asd
Trang chủGiáo DụcVăn, tiếng ViệtSoạn bài Chiều xuân, Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Chiều xuân, Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo

Chiều xuân là sáng tác hay và nổi tiếng bậc nhất của nữ sĩ Anh Thơ. Em hãy khám phá bài thơ này thông qua Soạn bài Chiều xuân do đội ngũ Trường Hải Tiến Giang biên soạn nhé!

Soạn bài Chiều xuân

* Soạn bài Chiều xuân – Gợi ý trả lời câu hỏi hướng dẫn đọc:

Câu 1 trang 20 SGK Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo – tập 1:

Bức tranh “Chiều xuân” qua ngòi bút của thi sĩ Anh Thơ hiện lên với những nét đặc biệt như:

– Đưa vào những hình ảnh quen thuộc, đặc trưng của làng quê Bắc Bộ: con đò, bến đò vắng khách, quán nước, hoa xoan, chim sáo, đàn trâu bò, cánh đồng lúa, con cò, cô nàng yếm thắm.

– Vẻ đẹp bình yên, tĩnh lặng nhưng có phần buồn bã trong khổ thơ đầu: con đò nằm cô đơn để mặc dòng nước đưa đẩy, mái nhà tranh nằm yên dưới màn mưa bụi, hoa xoan rụng tơi bời.

– Đến khổ hai, bức tranh thiên nhiên được tô điểm thêm phần sinh động nhờ màu sắc, chuyển động của sự vật: màu “biếc” của cỏ non ngập tràn cả dải đê, chim sáo “đen” “mổ vu vơ”, “cánh bướm rập rờn”, “trâu bò thong thả cúi ăn. Tuy những hành động của các loài vật không quá vội vã, ồn ào nhưng cũng đủ để góp phần làm vơi nỗi buồn vắng vẻ của bến đò chiều.

– Khổ cuối, “chiều xuân” trở nên tươi tắn, rộn rã, tràn đầy sức sống hơn với âm thanh của “Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra” và sự xuất hiện của “cô nàng yếm thắm” đang mải mê lao động “cúi cuốc cào cỏ”.

– Biện pháp “lấy động tả tĩnh”, tiếng vỗ cánh của lũ cò tuy rất nhẹ nhưng cũng làm cô gái giật mình.

– Giúp người đọc cảm nhận được vẻ tĩnh lặng, thanh bình của đồng quê. Ngoài ra, vẻ đẹp của cô thôn nữ đang trong tư thế lao động hòa quyện với cảnh sắc thiên nhiên khiến cho bức tranh có hồn và tươi đẹp hơn.

n6emvl

 

Câu 2 trang 20 SGK Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo – tập 1:

– Vần:

+ Vần chân: “vắng” – “lặng”, “cỏ” – “gió”, “ra” – “hoa”.

+ Vần thông: “trôi” – “bời”.

– Những từ được hiệp vần đều có âm tiết mở hoặc nửa khép, tạo âm hưởng vang vọng, gợi liên tưởng đến không gian mênh mông, rộng lớn, vắng lặng của làng quê.

– Nhịp: chủ yếu là nhịp 4/3 đều đặn, nhịp nhàng cho ta thấy chuyển động chậm rãi, khẽ khàng, thậm chí đứng yên của những sự vật xuất hiện trong bài thơ. Chính nó đã góp phần lột tả vẻ đẹp đặc trưng của chiều xuân thanh bình, yên ả có phần hơi buồn nhẹ nơi thôn xóm.

Câu 3 trang 20 SGK Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo – tập 1:

Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bức tranh quê trong bài thơ đã đem đến cho em suy nghĩ:

– Cần sống chậm để lắng nghe từng biến chuyển của thiên nhiên.

– Cố gắng huy động hết mọi giác quan để quan sát, cảm nhận từng vẻ đẹp, khoảnh khắc tuyệt diệu của cuộc sống.

– Nếu có mệt mỏi, hãy tìm đến thiên nhiên để tìm lại cảm giác yên bình, cân bằng lại cuộc sống.

– – – – – – – – – – – – – – – – – – – HẾT – – – – – – – – – – – – – – – – – – –

Khung cảnh làng quê trong chiều xuân đượm buồn nhưng cũng đầy phong vị yên bình, nhẹ nhàng chính là cảm xúc chung trong bài thơ này. Mời em tham khảo thêm những bài khác cùng chủ đề có trên Trường Hải Tiến Giang như: Soạn bài Trăng sáng trên đầm sen, Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo; Soạn bài Cõi lá, Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Chiều xuân

Sending
User Review
0 (0 votes)

RELATED ARTICLES