Tôi có một ước mơ của Mác-tin Lu-thơ Kinh vẫn được coi là một trong những bài diễn văn xuất sắc nhất trong lịch sử nước Mỹ. Vậy tác phẩm này có gì đặc biệt? Trường Hải Tiến Giang mời em theo dõi Soạn bài Tôi có một ước mơ, học kì I để làm rõ điều đó nhé.
Soạn bài Tôi có một ước mơ
I. Chuẩn bị – Soạn bài Tôi có một ước mơ
1. Trong lịch sử của dân tộc, có những trường hợp một văn kiện chính trị lại trở thành một áng văn chương có sức lay động lớn. Em hãy kể tên một vài tác phẩm như vậy.
– Những trường hợp một văn kiện chính trị lại trở thành một áng văn chương có sức lay động:
+ “Hịch tướng sĩ” – Trần Quốc Tuấn.
+ “Bình Ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi.
+ “Tuyên ngôn Độc lập” – Hồ Chí Minh.
2. Nhiều nhân vật lịch sử đã thể hiện niềm ước mơ về hạnh phúc cho nhân dân, bình yên cho đất nước trong những câu thơ, câu văn hoặc những lời phát biểu đầy tâm huyết. Bạn hãy nêu một ví dụ cụ thể để chứng minh ý kiến trên.
– Nguyễn Trãi: “Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng/Dân giàu đủ khắp đòi phương”.
– Hồ Chí Minh: “Tôi có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
II. Đọc hiểu – Soạn bài Tôi có một ước mơ
1. Xác định mục đích hướng tới của tác giả ở bài diễn văn này.
– Mục đích hướng tới của tác giả ở bài diễn văn: Kêu gọi mọi người biểu tình cho tự do của người da màu.
2. Ý nghĩa của việc dẫn ra văn kiện lịch sử nổi tiếng của nước Mỹ là gì?
– Việc dẫn văn kiện lịch sử nổi tiếng của nước Mỹ ra nhằm biểu đạt: Tuy sắc lệnh giải phóng nô lệ đã có hiệu lực cách đó một thế kỉ nhưng thực tế người da đen vẫn chưa có quyền bình đẳng. Vậy nên hoạt động biểu tình đòi quyền bình đẳng của họ là hành động đúng đắn, chính nghĩa.
3. Theo dõi cách tác giả nói về thời điểm cần thiết để đòi công lí.
– Thời điểm: Ngay bây giờ.
– Điệp ngữ: “Đây là”; điệp cấu trúc “Đây là…” ở đầu câu — Nhấn mạnh đây chính là thời gian phù hợp nhất để làm những hành động đòi quyền bình đẳng, phù hợp nhất để làm những hành động đòi quyền bình đẳng.
4. Chú ý quan điểm đấu tranh của tác giả.
– Quan điểm đấu tranh của tác giả: Đấu tranh với nguyên tắc và lòng tự trọng cao, tránh bạo lực – Quan điểm tiến bộ, ôn hòa, thể hiện tác giả là một người yêu hòa bình.
5. Qua cách diễn đạt và đưa bằng chứng, tác giả đã thể hiện thái độ và tình cảm của mình như thế nào?
– Tác giả thể hiện thái độ buồn, đau lòng, không hài lòng với hiện trạng nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ. Và cũng từ đó, ông thể hiện khát khao quyền bình đẳng một cách mãnh liệt.
6. Chú ý ngôn ngữ và giọng điệu của tác giả khi thể hiện niềm tin và ước mơ.
– Tác giả dùng biện pháp so sánh, ngôn ngữ đầy cảm xúc, tha thiết khi nói về những ước mơ, niềm tin của mình.
7. Biện pháp tu từ nào được tác giả dùng nhằm tác động mạnh đến người đọc, người nghe?
– Biện pháp điệp cấu trúc: “Tôi mơ rằng…” được dùng ở đầu câu nhằm thể hiện ước mơ, khát vọng cháy bỏng của tác giả.
8. Bạn có ấn tượng, cảm xúc gì về đoạn kết?
– Đoạn kết nói về tương lai của tự do và hạnh phúc dành cho người da đen. Các kết bài như một lời tuyên bố, lời cảm ơn khi người da đen giành được quyền bình đẳng. Nó tác động mạnh tới tâm trí, khiến người đọc, người nghe cảm thấy hạnh phúc, mong chờ vào tương lai không xa.
III. Sau khi đọc – Soạn bài Tôi có một ước mơ
Câu hỏi 1 trang 84 Sgk Ngữ văn 11 Kết nối tri thức – tập 1:
– Vấn đề trọng tâm của văn bản đó chính là kêu gọi hành động đấu tranh vì sự tự do, bình đẳng của người da đen trên đất Mỹ.
Câu hỏi 2 trang 84 Sgk Ngữ văn 11 Kết nối tri thức – tập 1:
– Những luận điểm được tác giả chỉ ra trong văn bản:
+ Thực trạng cuộc sống của người da đen trái ngược với những gì đã được tuyên bố trong bản “Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ”.
+ Thời điểm quan trọng nhất để đòi lại công lí cho người da đen chính là bây giờ.
+ Cần có thái độ đấu tranh kiên quyết, nhưng không phải bằng bạo lực.
+ Cần đoàn kết trong cuộc đấu tranh đòi công lí.
+ Khẳng định niềm tin và ước mơ về tự do, công lí cho người da đen.
Câu hỏi 3 trang 84 Sgk Ngữ văn 11 Kết nối tri thức – tập 1:
– Để thuyết phục người đọc, người nghe về quan điểm đấu tranh bất bạo động, tác giả đã khẳng định cần có cách đấu tranh đúng đắn và “đừng phạm lỗi bởi hành động sai trái”. Tiếp đó, ông nhấn mạnh, khẳng định quan điểm bằng những câu văn mang tính mệnh lệnh, đặc biệt đưa ra bằng chứng là nhiều người da trắng cũng đang tham gia đấu tranh vì công lí cùng người da đen.
– Nhằm xác định rằng đây là thời điểm quan trọng nhất để đòi lại công lí, tác giả đã dùng một loạt mệnh đề khẳng định, đồng thời đưa ra các lí lẽ phản bác thái độ “phớt lờ vấn đề cấp bách ở thời điểm này”.
Câu hỏi 4 trang 84 Sgk Ngữ văn 11 Kết nối tri thức – tập 1:
Trong đoạn cuối của văn bản, tác giả đã mơ ước về sự bình đẳng, tình bằng hữu, sự tôn trọng nhân cách của cả người da đen và da trắng.
– Hình ảnh “tự do ngân vàng từ những đỉnh đồi,… ngọn núi” mang nghĩa biểu tượng cho sự lớn lao, vĩ đại của nước Mỹ trong niềm mơ ước của tác giả.
Câu hỏi 5 trang 84 Sgk Ngữ văn 11 Kết nối tri thức – tập 1:
– Biện pháp tu từ ẩn dụ:
+ “Một trăm năm sau, người da đen vẫn phải sống cô đơn trên hòn đảo nghèo đói giữa một đại dương mênh mông thịnh vượng về vật chất”.
+ “Mùa hè ngột ngạt của người da đen với sự bất mãn chính đáng sẽ không đi qua cho đến khi có làn gió thu của tự do và bình đẳng mát mẻ thổi đến”.
+ “Đằng đi tìm cách thỏa mãn cơn khát tự do bằng những chén hận thù và cay đắng”.
+…
– Tạo tính hàm súc và những liên tưởng dễ gợi mở, cho người nghe thấy được hoàn cảnh của người da đen.
– Biện pháp điệp cấu trúc: “Một trăm năm sau…”, “Đây là…”, “Tôi mơ rằng…”.
– Tác dụng: Nhấn mạnh quan điểm, lời kêu gọi của mình. Đồng thời, tạo cho bài diễn văn một giọng điệu hùng hồn, tha thiết, chứa đựng trong đó là những tư tưởng lớn, cũng là những cảm xúc mãnh liệt của tác giả.
Câu hỏi 6 trang 84 Sgk Ngữ văn 11 Kết nối tri thức – tập 1:
– Thái độ, tình cảm của tác giả đối với nước Mỹ thông qua văn bản: Tác giả yêu quý nước Mỹ. Ông Đấu tranh cho tự do và bình đẳng của người da đen cũng là đấu tranh cho nước Mỹ đoàn kết, hùng cường. Tình yêu lớn đối với nước Mỹ và quan điểm đấu tranh bất bạo động của tác giả chính là yếu tố tạo nên vị trí và sức thuyết phục đối với đông đảo mọi người.
Câu hỏi 7 trang 84 Sgk Ngữ văn 11 Kết nối tri thức – tập 1:
– Bài diễn văn được phát biểu vào ngày 28/8/1963. Nước Mỹ hiện nay đã cơ bản làm được ước mơ của Mác-tin Lu-thơ Kinh khi cả người da đen nói riêng và người da màu nói chung đã có quyền tự do dân chủ. Thậm chí, Ba-rách Ô-ba-ma, người giữ chức Tổng thống Mỹ trong suốt 8 năm liền cùng gia đình ông đều là người da đen.
– Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cuộc nổ súng của cảnh sát nhắm vào người da đen trên đất Mỹ. Hoặc nhìn rộng ra, trên phạm vi toàn cầu, người da đen vẫn phải sống trong nghèo đói và bạo lực.
– Do vậy, niềm tin và ước mơ của Lu-thơ King không chỉ có ý nghĩa đối với nước Mỹ ở thời điểm đó mà còn có ý nghĩa thức tỉnh nhiều người, nhiều dân tộc trên toàn thế giới cùng đấu tranh vì hòa bình và công lí.
Câu hỏi 8 trang 84 Sgk Ngữ văn 11 Kết nối tri thức – tập 1:
– Bài học trong việc tạo lập văn bản nghị luận giàu sức thuyết phục được rút ra từ bài diễn văn “Tôi có một ước mơ” đó là:
+ Hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng quan hệ chặt chẽ với nhau, giàu sức thuyết phục.
+ Đưa tình cảm, cảm xúc của tác giả vào văn bản một cách có chủ đích, nhằm gây được tình cảm của người đọc, người nghe về vấn đề đang được nói tới.
+ dùng các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm và các biện pháp tu từ nhằm làm tăng hiệu quả biểu đạt của văn bản.
* Kết nối đọc – viết: Viết đoạn văn (khoảng 150) trình bày điều bạn thấy tâm đắc khi đọc văn bản “Tôi có một ước mơ”.
“Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh”. Đạo lí này vẫn luôn đúng dù cho ở quá khứ, hiện tại hay tương lai. Những người da màu sống trên đất Mỹ đã phải chịu đựng quá nhiều sự bất công. Vậy nên, họ quyết tâm phải cùng nhau đứng dậy, đòi quyền tự do bình đẳng cho chính mình. Điều em tâm đắc nhất khi đọc văn bản “Tôi có một ước mơ” của Mác-tin Lu-thơ Kinh chính là quan điểm đấu tranh không bạo lực của ông. Ông không ủng hộ ý chí thù địch, trả đũa mà thay vào đó là sự đấu tranh với “nguyên tắc và lòng tự trọng cao”, “tiến lên uy nghi với cả sức mạnh vật chất và tâm hồn”. Cách đấu tranh này không những văn minh mà còn an toàn cho tất cả mọi người. Từ đó, em thấy được Mác-tin Lu-thơ Kinh là một con người ôn hòa, yêu hòa bình. Ông luôn đấu tranh vì chính nghĩa, vì quyền bình đẳng tự do của người da đen và cũng là vì tương lai đoàn kết giàu mạnh của nước Mỹ.
– – – – – – – – – – – – – – – – – – – HẾT – – – – – – – – – – – – – – – – – – –
Những văn kiện chính trị luôn mang tầm ảnh hưởng cũng như sức lay động lớn đến cuộc sống và sự phát triển của xã hội. Mời em tham khảo thêm những bài mẫu khác có trên Trường Hải Tiến Giang như: Soạn bài Một thời đại trong thi ca; Soạn bài Tôi có một ước mơ.
Soạn bài Tôi có một ước mơ