Nguyễn Công Trứ là một vị quan đã trải qua nhiều thăng trầm, hiểu được nhân tình thế thái. Vậy nên ông lựa chọn làm thơ như một thú vui để thể hiện thái độ chế giễu, mỉa mai của mình với cuộc đời. Mời em tham khảo Soạn bài Vịnh cây vông, Ngữ văn lớp 8 KNTT trên Trường Hải Tiến Giang để hiểu hơn về nhà thơ này nhé.
Soạn bài Vịnh cây vông
I. Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
* Gợi ý Soạn bài Vịnh cây vông – Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
– Bài thơ có 8 câu, mỗi câu 7 chữ.
– Bố cục gồm 4 phần: Đề – thực – luận – kết:
+ Hai câu đề: Giới thiệu về cây vông.
+ Hai câu thực: Đặc điểm của cây vông.
+ Hai câu luận: Liên hệ đặc điểm của cây vông với người bị châm biếm.
+ Hai câu kết: Châm biếm, mỉa mai con người đó cũng giống cây vông.
– Luật: chữ thứ hai của câu thứ nhất là từ “nam” – thanh bằng -> Bài thơ có luật bằng. Các từ số 2-4-6 trong câu đều là các thanh bằng, trắc xen kẽ hài hòa. Bài thơ được viết đúng luật.
– Niêm: “nam” – “lớn” (T – B); “tác” – “gan” (T – B); “lương” – “chốn” (B – T); “biết” – “cho” (B – T). Bài thơ tuân thủ đúng niêm.
– Vần: vần chân “ông”.
– Nhịp: 4/3, 3/4.
II. Đối tượng của tiếng cười trào phúng.
* Gợi ý Soạn bài Vịnh cây vông – Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
– Hà Tôn Quyền là một vị quan cùng thời với Nguyễn Công Trứ. Tuy ngoài mặt, hai người là bạn đồng liêu nhưng sau lưng lại thường so tài cao thấp với nhau. Nhân dịp con của Hà Tôn Quyền thi đậu cử nhân, ông mở tiệc mừng, mời Công Trứ cùng nhiều vị quan khác. Giữa bữa tiệc, Hà Tôn Quyền lấy cây vông đang nở hoa trước nhà làm đề bài thơ, yêu cầu các quan khách cùng thử tài. Bài “Vịnh cây vông” của Nguyễn Công Trứ được ra đời trong hoàn cảnh đó.
– Đối tượng của tiếng cười trào phúng ở đây là cha con Hà Tôn Quyền hay những vị quan không có tài cán nhưng lại thích thể hiện.
III. Nghệ thuật ẩn dụ (dùng hình tượng cây vông để châm biếm, đả kích).
* Gợi ý Soạn bài Vịnh cây vông – Ngữ văn 8 Kết nối tri thức
– Hai câu đề:
+ Chỉ ra cây vông là loài cao lớn nhưng không có tác dụng như những cây quý: biền, nam, khởi, tử.
+ Từ đó mỉa mai người trồng cây không biết chọn cây quý để trồng.
– Hai câu thực:
+ Nêu lên đặc điểm của cây vông: cây càng già càng “xốp xáp”, có nhiều gai.
+ Mỉa mai người trồng cây cũng giống như cây, ngày càng già, không có tấm lòng (ruột gan) mà chỉ có gai để đâm những người khác.
– Hai câu luận:
+ Cây vông không phải là cây gỗ quý, to lớn để chống nhà, chỉ có thể lấy tạm để làm phên giậu, bờ rào.
+ Chế giễu người trồng cây không phải người tài, không phải rường cột của quốc gia mà chỉ có thể dùng tạm.
– Hai câu kết: Mỉa mai hai cha con nhà họ Hà nòi nào giống nấy, con có đậu cử nhân thì cũng không phải là người tài. Mới có một chút khen ngợi mà đã lấy làm hãnh diện (trổ ra bông). Hai câu cuối đã mượn cây vông để đả kích cả cha lẫn con một đòn thật đau.
– – – – – – – – – – – – – – – – – – – HẾT – – – – – – – – – – – – – – – – – – –
“Vịnh cây vông” là một tác phẩm cực kì thú vị, giàu tính ẩn dụ, châm biếm, mỉa mai, giễu cợt những người làm quan mà không có thực tài. Mời em tham khảo thêm những bài mẫu khác trên Trường Hải Tiến Giang như: Soạn bài Trưởng giả học làm sang; Soạn bài Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng