asd
Trang chủGamePlayStation tái cơ cấu - Dấu hiệu kết thúc một kỷ nguyên...

PlayStation tái cơ cấu – Dấu hiệu kết thúc một kỷ nguyên game Nhật Bản?

Cuối tháng 1 vừa qua, Sony đã thông báo về kế hoạch sát nhập các Cty con của mình và đây có phải là điềm báo cái kết cho một kỷ nguyên game Nhật Bản?

Cuối tháng 1 vừa qua, Sony đã thông báo về kế hoạch sát nhập các Cty game con của mình là Sony Computer Entertainment và Sony Network Entertainment International thành Sony Interactive Entertainment vào ngày 1 tháng 4 năm 2016. Sự hợp nhất này nhằm mục đích tập trung toàn bộ nguồn lực game của Sony – phần cứng, phần mềm và dịch vụ – hiện đang phân tán về mặt địa lý, giờ sẽ về cùng một cơ sở, giúp linh hoạt hơn trong việc phát triển và kinh doanh, phản ứng nhanh hơn trong một thị trường đang không ngừng biến động.

Trong khi nhiều người coi đây là một hành động rất logic, một số khác lại cho rằng nước đi này đồng nghĩa với việc Sony đã quyết định chuyển trụ sở chính cho mảng game của mình về San Mateo, trong thung lũng Silicon, California.

Ông Yoshida Kenichiro, phó chủ tịch kiêm giám đốc tài chính của Sony có đưa ra giải thích rằng việc sát nhập này phục vụ chính cho mong muốn lớn nhất của Cty là luôn duy trì vị thế trong top đầu của ngành công nghiệp game nói riêng và giải trí nói chung. Để làm được điều đó, Sony phải đón đầu những xu thế biến đổi mới nhất, và chúng thường bắt nguồn từ Mỹ.

PlayStation tái cơ cấu – Dấu hiệu kết thúc một kỷ nguyên game Nhật Bản?

Ảnh minh họa

Game vẫn luôn là một trong những ngành công nghiệp chủ đạo của Nhật Bản hàng thập kỷ nay. Theo như một khảo sát từ The Nikkei năm 2014, khoảng 70% thị trường game console toàn thế giới được nắm giữ bởi Sony và một “ông lớn” khác của Nhật Bản là Nintendo. Theo một nghiên cứu gần đây của bộ Công thương và Kinh tế Nhật Bản, quốc gia này chiếm tới khoảng 20% nội dung game trên thị trường toàn cầu, vượt xa sự hiện diện của họ trong những lĩnh vực khác như truyền hình hay âm nhạc.

Trong nhiều năm liền, Nintendo là người tiên phong của ngành game quốc dân, và SCE (Sony Computer Ent.) cũng đã đạt được thành công vang dội trong việc mở ra một thị trường mới cho riêng mình với PlayStation. Sony cũng đã hợp tác với Toshiba và IBM để phát triển ra một siêu chip mang tên Cell, và dẫn dắt ngành công nghiệp giải trí kỹ thuật số kể từ khi nó được sáng lập vào năm 1993.

Theo thông báo từ SCE, Cty vẫn sẽ duy trì một số chức năng tại Tokyo, bao gồm cả phát triển phần cứng, sau cuộc tái cơ cấu vào tháng 4 tới. Việc chuyển dịch tới Mỹ không có nghĩa là Nhật Bản sẽ mất đi ngành game của mình, nhưng đây là một sự kiện rất đáng quan tâm.

Trong cuốn sách “Google Hoạt động Như thế nào” của cựu CEO Google, Eric Schmidt và Jonathan Rosenberg có nói rằng, vị trí địa lý ngày nay “có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết”. Lập luận của cuốn sách này cho rằng: “Chúng ta thường nghĩ rằng sự xuất hiện của Internet và các công nghệ thông tin liên lạc khác sẽ dẫn tới nhiều địa điểm trung tâm xuất hiện hơn, và giảm thiểu tầm quan trọng của những nơi đang tồn tại, nhưng trên thực tế lại hoàn toàn ngược lại.”

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo đó, mỗi ngành công nghiệp lại có những địa điểm lý tưởng riêng có khả năng tạo ra tiềm năng phát triển cao nhất. Cuốn sách nhắc tới một vài địa điểm trung tâm như: New York, London, Hồng Kông, Frankfurt và Singapore đối với ngành tài chính; Boston và Basel đối với ngành công nghệ sinh học; và Singapore hay Thượng Hải đối với ngành hàng hải.

Nhiều người cho rằng Thung lũng Silicon hiện đang là trung tâm của ngành công nghệ thông tin, và khi mà công nghệ trở thành một phần tất yếu của hầu như mọi quá trình trong mọi ngành công nghiệp, sức hút của khu vực này còn mạnh hơn rất nhiều. Sự dịch chuyển trụ sở của một cái tên tầm cỡ như Sony có thể nói là đang phản ánh sự suy giảm về vị thế của một quốc gia đã từng thống trị ngành công nghiệp game toàn thế giới.

Đầu tuần trước tại Tokyo, Nintendo và GungHo Online Entertainment, một nhà phát hành game online nổi tiếng với tựa game mobile bom tấn “Puzzle and Dragons,” đã lần lượt công khai tình hình kinh doanh của mình trong quý tháng 10 – 12 năm 2015, và cả hai đều cho thấy sự xuống dốc của ngành game Nhật Bản.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Không chỉ ngành game, mà cả ngành sản xuất xe hơi của Nhật Bản cũng đang chuyển hướng định vị sang Thung lũng Silicon, khi “người khổng lồ” của ngành công nghiệp này là Toyota Motor cũng đã thông báo rằng Cty sẽ thành lập viện nghiên cứu trí tuệ nhân tạo tại Palo Alto, California. Nhật Bản được nhiều người coi là trung tâm của ngành sản xuất xe hơi thế giới, song theo như “Google Hoạt động Như thế nào”, vinh dự đó lại thuộc về nước Đức.

Những Cty lớn nhất của Nhật Bản giờ đây có vẻ chỉ hứng thú với những thương vụ sát nhập và thống nhất, như Cty sản xuất vật liệu xây dựng hàng đầu của quốc gia này là Nippon Steel & Sumitomo Metal cũng đang lên kế hoạch mua lại Cty lớn thứ 4 trong ngành là Nisshin Steel. Nhưng khả năng cao là những động thái này sẽ không giúp biến đất nước Nhật Bản thành trung tâm của ngành. Có lẽ thời kỳ mà Nhật Bản phải vật lộn để nắm vai trò chủ chốt trong một ngành công nghiệp nào đó đã đến sớm hơn chúng ta tưởng rất nhiều.

Theo Nikkei Asian Review

 

Changyou – Nghênh chiến năm 2016 với hàng loạt game bom tấn

>>

Cuối tháng 1 vừa qua, Sony đã thông báo về kế hoạch sát nhập các Cty con của mình và đây có phải là điềm báo cái kết cho một kỷ nguyên game Nhật Bản?

Sending
User Review
0 (0 votes)

RELATED ARTICLES