Cùng Phân tích Vội vàng của Xuân Diệu để thấy được tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết cùng tâm trạng lo âu, phấp phỏng của người thi sĩ trước từng bước đi của thời gian.
Bài văn mẫu Phân tích Vội vàng của Xuân Diệu
Phân tích Vội vàng của Xuân Diệu
1. Mẫu số 1:
Xuân Diệu là nhà thơ đắm say với sự sống trần thế, để thấy được cái “tôi” Xuân Diệu hối hả, vội vã trước sự sống của “thời tươi”, các em hãy cùng tham khảo bài Phân tích Vội vàng dưới đây nhé.
Bài làm:
“Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống rạt rào chưa từng thấy ở chốn non nước lặng lẽ này, Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc sống ngắn ngủi của mình” (Trích “Thi nhân Việt Nam”). Nhận định của nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã đánh giá về những đặc sắc chủ yếu trong sáng tác của nhà thơ Xuân Diệu – gương mặt tiêu biểu và có nhiều đóng góp nổi bật cho sự phát triển của phong trào thơ Mới. Một trong những tác phẩm thể hiện rõ điều này chính là “Vội vàng”. Qua bài thơ, chúng ta thấy được tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, lòng ham sống mãnh liệt cùng quan điểm sống tích cực của tác giả.
Trước hết, bài thơ “Vội vàng” đã thể hiện ý nguyện, tâm thế và mong muốn hành động của tác giả trước bước đi của thời gian…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.
Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu – 3 bài văn mẫu hay nhất
2. Mẫu số 2:
Bài Phân tích bài thơ vội vàng dưới đây không chỉ mang đến cảm nhận về tình yêu cuộc sống, cái tôi đầy lo âu của Xuân Diệu trước bước đi của thời gian mà còn cho chúng ta thấy cá tính, phong cách sáng tạo “rất mới” của ông.
Bài làm:
“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”
( Giục giã – Xuân Diệu)
Xuân Diệu là một trong những cây đại thụ lớn của nền thi ca Việt Nam, ông còn được mệnh danh là “ông hoàng” của những bài thơ tình cháy bỏng, nồng nàn. Ngay trong lời thơ hay đời thực thì Xuân Diệu lúc nào cũng thể hiện được cái khát khao mãnh liệt với tình yêu, với cuộc đời. Không giống như những nhà thơ mới cùng thời, Xuân Diệu đã sớm khẳng định được cái tôi riêng biệt trong chất sống sôi nổi, cuồng say của mình. Vội vàng là một sáng tác rất tiêu biểu, nói lên tiếng của một trái tim đang khát khao, cuồng si với lẽ sống cuộc đời. Bài cũng chứa đựng cả nỗi trăn trở, khắc khoải, lo âu của Xuân Diệu trước sự trôi nhanh vội vã của thời gian…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.
3. Mẫu số 3:
Các em hãy cùng tham khảo bài văn mẫu Phân tích bài thơ Vội vàng dưới đây để thấy được bức tranh sự sống cùng tấm lòng tha thiết với sự sống trần thế của Xuân Diệu.
Bài làm:
Đến với Thơ mới là đến với thế giới cảm xúc muôn cung nghìn bậc, thế giới nghệ thuật muôn hình vạn trạng. Một Thế Lữ “rộng mở”, một Lưu Trọng Lư “mơ màng”, một Nguyễn Bính “quê mùa”, một Hàn Mặc Tử “kì dị”… Họ đều là những cái tên không thể bỏ quên khi nhắc về Thơ mới. Nhưng sẽ mãi mãi là thiếu sót, là chưa đủ nếu không có sự góp mặt của Xuân Diệu.
Xuân Diệu – nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Xuân Diệu – một trong ba đỉnh cao của thơ mới. Những tên gọi đầy trân trọng ấy đã xác lập một chỗ đứng riêng cho Xuân Diệu trong làng thơ, để đến tận hôm nay người đời vẫn không thôi nhắc đến và ngưỡng mộ.
“Hồn thơ Xuân Diệu là nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết”…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.
Bài văn Phân tích bài thơ Vội vàng tuyển chọn
4. Mẫu số 4:
Tìm hiểu về bài thơ Vội vàng cũng như cái tôi Xuân Diệu được thể hiện trong bài thơ này, các em hãy cùng tham khảo bài văn mẫu dưới đây nhé.
Bài làm:
“Vội vàng Xuân Diệu” là cái tôi đầy hân hoan, nồng nhiệt với từng dấu hiệu của sự sống nhưng lại đầy lo âu, phấp phỏng trước những bước đi thời gian của Xuân Diệu. Càng yêu cuộc sống bao nhiêu, Xuân Diệu càng lo sợ trước sự phai tàn của vẻ đẹp, của sự sống bấy nhiêu. Không thể sửa đổi quy luật chảy trôi của thời gian nên người thi sĩ ấy đã chủ trương sống vội, sống gấp để tận hưởng trọn vẹn những khoảnh khắc của thời tươi.
Ở Xuân Diệu chúng ta thường bắt gặp một cá tính thơ khoáng đạt, khác biệt và đầy sáng tạo có thể nói “có một không hai” trong thơ ca Việt Nam. Xuân Diệu đã mở màn cho “Vội vàng” bằng bốn câu thơ ngũ ngôn mà nhìn qua tưởng chừng “lệch nhịp” với toàn bài:
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.
Để nắm vững kiến thức Ngữ văn lớp 11, đặc biệt là những tác phẩm quan trọng, bên cạnh bài Phân tích bài thơ Vội vàng, các em có thể tham khảo thêm Phân tích Tràng giang, Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.
Cùng Phân tích Vội vàng của Xuân Diệu để thấy được tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết cùng tâm trạng lo âu, phấp phỏng của người thi sĩ trước từng bước đi của thời gian.