Cụm từ Rẻ rách hay giẻ rách là đề tài muôn thủa được các bạn đọc tìm kiếm câu trả lời nhiều để thể áp dụng trong văn nói, văn viết đúng. Cùng Trường Hải Tiến Giang đi giải nghĩa cho từng từ rẻ rách và giẻ rách để hiểu hơn về hai từ này.
Ý nghĩa từ ghép cũng như từ ngữ tiếng Việt rất đa dạng, phong phú khiến cho nhiều người cảm thấy đau đầu khi gặp những từ dễ nhầm lẫn với nhau. Hơn nữa, từ địa phương, từ lóng xuất hiện ngày càng nhiều giúp tiếng Việt thêm mới mẻ. Trong đó có từ Rẻ rách và giẻ rách. Vậy rẻ rách hay giẻ rách, từ nào đúng chính tả?
Từ rẻ rách hay từ giẻ rách?
1. Rẻ rách hay giẻ rách, từ nào viết đúng chính tả?
Câu trả lời: Giẻ rách và rẻ rách đều là từ viết đúng chính tả. Tuy nhiên, tùy vào hoàn cảnh, ngữ cảnh mà dùng từ sẽ khác nhau.
* Rẻ rách là gì?
Rẻ rách là danh từ chỉ để nói tới, nhận xét giá trị sự vật, tâm tính, nhân cách con người, mang ý nghĩa là phê phán, châm biếm, khinh miệt người khác. Bởi từ rẻ ở đây là ý nói một cái gì đó có giá trị nhỏ, thấp hơn bình thường hay có thể không hiện hữu không thể cầm hay là thấy được mà nó nằm trong cảm nhận về giá trị (như mua với giá rẻ, rẻ như bèo, ham của rẻ, coi rẻ nhau, xem rẻ đồng tiền…) Từ rẻ này cùng nghĩa với từ rẻ mạt, rẻ rúng. Mọi người dùng từ rẻ rách khi nói hoặc trong văn viết nhằm mục đích là nói tới vấn đề, nhân cách ai đó không được tốt, muốn lên án.
Ví dụ:
– Tính cách thật rẻ rách.
– Đồ rẻ rách.
– Nhân cách rẻ rách.
– Thằng rẻ rách.
* Giẻ rách là gì?
Giẻ trong từ rẻ rách là mảnh vải vụn hay quần áo rách thải ra (như giẻ lau, giẻ rửa bát…). Còn rách là tính từ, chỉ trạng thái không còn nguyên mảnh, có những chỗ bị thủng, tách ra (như áo rách, xé rách quyển sách đó ra). Từ rách này trái nghĩa với từ lành. Do đó, từ rẻ rách là nói tới cái mảnh vải vụn, quần áo rách thải ra rách bị thủng, không còn giá trị, bị vứt lung tung, bẩn thỉu. Theo nghĩa bóng, giẻ rách được dùng để nói cái gì đó bèo nhèo, lôi thôi, không có giá trị tồn tại, không được mọi người quan tâm.
Ví dụ:
– Ăn mặt như giẻ rách.
– Quần áo của mày trông chẳng khác gì cái giẻ rách vậy.
2. Cặp từ dễ gây nhầm lẫn
Cặp từ dễ gây nhầm lẫn như rẻ lau hay giẻ lau, gia nhập hay ra nhập
gi, d và r là một trong những phụ âm gây nhầm lẫn cho người đọc, tương tự như x và s, ch và tr…. Một số cặp bắt đầu từ gi, d và r cũng khiến cho nhiều người đau đầu phân biệt, không biết từ nào đúng, từ nào sai như:
– Gia nhập hay ra nhập => Đáp án: Gia nhập.
– Rẻ lau hay giẻ lau => Đáp án: Giẻ lau.
– Giao động hay dao động => Đáp án: Dao động.
– Giấu giếm hay dấu diếm => Đáp án: Giấu giếm.
– Giẫm đạp hay dẫm đạp => Đáp án: Cả hai đều đúng. Nhưng từ giẫm đạp được dùng nhiều hơn cả.
Hy vọng với câu trả lời trên đây, các bạn đã biết là nên dùng từ Rẻ rách hay giẻ rách rồi. Hy vọng từ giờ bạn có thể viết văn bản hoặc tự tin giao tiếp hàng ngày.
Ý nghĩa từ ghép cũng như từ ngữ tiếng Việt rất đa dạng, phong phú khiến cho nhiều người cảm thấy đau đầu khi gặp những từ dễ nhầm lẫn với nhau. Hơn nữa, từ địa phương, từ lóng xuất hiện ngày càng nhiều giúp tiếng Việt thêm mới mẻ. Trong đó có từ Rẻ rách và giẻ rách. Vậy rẻ rách hay giẻ rách, từ nào đúng chính tả?