Các em cùng tham khảo bài văn mẫu và lập dàn ý phân tích nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện ngắn Chiếc lược ngà để hiểu rõ hơn tình cảm của bé Thu dành cho cha của mình (ông Sáu), đồng thời có thể hoàn thiện được bài tập làm văn khi gặp đề bài này.
Tên bài viết: Phân tích nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện ngắn Chiếc lược ngà
Phân tích nhân vật Bé Thu ngắn gọn
I. Dàn ý phân tích nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện ngắn Chiếc lược ngà
Dàn ý chi tiết phân tích nhân vật Bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà dưới đây giúp các em có thể hình thành sơ đồ cây, làm ý tưởng viết dễ dàng.
I. Mở bài
– Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Sáng và truyện ngắn Chiếc lược ngà: Tác phẩm được sáng tác vào năm 1966 khi miền Bắc đang trong thời kỳ hòa bình còn miền Nam vẫn đang trong ách thống trị của đế quốc Mỹ. Nhiều người con đất Bắc phải lên đường vào Nam để tham gia cuộc kháng chiến ác liệt.
– Dẫn dắt vấn đề: Phân tích nhân vật bé Thu để thấy được tình cảm cha con sâu nặng không chiến tranh nào có thể tàn phá.
II. Thân bài
* Khái quát cảnh ngộ của bé Thu: Ba đi chiến đấu từ khi bé còn rất nhỏ, nên hình ảnh người ba trong bé vô cùng ít ỏi. Gia đình chỉ cho bé xem hình ba mà thôi. … (còn tiếp)
Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY
II. Bài văn mẫu phân tích nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện ngắn Chiếc lược ngà
1. Bài văn mẫu 1
Bài văn mẫu Phân tích nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện ngắn Chiếc lược ngà dưới đây là bài văn được các thầy cô đánh giá cao, có đầy đủ ý nói về nhân vật bé Thu.
Bài làm
Có thể nói được rằng chính tình cảm thiết tha, gắn bó – tình cảm gia đình được xem như là một đề tài quan trọng của văn học Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến, đặc biệt là kháng chiến chống Mỹ. Minh chứng cho thấy trong những thời kỳ này có rất nhiều tác phẩm nổi danh đó chính là “Chiếc lược ngà”, “Bông cẩm thạch”,… Nhưng “Chiếc lược ngà” vẫn là một tác phẩm nổi trội hơn cả, làm lên sự thành công đó chính là nhân vật bé Thu.
Tác phẩm “Chiếc lược ngà” ra đời năm 1966 rồi được đưa vào tập truyện cùng tên của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Câu chuyện có lẽ cũng đã như được xây dựng trên một tình huống hiểu lầm đã có thể đạt được một hiệu quả nghệ thuật cao. Chính sự hiểu lầm như đã tạo nhiều bất ngờ cảm động. Đó là nhân vật anh Sáu đi kháng chiến chống Pháp từ khi đứa con duy nhất của anh chưa đầy một tuổi…. (còn tiếp)
Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY
Phân tích bé Thu ngắn gọn trong truyện ngắn Chiếc lược ngà
2. Bài văn mẫu 2
Bài văn mẫu Phân tích nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện ngắn Chiếc lược ngà này có cách mở bài gián tiếp hấp dẫn và lôi cuốn người đọc.
Bài làm
Tình cảm gia đình là một đề tài quan trọng của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Khai thác mảng đề tài này, Nguyễn Quang Sáng đã có một số tác phẩm đặc sắc như “Chiếc lược ngà”, “Bông cẩm thạch”,.. Trong đó, “Chiếc lược ngà” tạo được nhiều ấn tượng hơn cả. Một trong những yếu tố làm nên thành công của tác phẩm là nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật chính – nhân vật bé Thu – một cô bé cá tính, đáng yêu và có tình yêu ba tha thiết.
“Chiếc lược ngà” ra đời năm 1966 rồi được đưa vào tập truyện cùng tên (Chiếc lược ngà) của Nguyễn Quang Sáng. Câu chuyện được xây dựng trên một tình huống hiểu lầm tạo nhiều bất ngờ cảm động: Anh Sáu đi kháng chiến chống Pháp từ khi đứa con duy nhất của anh chưa đầy một tuổi. Từ đó hai ba con chưa hề gặp lại nhau, cho đến khi kháng chiến kết thúc, anh trở vể, đứa con gái tám tuổi không chịu nhận ba. Trong ba ngày ở nhà, bằng đủ mọi cách mà con bé vẫn không chịu gọi lấy một tiếng ba. Đến lúc phải ra đi nhận nhiệm vụ mới, bé Thu mới gọi anh bằng ba. Thật bất ngờ. Thì ra, nó không chịu nhận ba là vì vết thẹo trên má đã khiến anh không còn giống như trong bức ảnh chụp ngày cưới. Con bé chỉ gọi ba khi bà ngoại giải thích cho nó rõ điều này. … (còn tiếp)
Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY
3. Bài văn mẫu 3
Đây cũng là bài văn mẫu Phân tích nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện ngắn Chiếc lược ngà hay, phân tích bé Thu đầy đủ ý xuyên suốt từ đầu đoạn trích cho tới cuối đoạn trích.
Bài làm
Có những trang viết khiến người đọc rơi nước mắt khi chứng kiến những dằng xé, đau đớn và cả nước mắt. Có những nhân vật dù chỉ được vẽ qua nét bút của tác giả nhưng có sức ám ảnh. Nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà’ của Nguyễn quang sáng là một hình tượng luôn khiến người đọc xúc động mạnh khi lật giở từng trang viết của tác giả.
“Chiếc lược ngà” được sáng tác năm 1966, trong lúc cuộc kháng chiến đang diễn ra ác liệt, nhiều cam go. Ông Sáu lên đường ra chiến trận khi bé Thu chưa tròn một tuổi, nhưng khi ông trở về thăm con thì bé đã lớn và nhất quyết không nhận ba. Những day dứt, sự dằng xé, nước mắt, tủi hờn, mâu thuẫn nội tâm trong một đứa bé đã khiến cho cốt truyện được đẩy đến cao trào. Ba ngày ở cạnh ba nhưng bé Thu nhất quyết không chịu nhận, chỉ khi nghe bà ngoại kể về vết thẹo trên gương mặt ba thì lúc đó bé mới ôm chặt ông Sáu, không cho đi. Tình cảm cha con vỡ òa, cảm xúc trong lòng người đọc cứ thế tan chảy…. (còn tiếp)
Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY
4. Bài văn mẫu 4
Thông qua bài văn mẫu Phân tích nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện ngắn Chiếc lược ngà, các em dễ dàng cảm nhận được tình cảm, trạng thái nội tâm của nhân vật bé Thu.
Bài làm
Nguyễn Quang Sáng là nhà văn có rất nhiều những tác phẩm hay viết về những người dân Nam Bộ. Bởi ông vừa là một nhà văn nhưng cũng là một người chiến sĩ nên ông hiểu rõ những góc sâu trong tình cảm của những con người chiến sĩ luôn gần gũi bên cạnh mình. Những tác phẩm của ông mang lại rất nhiều dấu ấn trong lòng người đọc như Con chim vàng, Người quê hương, Chiếc lược ngà,… Trong số đó, tác phẩm mà em thích nhất chính là Chiếc lược ngà (1966). Câu chuyện đã làm cho chúng ta xúc động về tình cha con thắm thiết của bé Thu và anh Sáu trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt.
Bé Thu là một cô bé ương ngạnh và bướng bỉnh. Từ nhỏ, bé Thu đã không được gặp anh Sáu- cha của mình mà chỉ biết cha qua tấm ảnh cưới của cha mẹ. Bởi thế, trong lòng của cô bé, anh Sáu là một chiến sĩ cứu nước đẹp trai và thật yêu thương nó. Mãi cho tới khi bé Thu được bảy tuổi, anh mới có thời gian để về thăm nhà vài ngày. Những tưởng bé Thu sẽ nồng nhiệt đón chờ anh, thế nhưng, bé lại xa lánh người cha của mình và nhất quyết không chịu gọi một tiếng ” Ba” nào cả. … (còn tiếp)
Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY
Phân tích nhân vật bé Thu ngắn gọn nhất
5. Bài văn mẫu 5
Giới thiệu tác giả, tác phẩm và phân tích nhân vật bé Thu khi ông Sáu trở về nhà … đều được nêu trong bài văn mẫu Phân tích nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện ngắn Chiếc lược ngà dưới đây.
Bài làm
Nguyễn Quang Sáng là một trong những cây bút nổi tiếng trong dòng văn học hiện đại. Ông đã từng là người lính nên ông có những cảm nhận sâu sắc về cuộc đời và hoàn cảnh trong chiến tranh. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông là tác phẩm chiếc lược ngà. Trong tác phẩm thì nhân vật bé Thu cho ta thấy được khá rõ tình cảm sâu đậm của cha con. Em rất thích nhân vật này, vậy chúng ta cùng tìm hiểu nhân vật bé Thu.
Bé Thu có một người cha đang đi lính. Khi cha bé Thu trở về nhà thì lúc đó bé Thu đã được tám tuổi. Bé Thu không nhận ông Sáu là cha của bé Thu là cha. Vì vết sẹo bên má phải nhìn rất đáng sợ và không giống với hình chụp với mẹ bé Thu mà bé Thu đã biết. Khi ông Sáu phải trở về căn cứ thì lúc đó bé Thu đã nhận ông Sáu là cha. Ông Sáu đã hứa khi trở về sẽ tặng cho bé Thu một chiếc lược…. (còn tiếp)
Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY
6. Bài văn mẫu 6
Có một nhà văn đã nói rằng : “Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng chính cuộc sống viết ra”. Cuộc chiến tranh chống Mĩ của dân tộc ta với biết bao câu chuyện đã trở thành huyền thoại được các nhà văn ghi lại như những câu chuyện cổ tích hiện đại. Trong số ấy phải kể đến “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Nhân vật bé Thu trong truyện đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc về tình thương cha mãnh liệt và có cá tính mạnh mẽ.
Ra đời năm 1966, những năm tháng gian khổ, đau thương nhất của đồng bào Nam bộ trong 30 năm chiến tranh, “Chiếc lược ngà” được kể lại qua sự chứng kiến của bác Ba, người đồng đội của anh Sáu. Người đã lặng lẽ dõi theo từ đầu đến cuối câu chuyện cảm động của cha con anh Sáu- bé Thu. Qua sự quan sát tinh tế, sâu sắc của bác Ba, chúng ta mới thấm thía hết nỗi đau của người dân Nam bộ trong chiến tranh và sức mạnh của tình cha con thiêng liêng, bất tử.
Bé Thu trong câu chuyện, cũng như bao cô bé miền Nam khác đều thiếu thốn tình cha từ nhỏ do cuộc chiến tranh. Khi anh Sáu ra đi, em chưa đầy một tuổi, tám năm trời, cha con em chỉ biết nhau qua hai tấm ảnh. Lần về phép ba ngày của anh Sáu là cơ hội hiếm hoi để ba con Thu gặp gỡ nhau, bày tỏ tình phụ tử. … (còn tiếp)
Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY
7. Bài văn mẫu 7
Tương tự như các bài văn mẫu Phân tích nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện ngắn Chiếc lược ngà trên, bài văn này cũng nói được tấm lòng của bé Thu với người cha, phân tích rất chi tiết và cụ thể. Các em cùng tham khảo.
Bài làm
Chiếc lược ngà là truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Với cảm hứng viết về tình cha con và nỗi đau do chiến tranh, chuyện đã để lại cho người đọc những rung động thấm thía. Đặc biệt là diễn biến tâm lý và tình cảm tính cách của bé Thu trong lần gặp cha cuối cùng khi ông Sáu về thăm nhà.
Bằng nghệ thuật kể chuyện mang phong cách Nam Bộ với những tình huống bất ngờ. Tác giả đã để cho một nhân vật kể về nhân vật chính nhằm làm cho câu chuyện thêm khách quan và tin cậy. Đó là cách kể chuyện lồng trong chuyện, từ đó ta thấy rõ được những diễn biến tâm lý của nhân vật bé Thu.
Bé Thu là một cô bé có cá tính độc đáo mạnh mẽ. Bởi xa cha biền biệt và cũng chỉ vì một vết sẹo mà em vô tình không nhận ra cha, khi nhận ra cha thì mãi mãi em phải xa cha. Tình thương nỗi đau và sự uất hận đã giúp bé Thu sau này trở thành cô giao liên dũng cảm…. (còn tiếp)
Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY
trước đây, 9mobi cũng tuyển chọn và chia sẻ các bài văn mẫu cảm nhận về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà và bài văn mẫu cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà, các em có thể tham khảo để cảm nhận đoạn trích này rõ nét hơn cũng như làm văn hay, đủ ý.
Các em cùng tham khảo bài văn mẫu và lập dàn ý phân tích nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện ngắn Chiếc lược ngà để hiểu rõ hơn tình cảm của bé Thu dành cho cha của mình (ông Sáu), đồng thời có thể hoàn thiện được bài tập làm văn khi gặp đề bài này.