Hình thoi là hình bình hành với độ dài 4 cạnh bằng nhau. Có nhiều cách khác nhau để tính diện tích hình thoi. Bài viết dưới đây, 9mobi sẽ hướng dẫn quy tắc tính diện tích hình thoi cùng những ví dụ minh họa dễ hiểu, giúp bạn đọc & các em học sinh lớp 4, lớp 5 củng cố lại phần kiến thức quan trọng trong toán học.
Là một loại hình học cơ bản trong chương trình Toán học tiểu học, tuy vậy, không phải ai cũng biết cách tính diện tích thoi. Để củng cố kiến thức Toán học của cá nhân, bạn cần tham khảo nội dung bài chia sẻ hình thoi là gì? quy tắc tính diện tích hình thoi của Trường Hải Tiến Giang. Từ những ví dụ minh họa dễ hiểu, bạn hoàn toàn có thể giải mọi bài toán từ đơn giản đến phức tạp liên quan tới loại hình này.
Quy tắc, công thức tính diện tích hình thoi chuẩn nhất
I. Định nghĩa hình thoi là gì?
Hình thoi là tứ giác có bốn cạnh bằng nhau. Hiểu một cách đơn giản hơn, hình thoi là hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau (có hai đường chéo vuông góc với nhau).
II. Quy tắc tính diện tích hình thoi kèm ví dụ dễ hiểu
1. Công thức tính diện tích hình thoi
Diện tích của hình thoi là diện tích được tính bằng một phần hai nhân với tích độ dài của hai đường chéo.
Công thức tính diện tích hình thoi:
S = 1/2 x (d1xd2)
Hoặc S = h x a
Trong đó:
– S: Là diện tích hình thoi.
– d1, d2: Là đường chéo của hình thoi.
– h: Là chiều cao của hình thoi.
– a: Cạnh hình thoi.
2. Giải bài tập tính diện tích hình thoi lớp 4, 5
Dựa vào cách tính diện tích hình thoi bởi nửa tích của 2 đường chéo, chúng ta có thể suy ra nhiều phương thức tính diện tích hình thoi khác nhau. Cụ thể:
2.1. Tính diện tích hình thoi dựa vào 2 đường chéo
Phương pháp giải: Bạn cần xác định độ dài của hai đường chéo hình thoi sau đó áp dụng đúng công thức: S = 1/2 x (d1xd2).
2.2. Tính diện tích hình thoi dựa vào chiều cao và cạnh đáy
Phương pháp giải: Bạn cần xác định chiều cao và cạnh đáy của hình thoi sau đó áp dụng công thức: S = a x h.
2.3. Tính diện tích hình thoi dựa vào công thức lượng giác
Phương pháp giải: Xét hình thoi ABCD và gọi độ dài cạnh của hình thoi là a. Áp dụng công thức lượng giác: S= a2 x sinα để tính toán diện tích của một hình thoi bất kỳ.
Lưu ý:
– S: Ký hiệu diện tích hình thoi
– a: Độ dài cạnh bên
– α: Số đo một góc bất kỳ thuộc hình thoi.
3. Ví dụ công thức, cách tính diện tích hình thoi
Để giúp bạn đọc & các em học sinh hiểu sâu hơn về quy tắc tính diện tích hình thoi, 9mobi xin được đưa ra một số ví dụ cụ thể như sau.
Bài toán 1: Có một cánh diều hình thoi, với hai đường chéo cắt nhau có độ dài lần lượt là 6cm và 8cm. Hỏi diện tích cánh diều hình thoi bằng bao nhiêu?
Giải:
Gán d1, d2 lần lượt là đường chéo của cánh diều hình thoi, ta có d1 = 6cm và d2 = 8cm.
Áp dụng công thức hình thoi S = 1/2 x (d1xd2) suy ra, diện tích cánh diều hình thoi sẽ là:
S = 1/2 x (6×8) = 1/2 x 48 = 24 (cm2).
Bài toán 2: Cho hình thoi ABCD, có cạnh a = 4cm, góc A = 35 độ. Diện tích hình thoi bằng bao nhiêu?
Giải:
Theo bài toán ta có a = 4, góc A = 35 độ.
Áp dụng công thức lượng giác, suy ra S = a2 x sinA = 42 x sin(35) = 9,176 (cm2)
Bài toán 3: Một hình thoi có cạnh đáy là 10 cm và chiều cao là 7 cm. Tính diện tích của hình thoi?
Giải:
Theo bài toán ta có h = 7cm, a = 10cm. Áp dụng công thức tính diện tích hình thoi S = a x h, suy ra diện tích hình thoi là:
S = 7 x 10 = 70 (cm2).
Như vậy, nếu áp dụng đúng quy tắc tính diện tích hình thoi mà 9mobi chia sẻ trong bài viết trên thì việc giải các bài toán liên quan tới hình học không gian này sẽ không còn làm khó bạn. Chúc các bạn học tốt!
Như đã đề cập ở trên, hình thoi là dạng đặc biệt của hình bình hành. Để dễ dàng phân biệt, so sánh và ghi nhớ cách tính chu vi, diện tích của 2 loại hình học này, bạn đọc có thể tham khảo thêm cách tính diện tích hình bình hành do Trường Hải Tiến Giang tổng hợp, chia sẻ.
Hình thoi là hình bình hành với độ dài 4 cạnh bằng nhau. Có nhiều cách khác nhau để tính diện tích hình thoi. Bài viết dưới đây, 9mobi sẽ hướng dẫn quy tắc tính diện tích hình thoi cùng những ví dụ minh họa dễ hiểu, giúp bạn đọc & các em học sinh lớp 4, lớp 5 củng cố lại phần kiến thức quan trọng trong toán học.