asd
Trang chủGiáo DụcVăn, tiếng ViệtSoạn bài Qua Đèo Ngang, Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

Soạn bài Qua Đèo Ngang, Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

Soạn bài Qua Đèo Ngang, Ngữ văn lớp 8 KNTT, học kì I do đội ngũ Trường Hải Tiến Giang biên soạn sẽ giúp em ôn tập lại về các yếu tố thi pháp trong thơ Đường, nhất là thất ngôn bát cú Đường luật và hiểu hơn về tấm lòng, tâm trạng của một nữ sĩ tài ba thời bấy giờ – Bà Huyện Thanh Quan. Em hãy tham khảo ngay nhé.

Soạn bài Qua Đèo Ngang

* Gợi ý soạn bài Qua đèo ngang Ngữ văn 8 Kết nối tri thức – tập 1

1. Đề tài và các yếu tố thi luật của bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

* Đề tài: Khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng của nhà thơ khi ngắm nhìn cảnh vật.

* Các yếu tố thi luật của bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật:

– Bố cục:

+ Hai câu đề: nêu lên không gian và thời gian.

+ Hai câu thực: hình bóng con người trong không gian rộng lớn.

+ Hai câu luận: Tâm trạng và cảm xúc của tác giả.

+ Hai câu kết: Nỗi niềm được đẩy lên đến đỉnh điểm.

– Niêm và luật:

+ Niêm: “tới” – “cây” (T – B), “khom” – “đác” (B – T), “nước” – “nhà” (T – B), “chân” – “mảnh” (B – T). Bài thơ tuân thủ đúng niêm.

+ Luật: chữ thứ hai của câu thứ nhất là từ “tới” – thanh trắc -> Bài thơ có luật trắc. Các từ số 2-4-6 trong câu đều là các thanh bằng, trắc xen kẽ hài hòa. Bài thơ được viết đúng luật.

– Vần và nhịp:

+ Vần “a”: “tà”, “nhà”, “gia”, “ta”.

+ Vần “quốc”, “nước”.

+ Nhịp: 4/3 đều đặn, chậm rãi.

– Đối:

+ “Lom khom dưới núi, tiều vài chú” – “Lác đác bên sông, chợ mấy nhà”.

+ “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” – “Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”.

soan bai qua deo ngang ngu van 8 ket noi tri thuc 2

2. Các yếu tố thời gian, không gian, âm thanh, sự vật được tác giả dùng để miêu tả bức tranh thiên nhiên.

– Thời gian: buổi chiều hoàng hôn “bóng xế tà’.

– Không gian: Đèo Ngang, trời, non, nước -> Đỉnh núi bao la, rộng lớn, có phong cảnh hùng vĩ.

– m thanh: tiếng kêu của chim quốc, chim gia gia.

+ Thiên nhiên hoang sơ, “cỏ cây chen đá, lá chen hoa”.

+ Con người thưa thớt, chỉ có “lác đác”, “lom khom” vài chú tiều, vài mái nhà.

 

3. Cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ.

– Cảm thấy cô đơn, bơ vơ trước cảnh vật rộng lớn, hùng vĩ, tươi đẹp nhưng quá đỗi hoang sơ, rất ít hình bóng của con người.

– Cảm thấy nhớ nhà, nhớ Thăng Long phồn hoa khi phải theo chồng về xứ lạ.

– Buồn rầu trước cảnh đất nước ngày càng tàn lụi.

 

4. Tác dụng của các từ tượng hình, từ tượng thanh và biện pháp tu từ đảo ngữ.

– Từ tượng hình: “lom khom”, “lác đác”. Nhấn mạnh sự vắng vẻ, hoang vu của đèo Ngang và nỗi cô độc của nữ sĩ.

– Từ tượng thanh: “con quốc quốc”, “cái gia gia”. Tiếng kêu như phá tan không gian yên tĩnh buổi chiều tà, khiến người nghe càng nhớ nước nhớ nhà, càng thêm buồn rầu.

– Biện pháp đảo ngữ: Làm nổi bật từ tượng hình, tượng thanh, thể hiện cảm xúc của tác giả.

– – – – – – – – – – – – – – – – – – – HẾT – – – – – – – – – – – – – – – – – – –

Thông qua bài thơ, chắc hẳn em đã hiểu hơn về tâm trạng của một người có tấm lòng yêu nước thương dân nhưng bất lực trước sự nhỏ bé của bản thân mình. Mời em xem thêm những bài mẫu khác có trong kho tài liệu của Trường Hải Tiến Giang như: Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học; Soạn bài Nam quốc sơn hà.

Soạn bài Qua Đèo Ngang

Sending
User Review
0 (0 votes)

RELATED ARTICLES