Nghe có vẻ khó tin, nhưng Bharat Jain, một người ăn xin trên đường phố Mumbai, Ấn Độ được công nhận là người ăn xin giàu có nhất thế giới.
Với tài sản ròng trị giá 7,5 crores INR (gần một triệu USD), Bharat Jain đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới và hầu hết các phương tiện truyền thông đều gọi anh ấy là “Người ăn xin giàu nhất thế giới”. Câu chuyện đã được đưa lên truyền hình, mạng xã hội và báo chí khắp thế giới.
Vì vậy, chính xác thì anh ta giàu đến mức nào?
Theo tờ Economic Times, Bharat Jain không được học chữ vì quá nghèo và phải đi ăn xin để kiếm sống. Khác với cha, những người con của Bharat Jain đã hoàn thành chương trình giáo dục và có việc làm.
Bharat Jain, người ăn xin giàu nhất thế giới
Sinh ra trong hoàn cảnh nghèo khó, Bharat Jain không được học hành đến nơi đến chốn. Cuộc sống của anh ấy và gia đình ban đầu rất khó khăn khi không có bất kỳ khoản thu nhập cố định nào.
Bharat Jain sống ở Mumbai, thủ đô tài chính của Ấn Độ và là quê hương của Bollywood, nơi có mức chi phí sinh hoạt cực kỳ cao. Anh ta bắt đầu ăn xin trên đường phố từ 10 đến 12 giờ mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu tiền bạc của mình.
Dần dần, thu nhập hàng tháng từ việc ăn xin của anh ấy đạt từ 60.000 INR đến 75.000 INR (17 triệu đồng đến 21 triệu đồng). Các khu vực ăn xin quen thuộc của anh ta là xung quanh ga xe lửa Chhatrapati Shivaji Terminus và sân thể thao Azad Maidan.
Cả hai địa điểm này đều nằm trong số những vị trí đắc địa nhất ở Mumbai. Trong đó nhà ga Chhatrapati Shivaji, trước đây là nhà ga Victoria, là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận ở Mumbai, Ấn Độ, là một nơi tấp nập người qua lại cả ngày lẫn đêm.
Nhà ga Chhatrapati Shivaji.
Ở thời điểm hiện tại, anh ta được cho là người ăn xin giàu nhất ở Ấn Độ và được cho là của thế giới. Giá trị tài sản ròng của anh ấy là 7,5 crores INR, tương đương với gần một triệu USD. Ngay cả những người thuộc tầng lớp trung lưu ở Ấn Độ, làm việc cật lực từ 8 đến 10 giờ mỗi ngày cũng không sở hữu được sự giàu có như vậy.
Hành trình “làm giàu” của Bharat Jain
Theo dữ liệu mới nhất về Chỉ số Nghèo Đa chiều (MPI) toàn cầu do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Sáng kiến Nghèo đói và Phát triển Con người Oxford (OPHI) thông báo, trong 15 năm qua, Ấn Độ đã chứng kiến 415 triệu người thoát nghèo ở hoặc dưới mức nghèo khổ.
Bharat Jain là một người có xuất thân nghèo khó. Kế sinh nhai duy nhất mà anh ấy biết là “ăn xin”, và anh ấy đã xoay sở để biến nó trở nên sinh lời một cách kỳ lạ.
Gia đình anh bao gồm vợ, hai con trai, một anh trai và cha anh. Thông qua quá trình ăn xin, Bharat Jain đã tích cóp được một khoản tiền và đầu tư tiền kiếm được vào bất động sản để có thể kiếm được tiền lãi từ nó.
Bất chấp nhiều lần gia đình yêu cầu anh ta ngừng “hành nghề” ăn xin, nhưng Bharat vẫn dành 10 đến 12 giờ mỗi ngày trên đường phố của đô thị tài chính Ấn Độ để ăn xin. Điều này có nghĩa gia tài của Bharat Jain sẽ còn tăng lên trong tương lai.
Ở thời điểm hiện tại, anh ấy sở hữu một căn hộ hai phòng ngủ ở Mumbai trị giá 1,2 crore INR (khoảng 3,4 tỷ đồng) và hai cửa hàng cho thuê ở Thane tạo ra thu nhập cho thuê hàng tháng là 30.000 INR (khoảng 8,5 triệu đồng).
Mặc dù không thể hoàn thành việc học của mình, nhưng hai con trai của anh ta đã có điều kiện để học hành đến nơi đến chốn. Các thành viên khác trong gia đình anh hiện đang kinh doanh một cửa hàng văn phòng phẩm và đã thoát nghèo thành công. Bharat và gia đình sống trong căn hộ có một phòng ngủ, sảnh và nhà bếp ở Parel, Mumbai.
Bất chấp nhiều lần gia đình yêu cầu anh ta ngừng “hành nghề” ăn xin, nhưng Bharat vẫn dành 10 đến 12 giờ mỗi ngày trên đường phố của đô thị tài chính Ấn Độ để ăn xin.
Trong khi nhiều người dân ở Ấn Độ đang phải vất vả làm việc suốt nhiều giờ mỗi ngày để kiếm vài trăm rupee thì ông Bharat Jain, người được mệnh danh là “người ăn xin giàu nhất thế giới”, kiếm được hơn 2.000 INR/ngày bằng cách xin người hảo tâm bố thí. Qua năm tháng, Jain đã tích lũy được khối tài sản gần 1 triệu USD gồm một căn hộ 2 phòng ngủ ở thành phố Mumbai thuộc bang Maharashtra và 2 cửa hàng ở thành phố Thane cho thuê với giá 30.000 INR/tháng.
Ở Ấn Độ, không có luật nào xử phạt hành vi ăn xin. Tuy nhiên, một số tiểu bang và vùng lãnh thổ liên minh có luật chống ăn xin được hình thành dựa trên “Đạo luật ngăn chặn ăn xin Bombay năm 1959”. Theo đạo luật này, “người ăn xin” là một người không có bất kỳ phương tiện sinh sống rõ ràng nào và “ăn xin” bao gồm việc xin hoặc nhận bố thí ở nơi công cộng, cho dù có ca hát, nhảy múa, xem bói hay có dấu hiệu ốm yếu, dị tật, v.v. Nhưng đạo luật này cũng trao cho cảnh sát quyền bắt giữ hoặc giam giữ bất kỳ người ăn xin nào mà không cần lệnh.
Theo định nghĩa đó, việc Bharat Jain tiếp tục ăn xin trên đường phố, mặc dù gần như là một triệu phú, là điều hơi kỳ quặc. Trong khi hầu hết những người ở Ấn Độ làm việc 10 đến 12 giờ một ngày có thể không kiếm được 10 đô la, anh ấy vẫn kiếm được 2.000 đến 2.500 INR (25 đến 35 đô la) mỗi ngày, chỉ nhờ lòng tốt của mọi người.
>>