Nhập khẩu là vấn đề được quan tâm tại nhiều quốc gia, mà trong hoạt động nhập khẩu khái niệm nhập siêu cũng thường được nhắc đến. Vậy hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu thông tin nhập siêu là gì? Mục lục bài viết [Ẩn]
- 1. Khái niệm nhập siêu là gì? Việt Nam có phải nước nhập siêu?
- 2. Tác động của nhập siêu đến nền kinh tế
- 2.1 Tác động tích cực của nhập siêu
- 2.2 Tác động tiêu cực của nhập siêu
- 3. Công thức tính nhập siêu chuẩn xác
- 4. Một số giải pháp để hạn chế tình trạng nhập siêu là gì ?
1. Khái niệm nhập siêu là gì? Việt Nam có phải nước nhập siêu?
Nhập siêu là khi cán cân thương mại hàng hoá có giá trị nhỏ hơn 0 (zero), tức là tổng giá trị nhập khẩu hàng hoá lớn hơn tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định.
Khái niệm nhập siêu là gì? (Ảnh minh hoạ)
Theo thông tin được ghi nhận tại Hội nghị Tổng kết ngành Công thương được tổ chức vào ngày 20/12/2023, mặc dù năm 2023 Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá do tăng trưởng kinh tế, nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh tại nhiều thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU,… nhưng Việt Nam vẫn tận dụng được cơ hội từ sự phục hồi các thị trường lớn để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
Qua đó, nước ta đã đạt được tổng kim ngạch xuất nhập khẩu khoảng 683 tỷ USD, trong đó xuất khẩu ước đạt khoảng 354,5 tỷ USD, còn nhập khẩu là 325,8 tỷ USD. Do vậy, Việt Nam không phải nước nhập siêu mà vẫn đang tiếp tục là nước xuất siêu.
Việt Nam là nước xuất siêu (Ảnh minh hoạ)
2. Tác động của nhập siêu đến nền kinh tế
Bạn đã hiểu rõ về khái niệm nhập siêu là gì? Vậy nhập siêu ảnh hưởng đến nền kinh tế ra sao?
Nhập siêu tồn tại hai mặt tích cực và tiêu cực trong mối quan hệ kinh tế – xã hội của từng nước, nhập siêu thể hiện các mặt tích cực và tiêu cực ở những phương diện sau:
2.1 Tác động tích cực của nhập siêu
-
Ở các quốc gia chưa có đủ điều kiện để sản xuất các nguyên liệu cao cấp thì nhập khẩu nguyên liệu từ các nước khác là giải pháp tối ưu để có thể bắt kịp chiến lược hiện đại hoá và công nghiệp hoá theo hướng xuất khẩu.
-
Việc nhập khẩu các sản phẩm tiêu dùng để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển nguồn nhân lực cho đất nước.
-
Việc thu các nguồn vốn ODA từ các tổ chức tài chính quốc tế thông qua hoạt động nhập khẩu giúp cải thiện cơ sở hạ tầng một cách nhanh chóng, từ đó tạo nền tảng để phát triển kinh tế.
-
Các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài cũng góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn.
2.2 Tác động tiêu cực của nhập siêu
-
Khi hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ nước khác về nước mình có thể gây ra tâm lý sính ngoại, thích dùng các sản phẩm nhập khẩu hơn các sản phẩm trong nước. Từ đó dẫn đến sản phẩm và hàng hoá sản xuất nội địa khó cạnh tranh được với các sản phẩm và hàng hóa ngoại địa
-
Nhập siêu là yếu tố gây gia tăng nợ công: việc nhập siêu thường xuyên sẽ dẫn đến các ngoại tệ dùng được tăng lên, và gây ra tình trạng cạn kiệt các ngoại tệ, nếu như nhập siêu vẫn kéo dài trong một thời gian dài thì nguy cơ khiến nước đó tăng dần số nợ công.
-
Ngoài ra, nhập siêu là nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, bởi những nước nào có tỉ lệ nhập siêu cao thì nguy cơ thất nghiệp cũng rất cao. Tuy vậy, hai nước Mỹ và Trung Quốc có tỉ lệ nhập siêu tương đối cao những mức thất nghiệp vẫn duy trì ở 5%.
-
Thị trường chứng khoán trong nước sẽ phải hứng chịu những hậu quả nghiêm trọng nếu như tình trạng nhập siêu vẫn kéo dài.
3. Công thức tính nhập siêu chuẩn xác
Để có thể tính được nhập siêu chính xác, bạn hãy áp dụng công thức tính như sau:
Nhập siêu = Giá trị nhập khẩu – giá trị xuất khẩu
Trong đó:
Giá trị nhập khẩu được hiểu là tổng giá trị hàng hoá nhập khẩu vào trong nước trong một thời gian nhất định.
Giá trị xuất khẩu được hiểu là tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu ra thị trường nước ngoài trong một thời gian nhất định.
Nếu như kết quả cuối cùng là một giá trị (+) thì đó là trường hợp xuất siêu, còn nếu như kết quả là một giá trị (-) thì đó là trường hợp nhập siêu. Cho nên nhập siêu cũng là một chỉ số rất quan trọng để có thể đánh giá sức khỏe kinh tế của một nền quốc gia, từ đó cần điều chỉnh nhiều chính sách để có thể hội nhập được với kinh tế thế giới.
4. Một số giải pháp để hạn chế tình trạng nhập siêu là gì ?
Để giảm thiểu tình trạng nhập siêu ta cần tập trung vào hai biện pháp chính: tăng cường nhập khẩu và hạn chế nhập khẩu.
Tăng cường nhập khẩu
-
Gia tăng quy mô nhờ dựa vào lợi thế lao động và quy mô của hàng công nghiệp chế biến sẵn để chuyển dịch cơ cấu hàng hóa hướng đi xuất khẩu, từ đó gia tăng được tỷ trọng. Từng bước để phát triển ngành kinh tế nhờ vào thông tin công nghệ cao, chú trọng phát triển các lĩnh vực trọng tâm như: tài chính, du lịch và giáo dục đào tạo ra những nhân tài phục vụ cho đất nước.
-
Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp để giảm thiểu những chi phí không cần có, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình. Xem xét lại các khả năng cung cấp dịch vụ để từ đó có hướng điều chỉnh giá sao cho phù hợp nhằm tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất.
-
Cần thúc đẩy cải cách doanh nghiệp, ưu tiên cho các doanh nghiệp nhà nước, sau đó cần tạo ra nhiều chính sách để có thể tiếp thêm sức mạnh cho khu vực tư nhân. Cần tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, phá bỏ những rào cản không cần thiết.
-
Thúc đẩy mạnh hoạt động quảng bá hình ảnh và thương hiệu Việt Nam tại các quốc gia mà Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trường nhằm giới thiệu sản phẩm và giữ vững thương hiệu, sau đó phát triển sang nhiều thị trường tiềm năng khác.
-
Đẩy mạnh việc xuất khẩu các mặt hàng mà Việt Nam đang nắm giữ chủ chốt như: thuỷ hải sản, thủ công mỹ nghệ, may mặc, da giày… từ đó sẽ phát triển ra nhiều mặt hàng có tiềm năng khác.
Đẩy mạnh xuất khẩu là giải pháp hạn chế nhập siêu (Ảnh minh hoạ)
Hạn chế nhập khẩu
-
Cần cố gắng hoàn thiện sớm các chính sách thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, thu hẹp phạm vi miễn giảm thuế, cần cải cách thủ tục hành chính về thuế nhập khẩu, hoàn thiện chính sách pháp luật về miễn giảm thuế.
-
Quản lý nghiêm về hàng nhập khẩu, tuyên truyền để người dân không nên mua hàng quá xa xỉ, những mặt hàng nhập khẩu từ thị trường quốc tế, mà thay vào đó nên ủng hộ hàng nội địa.
-
Tập trung nghiên cứu các thiết bị thiết bị hiện đại để phục vụ cho nhu cầu sản xuất, từ đó tự cung cấp các nguyên liệu cho quá trình sản xuất mà không cần nhập khẩu từ nước khác.
Nói tóm lại, ngoài việc tăng số lượng xuất khẩu và hạn chế việc nhập khẩu thì còn cần chú trọng đến một vài giải pháp như sau: môi trường đầu tư cần được cải thiện và kinh tế nên được chuyển dịch theo cơ cấu hiện đại hoá, công nghiệp hoá, tìm hướng đầu tư cho các ngành phụ trợ, khai thác tiềm năng xuất khẩu của nhiều sản phẩm và dịch vụ, kinh tế đất nước vẫn phát triển mặc dù hạn chế nhập
khẩu.
Do vậy, nếu muốn giảm tỷ lệ nhập siêu ngoài việc hạn chế xuất khẩu thì phải tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, dùng nhiều biện pháp đồng bộ để tăng tỉ lệ sản phẩm chất lượng cao nhằm phục vụ kinh tế.
Bài viết trên đã cung cấp cho các bạn những thông tin về nhập siêu là gì, hy vọng bài viết đã giải đáp mọi thắc mắc của bạn.Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.