Viếng lăng Bác là tình cảm thương yêu, sự xúc động mãnh liệt của người con miền Nam khi lần đầu được ra thăm lăng Bác. Bài Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương sẽ giúp các em phân tích, tìm hiểu chi tiết về tình cảm của Viễn Phương cũng như của hàng triệu người con Việt Nam đối với Bác.
Tên bài viết: Em hãy phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương
Phân tích Viếng lăng Bác của Viễn Phương
I. Dàn ý phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương
Lập dàn ý là cách giúp các em học sinh có thể viết bài khoa học, đầy đủ ý. Sau đây là bài dàn ý của bài phân tích thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương, các em cùng tham khảo.
1. Mở Bài
Bài thơ Viếng lăng Bác được viết nên bởi những vần thơ thiết tha bày tỏ niềm thành kính và nỗi xúc động khi được ra thăm lăng Bác của Viễn Phương.
2. Thân Bài
*4 câu đầu:
– Lời xưng hô thân mật, gần gũi, như tình cảm của một đứa con thân yêu dành cho người cha đáng kính.
– Hàng tre xanh xanh ấy là sức sống bền bỉ, sự trường tồn của đất nước, dân tộc.
Phân tích thơ Viếng lăng Bác dàn ý
* 8 câu tiếp:
– Hình ảnh mặt trời ẩn dụ cho hình ảnh Bác
– Niềm yêu thương, xúc động kết thành những tràng hoa đẹp nhất, rực rỡ nhất dâng lên người.
– Ánh trăng sáng trong ấy như nhân cách vĩ đại của người, cao đẹp, gần gũi mà thân thương.
– Niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Bác
… (còn tiếp)
Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY
II. Bài văn mẫu phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương
1. Bài văn mẫu 1
Bài phân tích thơ Viếng lăng Bác dưới đây đã phân tích các khổ thơ, 4 câu đầu, 8 câu tiếp và 4 câu cuối. Thông qua bài phân tích này, các em dễ hình dung ra cách làm bài.
Bài làm
“Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác nỗi mong cha .”
Lời thơ của Tố Hữu vẫn còn vang động trong trái tim của nhân dân miền Nam. Nhà thơ Viễn Phương ra Hà Nội viếng lăng Bác, cảm xúc trào dâng trong lòng và ông đã sáng tác bài thơ ” Viếng lăng bác ” .
Đây là bài thơ đặc sắc nhất trong những bài viết về Bác ,diễn tả niềm kính yêu xót thương và biết ơn vô hạn của tác giả. Bài thơ được viết năm 1976, cuộc kháng chiến chống Mĩ vừa kết thúc, lăng chủ tịch vừa khánh thành , Viễn Phương ra thăm lăng Bác và bài thơ được sáng tác trong dịp đó, trích trong tập ” Như mây mùa xuân”Ngay từ câu mở đầu của khổ thơ một … (còn nữa)
Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY
2. Bài văn mẫu 2
Không chỉ hiểu về nội dung, nghệ thuật cũng như bồi đắp được tình cảm yêu mến bác Hồ vĩ đại mà thông qua bài văn mẫu phân tích bài thơ Viếng lăng Bác dưới đây giúp em nhanh chóng biết cách làm làm bài văn phân tích.
Bài làm
Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam – đã cống hiến trọn đời mình vì sự nghiệp giải phóng đất nước ta. Người ra đi năm 1969, để lại biết bao nỗi thương nhớ và xót xa cho Tổ quốc. Có nhiều nhà thơ đã viết bài thơ tưởng nhớ về Bác, và “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là một trong những bài thơ xuất sắc nhất. Chúng ta hãy cùng đến với bài thơ để cảm nhận được cảm xúc ấy.
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác…Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”. Năm 1976, sau ngày đất nước ta được hoàn toàn giải phóng, lăng Bác được khánh thành. Nhà thơ Viễn Phương từ miền Nam đã ra thăm lăng Bác. Cảm xúc dâng trào, nhà thơ đã làm một bài thơ như một lời bộc bạch chân tình của hàng triệu người con miền Nam với Bác. Đây là một bài thơ đặc sắc, giàu ý nghĩa, làm cho người đọc xúc động. … (còn nữa)
Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY
3. Bài văn mẫu 3
Dù là phân tích bài thơ Viếng lăng Bác nhưng trong bài cần phải có giới thiệu tác giả, tác phẩm bài thơ, nêu được sự biết ơn, lòng thành kính với bác.
Bài làm
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân vật lịch sử thân yêu nhất của dân tộc Việt Nam thế kỉ XX. Người để lại hình ảnh một người Cha già hiền từ, một tên gọi Bác thân thiết, người hiện thân cho những gì cao đẹp và mạnh mẽ của dân tộc. Lăng Bác trở thành nơi lưu giữ bóng dáng Bác lúc sinh thời, nơi chiêm ngưỡng thành kính của nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.
Biết bao nhà thơ đã làm thơ về Người, về lăng Người. “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là một bài thơ ngắn đầy xúc động, thể hiện tấm lòng của đồng bào miền Nam đối với Người. Mở đầu bài thơ, tác giả tự giới thiệu: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”. Lời thơ giản dị chứa đựng rất nhiều cảm xúc. Sinh thời, Người luôn nghĩ đến miền Nam. Nhà thơ Tố Hữu từng viết:
Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác nỗi mong Cha (Bác ơi) … (còn nữa)
Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY
Thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương
4. Bài văn mẫu 4
Bài thơ Viếng lăng bác được ra đời khi nhà thơ Viễn Phương ra lăng thăm Bác thể hiện niềm thành kính, niềm xúc động. Cấc em cùng tham khảo để có thể viết bài văn phân tích bài thơ Viếng lăng Bác hay.
Bài làm
Viễn Phương là cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ. Đề tài trong thơ ông viết về vị lãnh tụ vĩ đại. Bài thơ ” Viếng lăng Bác” được sáng tác năm 1976 khi đất nước thống nhất, lăng Bác được khánh thành và tác giả được vào thăm lăng Bác.
Bài thơ là cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng bác, khi vào trong lăng Bác và những cảm xúc dâng trào cùng những ước nguyện khi ra về.Thơ của Viễn Phương có một giọng điệu nhẹ nhàng giàu cảm xúc. Giọng điệu ấy được thể hiện rõ ràng ngay ở lời xưng hô:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp Mưa sa đứng thẳng hàng” … (còn nữa)
Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY
5. Bài văn mẫu 5
Bài thơ Viếng lăng Bác nằm trong chương trình học ngữ văn. Các em cần chú ý học thuộc để và tham khảo bài văn mẫu dưới đây khi gặp bài phân tích bài thơ Viếng lăng Bác để có thể viết bài hay, hoàn chỉnh.
Bài làm
Viếng lăng Bác, bài thơ ngắn mà ý thơ, hình tượng thơ, cảm xúc thơ sâu lắng, hàm súc và đẹp. Viễn Phương đã chọn thể thơ mỗi câu tám từ, mỗi khổ bốn câu, toàn bài bốn khổ – một sự cân đối hài hòa để biểu hiện một giọng điệu thơ nghiêm trang, kính cẩn. Bài thơ là tấm lòng yêu thương, kính trọng và biết ơn Bác.
Tâm tình của nhà thơ, của mỗi người Việt Nam và của cả dân tộc.Sau ngày Bác Hồ “đi xa”, bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương là một trong những bài thơ viết về Bác đặc sắc nhất. Bài thơ diễn tả niềm kính yêu, sự xót thương và lòng biết ơn vô hạn của nhà thơ đối với lãnh tụ bằng một ngôn ngữ tinh tế, giàu cảm xúc sâu lắng. Nó đã được phổ nhạc, lưu truyền sâu rộng trong nhân dân. Câu thơ mở đầu cho thấy xuất xứ của bài thơ: … (còn nữa)
Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY
Phân tích thơ Viếng Lăng Bác
6. Bài văn mẫu 6
Mở đầu vào bài văn mẫu phân tích bài thơ Viếng lăng Bác là đoạn trích dẫn trong bài thơ. Các em có thể dùng cách này để làm bài tốt khi chưa biết cách vào bài như thế nào.
Bài làm
“Bác đã đi rồi sao Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời”
(Tố Hữu)
Có thể nói sự ra đi của vị lãnh tụ vĩ đại là một mất mát lớn đối với tất cả nhân dân Việt Nam. Có không ít những lời thơ thể hiện niềm thương xót xúc động trước sự ra đi của Bác. Tuy một năm sau ngày đất nước ta hoàn toàn thống nhất Viễn Phương mới có cơ hội ra thăm lăng Bác nhưng ông cũng không kìm nén được dòng cảm xúc của mình. Sự xót xa, thương nhớ ấy được tác giả bộc lộ qua bài thơ “Viếng lăng Bác”
Mở đầu bài thơ, Viễn Phương đã nêu lên hoàn cảnh mình ra thăm lăng Bác:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng”. … (còn nữa)
Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY
7. Bài văn mẫu 7
Thông qua bài văn mẫu Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác dưới đây, các em học sinh sẽ nhanhh chóng có được ý tưởng viết văn, từ đó viết bài hoàn chỉnh, đầy đủ ý.
Bài làm
Nhắc đến nhà thơ Viễn Phương là nhắc đến một thi sĩ với hồn thơ nhẹ nhàng, man mác, bâng khuâng. Thơ ông lay động lòng người bởi sự tinh tế trong cách diễn đạt cảm xúc, hình ảnh thơ giản dị mà sâu sắc. Bài thơ Viếng lăng Bác là một bài thơ như thế, bằng tình cảm chân thành bình dị của một người con miền Nam, Viễn Phương đã viết nên những vần thơ thiết tha bày tỏ niềm thành kính và nỗi xúc động khi được ra thăm lăng Bác.
” Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”
Lời xưng hô thân mật, gần gũi, như tình cảm của một đứa con thân yêu dành cho người cha đáng kính. Sau bao khát khao mong ước, hôm nay người con ấy có cơ hội được viếng lăng Bác, nỗi xúc động, nghẹn ngào thốt lên thành tiếng như thoả lòng mong mỏi gặp Bác bấy lâu. Nơi miền Nam xa xôi, người con ấy mang cả trái tim của hàng triệu đồng bào miền Nam đang dõi theo người, ấm áp biết bao. Đứng trước lăng là hàng tre xanh bát ngát trong sương mai buổi sớm, hàng tre ấy vẫn hiên ngang, đứng bên người, chở che cho người. … (còn nữa)
Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY
8. Bài văn mẫu 8
Bài văn mẫu phân tích bài thơ Viếng lăng Bác dưới đây đã nêu đầy đủ ý theo từng khổ thơ giúp thể hiện được tình cảm của tác giả với bác Hồ kính yêu.
Bài làm
Bác Hồ luôn là đề tài muôn thuở trong thơ ca của Việt Nam. Người là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thơ, nhà văn thể hiện tài năng trong các tác phẩm của mình. Có thể nói, Bác chính là hình ảnh đẹp nhất, ngời sáng nhất trong thơ ca Việt Nam. Không ít tác phẩm viết về Người, viết về những cuộc viếng thăm, gặp gỡ Người, nhưng có lẽ, cảm xúc nhất trong những tác phẩm đó là “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương. Bài thơ là nỗi niềm của một người con ở tận miền Nam xa xôi được trở ra thăm Bác sau ngày Bác đi xa.
Viễn Phương là một nhà thơ xuất hiện khá nhiều trong dòng văn học Cách mạng ở miền Nam từ những ngày còn trong thời gian chiến đấu. Nhưng tác phẩm “Viếng lăng Bác” có lẽ là tác phẩm thành công nhất của ông khi viết về Bác Hồ. Cả bài thơ chứa đựng trong đó là nỗi niềm đau xót, là sự xúc cảm chân thành dành cho vị Cha già của dân tộc của một người con nơi phương xa được trở về thăm.
Mở đầu bài thơ, tác giả đã mở lời chào giới thiệu với chúng ta, với Bác Hồ kình yêu rằng:
… (còn nữa)
Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY
Bài văn mẫu Cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác cũng được Taimienphi.vn tổng hợp và chia sẻ, câu hỏi này thường xuất hiện trong bài thi nên để đạt điểm cao, các em có thể tham khảo để có ý tưởng viết và hoàn thiện bài văn cho mình tốt nhất.
Viếng lăng Bác là tình cảm thương yêu, sự xúc động mãnh liệt của người con miền Nam khi lần đầu được ra thăm lăng Bác. Bài Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương sẽ giúp các em phân tích, tìm hiểu chi tiết về tình cảm của Viễn Phương cũng như của hàng triệu người con Việt Nam đối với Bác.