài động vật sinh sống theo đàn. Ta thường thấy ở những cánh đồng, những đầm lầy cạn hay thửa ruộng mùa nước cạn, vì đó là nơi chúng kiếm ăn. Thức ăn của chúng thường là ếch, nhái, giun, côn trùng, cá,… Loài cò được trời ban cho cặp chân nhỏ nhưng lại rất cao cùng chiếc mỏ dài và nhọn giúp chúng tìm thức ăn được dễ và nhanh hơn.

II. Sau khi đọc: Thằn lằn xanh và tắc kè
 

* Gợi ý trả lời câu hỏi Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức

1. Thằn lằn xanh và tắc kè đã tự giới thiệu những gì trong lần đầu gặp gỡ?

– Lời giới thiệu của thằn lằn xanh: “Tớ là thằn lằn xanh. Tớ thích đi kiếm thức ăn vào ban ngày.”

– Lời giới thiệu của tắc kè: “Tớ là tắc kè. Tớ thích đi kiếm thức ăn vào buổi tối.”

2. Vì sao hai bạn muốn đổi cuộc sống cho nhau?

– Vì cả hai bạn đều cảm thấy thích thú về cuộc sống của nhau, muốn tìm hiểu cuộc sống của đối phương.

than lan xanh va tac ke lop 4 ket noi tri thuc 2

3. Hai bạn đã nhận ra điều gì khi sửa đổi môi trường sống của mình?

– Về sự phù hợp của đặc điểm cơ thể với môi trường sống:

+ Thằn lằn không thể bò lên tường vì tay chân không bám dính như tắc kè.

+ Da của tắc kè mỏng hơn da của thằn lằn, không chịu được sức nóng của ban ngày.

– Về hậu quả của việc sửa đổi môi trường sống: hai bạn đều rất đói, không thể kiếm ra thức ăn khi đổi cuộc sống cho nhau.

4. Các bạn cảm thấy thế nào khi quay lại cuộc sống trước đây của mình?

– Các bạn vẫn cảm thấy vui vẻ, thích thú, thoải mái hơn khi quay lại cuộc sống trước đây của mình. Mỗi bạn đều tự kiếm ăn theo cách riêng và thỉnh thoảng vẫn gặp nhau để trò chuyện.

5. Tìm đọc đoạn văn trong bài có nội dung tương ứng với mỗi ý dưới đây:

a. Thằn lằn xanh và tắc kè vui vẻ trở lại cuộc sống của mình:

Thế là hai bạn quyết định đổi lại cuộc sống cho nhau. Thằn lằn xanh trở về với cái cây của mình và thích thú đi kiếm thức ăn vào ban ngày. Tắc kè quay trở lại bức tường thân yêu và vui vẻ đi kiếm thức ăn vào buổi tối. Thỉnh thoảng, đôi bạn vẫn gặp nhau và trò chuyện về cuộc sống.

b. Thằn lằn xanh không thích nghi được với cuộc sống của tắc kè:

Thằn lằn xanh nhận ra tay và chân của mình không bám dính như tắc kè: “Mình không thể bò trên tường giống như tắc kè, cũng không thể kiếm ăn theo cách của tắc kè. Mình đói quá rồi!.”

c. Tắc kè không chịu được khi sống cuộc sống của thằn lằn xanh:

Trong khi đó, tắc kè cũng cảm thấy mình không thể chịu được sức nóng của ban ngày: “Da của mình không giống da của thằn lằn. Nóng quá! Mình không thể kiếm ăn ngoài trời! Mình đói quá rồi!.”

– – – – – – – – – – – – – – – – – – – HẾT – – – – – – – – – – – – – – – – – – –

Thông qua bài học này, em hãy nhớ rằng mỗi loài có một đặc trưng riêng để thích nghi với môi trường sống của mình, chúng không thể sống ở một môi trường khác với các đặc tính khác loài. Mời em tham khảo thêm những bài khác hiện đang có trên kho tài liệu của Trường Hải Tiến Giang như Luyện tập tả cây cối; Luyện tập về danh từ; Tìm hiểu cách viết báo cáo thảo luận nhóm.

Thằn lằn xanh và tắc kè, Lớp 4 Kết nối tri thức

Sending
User Review
0 (0 votes)

RELATED ARTICLES