asd
Trang chủGiáo DụcLớp 12Soạn bài Đàn ghi ta của Lor-ca Chân trời sáng tạo

Soạn bài Đàn ghi ta của Lor-ca Chân trời sáng tạo

Trường Hải Tiến Giang sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 12: Đàn ghi ta của Lor-ca, hướng dẫn chuẩn bị bài nhanh chóng hơn.

Soạn bài Đàn ghi ta của Lor-ca Chân trời sáng tạoSoạn bài Đàn ghi ta của Lor-ca

Nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được chúng tôi đăng tải. Bạn đọc hãy cùng tham khảo ngay sau đây.

Soạn bài Đàn ghi ta của Lor-ca

Trước khi đọc

Hãy tìm hiểu thông tin về nhà thơ Lor-ca và đất nước Tây Ban Nha trước khi đọc văn bản này.

Hướng dẫn giải:

– Lor-ca tên đầy đủ là Phê-đê-ri-cô Gar-xi-a Lor-ca (1898 – 1936), một trong những tài năng sáng chói của văn học hiện đại Tây Ba Nha. Từ nhỏ, Lor-ca đã được coi là thần đồng với năng khiếu thiên bẩm trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật: thơ ca, hội họa, âm nhạc,… Ông là người đặt nền móng cho những cách tân nghệ thuật Tây Ban Nha đầu thế kỉ XX, cũng như là một chiến sĩ chống chế độ độc tài thân phát xít Phran-cô và bị lực lượng này ám sát.

– Tây Ban Nha là một nước nằm trên bán đảo Iberia phía tây nam châu Âu. Phía bắc giáp Pháp, phía tây giáp Bồ Đào Nha cùng Đại Tây Dương, phía đông giáp Địa Trung Hải, phía nam giáp eo biển Gibraltar nối liền Bắc Phi. Ngôn ngữ chính thức của Tây Ban Nha là tiếng Tây Ban Nha, còn được gọi là Castilian (Castellano).

– Văn hóa đặc trưng:

  • Đấu bò tót (được khởi nguồn từ thế kỉ 17) và đã trở thành một thể thao truyền thống của người Tây Ban Nha và nổi tiếng toàn thế giới bởi tính mạo hiểm và gan dạ của nó.
  • Tây Ban Nha nổi tiếng với những lễ hội sôi động. Một số lễ kỷ niệm nổi tiếng nhất bao gồm Semana Santa (Tuần Thánh), La Tomatina (lễ hội ném cà chua) và các lễ hội khu vực khác nhau như Chạy đua bò tót ở Pamplona và Fallas ở Valencia.

Đọc văn bản

Câu 1. Bạn hình dung như thế nào về hình ảnh “tiếng đàn bọt nước”?

Hướng dẫn giải:

Hình dung: tiếng đàn như bọt nước, mong manh và trong trẻo

Câu 2. Tìm những hình ảnh thể hiện sự chuyển đổi cảm giác trong khổ thơ thứ 3.

Hướng dẫn giải:

Những hình ảnh thể hiện sự chuyển đổi cảm giác: tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh, tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy

Câu 3. Tìm những hình ảnh khác xa nhau, thông thường khó liên kết với nhau, được đặt kế cận trong hai khổ thơ 5 và 6

Hướng dẫn giải:

Hình ảnh: không ai chôn cất tiếng đàn/ tiếng đàn như cỏ mọc hoang; giọt nước mắt vầng trăng/ long lanh trong đáy giếng

Sau khi đọc

Câu 1. Bài thơ này có gì khác thường về hình thức (dấu câu, độ dài ngắn của khổ thơ/ dòng thơ,…)? Xác định thể loại, bố cục bài thơ và mạch cảm xúc của tác giả.

Hướng dẫn giải:

– Khác thường: chữ cái đầu mỗi câu thơ không viết hoa, không có dấu câu, kết thúc bằng dấu ba chấm, độ dài ngắn của khổ thơ khác nhau

– Thể loại: thơ tự do

– Bố cục:

  • Phần 1. Từ đầu đến “ trên yên ngựa mỏi mòn ”: hình ảnh Lor-ca, con người tự do, nghệ sĩ cách tân.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “ máu chảy ”: Lor-ca bị hạ sát và nỗi xót xa về sự cách tân nghệ thuật còn dang dở.
  • Phần 3. Tiếp theo đến “ long lanh trong đáy giếng ”: niềm xót thương cho Lor-ca và những cách tân nghệ thuật còn dang dở của ông.
  • Phần 4. Còn lại: suy tư cuộc giải thoát, cách giã từ của Lor-ca.

– Mạch cảm xúc: sự thương xót, tiếc nuối với cái chết của Lor-ca và những cách tân nghệ thuật từ đó suy tư cuộc giải thoát, cách giã từ của Lor-ca.

Câu 2. Tác giả Thanh Thảo đã dùng những từ ngữ, hình ảnh nào để gợi tả hình tượng nhà thơ Lor-ca trong hai khổ thơ đầu. Những từ ngữ, hình ảnh đó có điểm gì độc đáo?

Hướng dẫn giải:

Những từ ngữ, hình ảnh:

– “những tiếng đàn bọt nước”: hình ảnh tượng trưng, dùng biện pháp tu từ chuyển đổi cảm giác âm thanh được cảm nhận bằng thị giác; gợi sự sáng tạo mong manh, ngắn ngủi, tan vỡ đột ngột nhưng sinh sôi bất tận.

– “áo choàng đỏ gắt”: hình ảnh thực, tượng trưng thể hiện đấu trường quyết liệt, nơi người nghệ sĩ đang đương đầu với những thế lực tàn bạo, hà khắc

– “ đi lang thang về miền đơn độc, yên ngựa mỏi mòn, vầng trăng chếnh choáng”: trên con đường đấu tranh cho tự do và cái mới, người nghệ sĩ luôn phải hành trình cô đơn, đơn độc

– “Li-la li-la li-la”: nghệ thuật láy ấm, gợi hợp âm của tiếng đàn

– Hình ảnh đối lập: “hát nghêu ngao – áo choàng bê bết đỏ”, tượng trưng cho sự đối lập giữa khát vọng tự do của người nghệ sĩ với những thế lực phát xít tàn bạo.

– “Lor-ca bị điệu về bãi bắn/chàng đi như người mộng du” : khi cận kề cái chết, chàng chỉ say mê với những cách tân nghệ thuật chân chính.

=> Hệ thống hình ảnh vừa mang tính tả thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng, ẩn dụ, qua đó, tác giả thể hiện cái chết đầy bi thảm của Lor-ca

=> Vẻ đẹp của Lor-ca, một người nghệ sĩ luôn khao khát cách tân nghệ thuật.

Câu 3. Tìm một số biểu tượng được dùng trong bài thơ. Lí giải ý nghĩa của những biểu tượng đó.

Hướng dẫn giải:

Một số biểu tượng:

  • “những tiếng đàn bọt nước”: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, âm thanh được cảm nhận bằng thị giác, gợi sự sáng tạo mong manh, ngắn ngủi, tan vỡ đột ngột nhưng sinh sôi bất tận.
  • “áo choàng đỏ gắt”: gợi về nơi đấu trường khốc liệt, người nghệ sĩ đang đương đầu với những thế lực tàn bạo, hà khắc.
  • “yên ngựa mỏi mòn”: hình ảnh người nghệ sĩ cô đơn, mệt mỏi
  • “vầng trăng chếnh choàng”: hình ảnh người nghệ sĩ tự do, tự tại.
  • “áo choàng bê bết đỏ”: gợi về cái chết của Lor-ca
  • “tiếng ghi ta nâu”: tình yêu dành cho những con đường, những mảnh đất ở Tây Ban Nha.
  • “tiếng ghi ta lá xanh”: tình yêu cuộc sống mãnh liệt.
  • “tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan”: Lor-ca bị sát hại, nghệ thuật cũng dang dở.
  • “tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy”: tiếng đàn giống như một sinh thể có hồn, bị hủy hoại để rồi vỡ tan tành, chảy thành từng dòng máu.

Câu 4. Việc lặp lại âm thanh tiếng đàn “li-la li-la li-la” có tác dụng gì?

Hướng dẫn giải:

Giai điệu “Li-la li-la li-la”: tiếng ghi ta bất tử dùng người nghệ sĩ đã chết, có thể là vòng hoa tử đinh hương viếng linh hồn Lor-ca.

Câu 5. Nhạc điệu của khổ thơ thứ hai, thứ ba có gì đặc biệt và được tạo nên từ những yếu tố nào?

Hướng dẫn giải:

Nhạc điệu của khổ thơ thứ hai, thứ ba có gì đặc biệt và được tạo nên từ những yếu tố: từ láy, lặp lại “li-la li-la li-la”

Câu 6. Nêu cảm nhận của bạn về hình tượng nhà thơ Lor-ca được thể hiện trong bài thơ.

Hình tượng nhà thơ Lor-ca được thể hiện trong bài thơ: người nghệ sĩ tài ba, nhưng bất hạnh.

Câu 7. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?

Hướng dẫn giải:

Cảm hứng chủ đạo: thương xót, tiếc nuối với cái chết của Lor-ca và những cách tân nghệ thuật của ông.

Câu 8. Xác định chủ đề, tư tưởng và thông điệp của bài thơ. Chủ đề, tư tưởng và thông điệp đó được thể hiện thông qua những biện pháp tu từ nào?

Hướng dẫn giải:

– Chủ đề: Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” viết về cái chết của Lor-ca, nhà thơ, họa sĩ, nhà viết kịch, nhà hoạt động sân khấu thiên tài người Tây Ba Nha. Qua bài thơ Thanh Thảo muốn bộc lộ sự thương xót, tiếc nuối với cái chết của Lor-ca và những cách tân nghệ thuật của ông.

– Thông điệp: nghệ thuật chân chính luôn tồn tại bất diệt

– Chủ đề, tư tưởng và thông điệp đó được thể hiện thông qua những biện pháp tu từ: điệp từ, ẩn dụ, nhân hoá

Trường Hải Tiến Giang sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 12: Đàn ghi ta của Lor-ca, hướng dẫn chuẩn bị bài nhanh chóng hơn.

Sending
User Review
0 (0 votes)

RELATED ARTICLES