Nghị luận về ý thức học tập của học sinh bao gồm 2 gợi ý cách viết kèm theo 9 mẫu khác nhau cực hay. Qua bài văn thực trạng học tập của học sinh hiện nay giúp các bạn có thể tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội hay.
Thực trạng học tập của học sinh hiện nay cực chất được viết rất rõ ràng dễ hiểu. Qua đó giúp các bạn nhanh chóng nắm bắt kiến thức và cũng là tiết kiệm thời gian cho việc tìm kiếm. Từ đó các em hiểu được thực trạng học tập của các bạn học sinh, từ đó có biện pháp khắc phục. Bên cạnh đó để nâng cao kỹ năng viết văn nghị luận xã hội các bạn xem thêm: nghị luận về sự lười biếng, nghị luận về hiện tượng nghiện Tiktok của giới trẻ hiện nay.
Dàn ý nghị luận về ý thức học tập của học sinh
Dàn ý số 1
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý thức học tập của học sinh.
Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.
2. Thân bài
a. Giải thích
Ý thức học tập: là việc mỗi học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc học, từ đó có những phương pháp học tập hữu ích, cố gắng học hỏi, thực hành, trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân.
b. Phân tích
Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù.
Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc.
Yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
c. Liên hệ bản thân
Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,…
d. Phản biện
Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác. Lại có những bạn học sinh lười học, chưa thực sự tập trung vào việc học của mình,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: ý thức học tập của học sinh.
Dàn ý số 2
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề nghị luận: ý thức học tập.
2. Thân bài
a. Giải thích
Ý thức học tập là ý thức tự rèn luyện, trau dồi bản thân, thu nhận kiến thức và hình thành kỹ sống. Tự học là một ý thức tự giác vô cùng tích cực mà mỗi người cần rèn luyện.
b. Phân tích
– Biểu hiện của người có ý thức học tập:
- Luôn cố gắng, nỗ lực học tập, tìm tòi những cái hay, cái mới, không ngừng học hỏi ở mọi lúc mọi nơi.
- Có ý thức tự giác, không để người khác phải nhắc nhở về việc học tập của mình.
- Học đến nơi đến chốn, không bỏ dở giữa chừng, có hệ thống lại bài học, rút ra bài học, kinh nghiệm cho bản thân từ lí thuyết, sách vở.
– Vai trò, ý nghĩa của việc có ý thức học tập:
- Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.
- Tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác.
- Người biết tự học là người có ý thức cao, chủ động trong cuộc sống của chính mình, những người này sẽ đi nhanh đến thành công hơn.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người ham học, có tinh thần tự học và thành công để minh họa cho bài văn của mình.
d. Phản đề
Bên cạnh những tấm gương tốt về tinh thần tự học, chúng ta cần phê phán những tư tưởng sai lệch. Đó là những người không thấy được tầm quan trọng của việc học dẫn đến không có tinh thần chủ động học tập. Luôn ỷ lại, lười nhác, không có ý chí, nghị lực, học tới đâu hay tới đó.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: ý thức học tập và nêu cảm nghĩ, liên hệ bản thân.
Nghị luận về ý thức học tập của học sinh hiện nay – Mẫu 1
Bàn về vai trò của giáo dục và học tập, lãnh tụ Mandela khẳng định: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể dùng để làm sửa đổi thế giới”. Muốn thành công không có con đường nào khác ngoài con đường học tập. Để bắt kịp thời đại, nước ta cũng đề cao giáo dục là quốc sách. Chính phủ liên tục nâng cao, cải cách, điều chỉnh chương trình học tập, nâng cao hiệu quả giáo dục, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Thế nhưng, ý thức học tập của học sinh ngày nay không tương xứng với những kì vọng của đất nước.
Ý thức học tập là nhận thức của học sinh về vai trò và lợi ích của việc học đối với sự phát triển con người và toàn xã hội. Ý thức học tập thể hiện qua mục đích, động cơ, phương hướng và cách thức học tập ở trường lớp, trong công việc và ngoài đời sống. Ý thức học tập tích cực chính là động lực đưa con người đến thành công.
Có thể nói, so với thế hệ trước, ý thức học tập của học sinh ngày nay rất kém. Sự yếu kém này không phải là lượng tri thức tiếp thụ ít mà là mức độ quan tâm đến vấn đề học tập. Thái độ của học sinh đối với việc học thiếu nghiêm túc. Nhiều học sinh xem thường việc học tập tri thức và rèn luyện bản thân.
Hiện tượng học sinh lười biếng học bài, làm bài đã trở thành quen thuộc. Học sinh sơ là, bỏ học, trốn học diễn ra khá phổ biến ở các trường học. Rất đông học sinh không còn hứng thú với việc học. Họ thấy việc học rất nhàm chán. Đến lớp là một việc làm miễn cưỡng, không có niềm vui.
Nhiều học sinh mơ hồ trong việc xác định mục đích của việc học. Họ không biết học để làm gì? Nhiều học sinh không tìm thấy động lực, mục tiêu và định hướng trong học tập. Phần lớn học sinh thụ động trong học tập. Học sinh học để lấy điểm, học để lên lớp. Học để lấy bằng cấp chứ không phải là chiếm lĩnh và làm chủ tri thức.
Học sinh vào lớp thiếu nghiêm túc, hay nói chuyện và gây mất trật tự trong giờ học. Các trường hợp mất trật tự gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả giảng dạy. Số trường hợp vi phạm kỉ luật trong học tập không ngừng tăng cao. Không những thế, mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn.
Học sinh không thích học hoặc học kém các môn khoa học xã hội. Số học sinh lựa chọn học chuyên ban xã hội ngày càng giảm sút làm mất cân bằng trong nền giáo dục.
Bạo lực học đường ngày càng tăng cao. Theo số liệu thống kê đầu năm 2015 của Bộ GD&ĐT, trong một năm học, toàn quốc xảy ra khoảng 1.600 vụ học sinh đánh nhau ở cả trong và ngoài phạm vi nhà trường. Tương đương khoảng 5 vụ đánh nhau trong một ngày. Trong đó, hơn 5.000 học sinh xảy ra một vụ đánh nhau. Đã có khoảng 11.000 học sinh có một em bị buộc thôi học vì tội đánh nhau…
Nguyên nhân của việc học sinh đánh nhau hay nạn bạo lực học đường có thể xuất phát từ nhiều lí do. Có thể do mâu thuẫn, hiềm khích hay những lí do nhỏ nhặt khác. Song điều đó phản ánh sự xuống cấp trầm trọng của nền tảng đạo đức, thái độ, lối sống và ý thức học tập yếu kém của học sinh.
Nguyên nhân đầu tiên chính là do sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Cuộc sống sửa đổi khiến cho các giá trị truyền thống bị phá bỏ. Các giá trị mới phù hợp với thời đại chưa kịp hình thành. Khi con người kiếm tiền dễ hơn và trở nên giàu có hơn, họ lơ là việc học và rèn luyện bản thân. Con người trở nên buông thả, học đòi lối sống thời thượng một cách sáo rỗng. Họ lấy sự giải trí tầm thường và lối sống vật chất thực dụng là mục đích sống. Việc học trở nên nhàm chán, vô nghĩa.
Các phương tiện giải trí ngày càng chiếm lĩnh nhiều hơn thời gian của học sinh. Việc sa đà vào mạng xã hội, game,… khiến cho học sinh lơ là việc học tập. Sự xâm nhập của các trào lưu lệch lạc phá hỏng niềm đam mê học tập. Đặc biệt là tâm lí xã hội về vai trò của học tập. Những bất công trong xã hội khiến cho nhiều học sinh mất niềm tin vào học tập để thành công.
Suy thoái đạo đức của một số học sinh trong trường họ, kéo theo nó là sự lan tỏa của các thói hư tật xấu của nhiều học sinh khác, hình thành băng nhóm chống đối, học sinh quậy phá rất ngang tàng, bướng bỉnh ở một số trường học. Số vụ bạo lực học đường từ đó cũng tăng cao, gây mất trật tự trường lớp, ảnh hưởng đến ý thức học tập của học sinh.
Một vài giáo viên suy thoái nhân cách khiến học sinh mất niềm tin vào trường học. Học sinh không còn yêu mến môn học. Việc học tập trở nên căng thẳng, đáng sợ.
Quy chế nhà trường chưa thật sự nghiêm khắc trong vấn đề xử lí hành vi vi phạm của học sinh. Điều đó khiến học sinh vi phạm còn tiếp tục tái diễn, nêu gương xấu trong nhà trường. Việc giáo dục nhân cách cho học sinh chưa thực sự được chú trọng.
Chương trình học tập và phương pháp giảng dạy còn nhiều bất cập. Bài học thiên về giảng dạy lý thuyết, ít các giờ thực hành sinh động. Học sinh thiếu các giờ hoạt động ngoại khóa năng động. Trường học thiếu trang thiết bị hỗ trợ học tập khiến giờ học nhàm chán. Hiện tượng học chay, học vẹt làm học sinh chán nản, buông bỏ việc học.
Vấn đề hỗ trợ tâm lí cho học sinh còn nhiều bất cập. Nhiều khi, học sinh vi phạm cần tư vấn tâm lí, hỗ trợ tinh thần nhưng không có người hỗ trợ. Sự khủng hoảng tâm lí lứa tuổi khiến các em bất mãn, không còn thiết tha học tập nữa.
Gia đình và xã hội chưa thật sự quan tâm đến việc nhắc nhở, rèn luyện ý thức học tập cho học sinh. Sự lơ là này khiến nhiều học sinh mất định hướng, thiếu niềm tin, không có động lực để học tập tốt. Học sinh xem việc học là một việc làm miễn cưỡng, không hữu ích. Mỗi ngày đến lớp không còn niềm vui và hứng thú nữa.
Ý thức học tập thiếu nghiêm túc dẫn đến kết quả học tập thấp kém. Chất lượng giáo dục cũng ngày càng giảm sút. Học sinh học tập yếu kém, thường xuyên vi phạm, lớp học mất ổn định. Số học sinh bị kỉ luật, bỏ học, nghỉ học tăng cao. Ý thức học tập kém làm nảy sinh nhận thức lệch lạc, đạo đức suy thoái dễ dẫn đến các hành vi phạm pháp.
Số trường hợp vi phạm kỉ luật tăng cao trong trường học. Bạo lực học đường trong và ngoài nhà trường diễn ra khá phổ biến, gây mất ổn định trường học và xã hội. Học sinh lười học, học tủ, học vẹt, học đối phó ngày càng phổ biến. Tuy có bằng cấp nhưng lại thiếu năng lực và kinh nghiệm làm việc. Điều này gây ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn lao động khi làm việc. Đây là vấn đề nan giải trong nền kinh tế nước ta hiện nay.
Ý thức họ tập kém của học sinh khiến gia đình lo lắng. Xã hội thiếu nguồn lao động chất lượng. Áp lực nguồn lao động ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Hầu hết những học sinh có ý thức học tập sai lệch dễ sa vào các tệ nạn xã hội, trở thành người xấu, bị xã hội lên án.
Trước hết, gia đình, nhà trường và xã hội phải đề cao vai trò và ý nghĩa của việc học tập đối với con người. Một đất nước vững mạnh là một đất nước ai cũng được đi học. Khi được thụ hưởng nền giáo dục tốt nhất sẽ cải thiện được chất lượng nguồn lực lao động. Giáo dục phát triển, con người có học thức, tệ nạn xã hội sẽ giảm. Họ đem sức mình cống hiến cho công việc, xã hội sẽ ổn định, đất nước giàu mạnh. Nâng cao chất lượng giáo dục bằng cách cải cách chương trình học tập và phương pháp giảng dạy sao cho ngắn gọn mà hiệu quả, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Tăng cường sự hứng thú học tập cho học sinh bằng những hoạt động ngoại khóa. Lấy thực hành thú vị, sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn, có tính giáo dục cao thu hút học sinh.
Trường học có chiến lược và giải pháp cụ thể để giáo dục, hỗ trợ học sinh cá biệt, học sinh yếu kém, giúp các em tìm thấy động lực học tập và tiến bộ. Đặc biệt là thành lập phòng tâm lí để hỗ trợ tâm lí kịp thời khi các em có dấu hiệu bỏ bê, lơ là trong học tập. Giáo viên tích cực tìm hiểu, nắm bắt những khó khăn của học sinh, yêu thương, quan tâm và chia sẻ với các em nhiều hơn. Lấy tình thương yêu và sự khích lệ giúp các em phấn đấu học tập. Giáo viên tránh dùng lời lẽ xúc phạm, đe dọa, khiển trách quá đáng khiến các em bất mãn không hợp tác hoặc bỏ học.
Gia đình và xã hội quan tâm đến việc học và tâm lí các em nhiều hơn nữa. Ở lứa tuổi học trò đang có sự sửa đổi tâm sinh lí mãnh liệt nhất của đời người. Các em rất dễ bị tổn thương, bị khiêu khích làm nảy sinh các hành động sai lầm. Bởi vậy, học sinh thường có hành động bột phát, thiếu suy nghĩ, không kiềm chế được bản thân. Từ đó sai lầm trong hành động và thái độ học tập.
Bản thân mỗi học sinh phải tự rèn luyện mình theo những chuẩn mực tốt đẹp. Phải phấn đấu học tập nghiêm túc. Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học tập đối với nhân cách và tương lai của mỗi con người. Nâng cao ý chí, xác định mục tiêu rõ ràng, sống có ước mơ. Học sinh biết hướng đến lý tưởng cao đẹp, hoài bão lớn lao.
Nói không với các thói hư tật xấu, cách học lệch lạc. Nghiêm khắc rèn luyện mình và nhắc nhở, động viên, thi đua với bạn bè cùng học tập tiến bộ. Lấy học tập tích cực làm mục đích phấn đấu. Tạo niềm vui trong học tập để bản thân ngày càng tiến bộ hơn.
Không học tập thì không trở thành người tốt. Không phấn đấu sẽ không có thành công trong cuộc sống. Một người vô học sẽ bị bạn bè xa lánh, xã hội chê bai, gia đình không hạnh phúc. Tri thức làm đẹp con người. Phải luôn sống đẹp, sống hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Mấy ai thành công mà không bỏ công học tập. Trong cuộc sống ta vẫn thường nghe người này hay người khác không qua trường lớp mà thành công. Đó là may mắn nghìn người mới có một. Phần lớn họ giàu có là bởi do biết dùng mánh khóe, sự lừa dối. Họ sẵn sàng dùng tiền để mua chuộc, tham nhũng, hối lộ để có lợi ích. Sự nghiệp ấy chắc gì đã bền vững mãi mãi. Bởi thế hãy say mê học tập, say mê làm việc chắc chắn ta sẽ đạt đến thành công. Chỉ có tri thức mới giúp ta tìm lấy được niềm vui và hạnh phúc đích thực.
Thực trạng học tập của học sinh hiện nay – Mẫu 2
Học tập là cả một quá trình dài, luôn sát cánh bên ta từ khi sinh ra đến cuối đời, ta học những bước đi đầu tiên, học nói, học kiến thức, học làm việc … Quá trình ban đầu của việc học là vô thức sau dần trở nên có ý thức. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, ý thức học tập của con người ngày càng phải được nâng cao, bởi ý thức học tập của từng người sẽ quyết định tương lai sau này cho chính bản thân họ.
Ý thức học tập là quá trình nhận thức về việc học tập, từ đó lĩnh hội các kiến thức học tập áp dụng vào cuộc sống. Hiện nay, với sự phát triển của xã hội, ý thức của nhiều học sinh cũng càng được nâng cao, nhiều người có sự chủ động, luôn chịu khó, chăm chỉ, tìm tòi cái mới để bắt kịp với xu hướng của thời đại, và không để bị lạc hậu bị tụt lùi về phía sau. Ý thức của những con người này rất tốt, có phương pháp học tốt, học từ thầy cô, bè bạn, học trực tuyến từ mạng xã hội. Họ đều là người có tính tự giác cao và dễ dàng đạt được thành quả mà mình mong muốn. Tuy nhiên, vẫn phải kể đến những người có ý thức học kém. Có một bộ phận học sinh hiện nay vẫn lười học, ham chơi, bỏ bê việc học thậm chí bỏ hẳn cả việc học. Có nhiều học sinh sống thụ động, không xác định được mục tiêu của cuộc đời, không biết mình thích gì làm gì rồi dẫn đến hoang mang trong học tập, lơ là mất tập trung. Bên cạnh đó, có một số ý thức học tập rất kém, học chỉ để qua kiểm tra lấy điểm, rồi thi, rồi qua môn chứ không nhằm vào mục đích chính của việc học là lĩnh hội kiến thức.
Nguyên nhân dẫn đến hai ý thức trong học tập khác nhau là do nhận thức khác nhau. Những bạn học sinh có ý thức sẽ nhận thức được tầm quan trọng của việc học và từ đó cố gắng, phấn đấu không ngừng để đạt được kết quả tốt. Còn một bộ phận học sinh còn lại, có nhận thức sai lệch làm cho việc học chỉ ngày một thêm tệ hơn. Với sự phát triển kinh tế xã hội như hiện nay, việc kiếm tiền có thể trở nên đơn giản hơn, muốn nhanh lấy cái lợi trước mắt, theo đuổi những điều dễ làm, điều đó khiến cho nhiều học sinh cảm thấy chán nản việc học, xao nhãng, rằng kiếm được đồng tiền vừa được tiêu, được hưởng thụ mà không phải căng thẳng như việc học. Một phần cũng phải kể đến về phía giáo dục. Nhiều nhà trường còn lỏng lẻo trong việc giám sát, để những hiện tượng xấu vẫn còn xảy ra. Hoặc nhiều gia đình vẫn chưa thực sự quan tâm đến con cái khiến chúng có suy nghĩ lệch lạc, hoặc quan tâm chưa đúng cách làm ảnh hưởng đến con cái. Một sự việc đã gây ra sự nhức nhối vô cùng lớn trong thời gian vừa qua đó là vấn nạn “mua điểm” ở một số tỉnh thành trong đợt thi THPT quốc gia năm 2018. Việc mua điểm đã nêu một gương xấu cho một số thế hệ học sinh và nó gây đến những hậu quả khôn lường.
Ý thức học tập mà không có thì việc học cũng như không. Không có sự học tập, trau dồi, tu luyện thì làm gì có kết quả. Khi việc học không được chú tâm, thì bản thân người học sẽ gặp rất nhiều khó khăn sau này bởi họ sẽ gặp nhiều lỗ hổng trong kiến thức. Nắm bắt được hiện trạng, mỗi cá nhân, các tổ chức giáo dục cần phải đưa ra những biện pháp khắc phục. Nhà trường cần phải đẩy mạnh việc giáo dục học sinh, giúp học sinh có nhận thức đúng đắn, cùng với đó, các gia đình nên quan tâm đến con em mình hơn và phải biết quan tâm đúng cách.
Là một học sinh, chúng ta cần phải biết được tầm quan trọng của việc học đối với chúng ta như thế nào. Hãy lên kế hoạch cho bản thân, sắp xếp thời gian cách học, cách sinh hoạt làm sao cho khoa học để từ đó chúng ra có thể đạt được hiệu quả nhất trong học tập cũng như công việc.
Nghị luận xã hội về ý thức học tập – Mẫu 3
Câu ngạn ngữ “Người không học như ngọc không mài” đã phản ánh đúng vai trò quan trọng của việc học tập đối với mỗi người. Trong đó, ý thức tự giác học tập đóng một vai trò đặc biệt quan trọng.
Học tập là quá trình thu nhận kiến thức từ người khác và rèn luyện thành kỹ năng và nhận thức. Có nhiều hình thức học tập, bao gồm học ở trường, học thêm, học từ thầy cô và học từ bạn bè. Trong khi đó, tự giác học tập đòi hỏi sự nhận thức về trách nhiệm và khả năng tự làm công việc mà không cần ai nhắc nhở. Tự giác học tập bao gồm việc làm nhiệm vụ học tập tốt nhất có thể, xây dựng kế hoạch học tập và định hướng mục tiêu học tập dựa trên sự hướng dẫn từ cha mẹ và giáo viên.
Tinh thần tự giác học tập của một học sinh được thể hiện qua hành động cụ thể. Học sinh tự giác luôn chủ động trong nhiệm vụ học tập, luôn hoàn thành đúng giờ và tốt nhất các công việc như học bài, làm bài tập, chịu trách nhiệm với lớp học và giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ. Họ là những người năng động, sáng tạo và tích cực trong công việc của tập thể. Hơn nữa, những người có tinh thần tự giác trong học tập có thể tự học và tự rèn luyện tích cực để thu nhận kiến thức và phát triển kỹ năng cho bản thân.
Ví dụ tiêu biểu về tinh thần tự học là chủ tịch Hồ Chí Minh, một người đã học hỏi tự mình trong suốt ba mươi năm để cứu nước. Ông đã có một vốn hiểu biết phong phú về văn hóa các quốc gia và am hiểu thông thạo nhiều ngôn ngữ. Kế thừa tinh thần đó, trong xã hội hiện nay, có rất nhiều học sinh và sinh viên tự học và vượt qua khó khăn để đạt được thành tích cao trong học tập. Tinh thần tự giác trong học tập không chỉ áp dụng cho học sinh, mà là một quá trình liên tục suốt đời.
Tinh thần tự giác trong học tập là cần thiết bởi kiến thức của nhân loại rất phong phú. Những gì học được ở trường chỉ là một phần nhỏ trong kho tàng tri thức của nhân loại. Thời gian học tập trong cuộc đời con người cũng chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn. Do đó, chúng ta cần tận dụng thời gian đó, tự giác học tập để nâng cao tri thức và rút ngắn khoảng cách đến thành công. Học tập không phải là con đường duy nhất, nhưng là con đường ngắn nhất. Vì vậy, chúng ta cần biết tự giác học tập.
Việc biết tự giác trong học tập giúp chúng ta trở thành những người chủ động, sáng tạo và ngày càng tiến bộ trong hành trình học tập. Tự học và tự làm việc là quá trình không thể thiếu nếu chúng ta muốn đạt được những thành tựu lớn trong cuộc sống. Tinh thần tự giác học tập rèn luyện khả năng tự lập, tự chủ, ý chí kiên cường, bền bỉ và những phẩm chất tốt đẹp khác của con người. Người luôn tự giác sẽ được mọi người tin tưởng, yêu mến và giúp đỡ, bởi họ là tấm gương để người khác noi theo.
Là một học sinh, tôi luôn ý thức trách nhiệm học tập của mình. Tôi luôn cố gắng xây dựng một kế hoạch tự học hiệu quả và làm nghiêm túc tinh thần tự giác trong học tập.
Tóm lại, tinh thần tự giác trong học tập có ý nghĩa rất lớn trong quá trình học tập của mỗi người. Hãy luôn ý thức và áp dụng tinh thần tự giác học tập. Chắc chắn rằng con đường tiến tới thành công sẽ không còn xa xôi nữa.
Nghị luận về ý thức học tập – Mẫu 4
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về trí tuệ của con người cũng ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, mỗi con người cần chuẩn bị cho mình một hành trang kiến thức thật vững chắc để bước vào đời và tinh thần tự học, ý thức tự học sẽ là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần làm nên thành công đó.
Tự học là quá trình mỗi người tự giác tìm tòi, học hỏi, tiếp thu, tích lũy những kiến thức bổ ích, có lợi cho cuộc sống cũng như công việc dựa vào chính khả năng của mình mà không nhờ vả hay trông chờ vào bất cứ ai. Ngoài ra, tự học còn có thể được hiểu là chúng ta dựa vào kiến thức được thầy cô giáo hoặc người đi trước cung cấp để dựa vào đó hình thành những bài học cho riêng mình. Tự học giúp con người chủ động trong việc tìm kiếm, tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích và có thể tự rút ra được những bài học cho riêng mình. Từ đó, mỗi chúng ta sẽ trở nên năng động hơn trong chính cuộc sống của mình.
Ngoài ra, tự học giúp chúng ta ghi nhớ kiến thức lâu hơn, mỗi người sẽ có cách tổng hợp, chọn lọc kiến thức khác nhau, biến kiến thức nền chung thành bài học riêng cho mỗi người và khi gặp trường hợp thực tiễn lại có những cách xử lí khác nhau. Tự học còn giúp chúng ta rèn luyện tính kiên trì vì nó một quá trình dài đòi hỏi con người phải thật cô gắng mới cho kết quả tốt như mong muốn.
Tuy nhiên, bên cạnh những tấm gương tự học tiêu biểu vừa kể trên thì vẫn còn những người lười biếng, không chịu tìm tòi, học hỏi để mở mang tầm hiểu biết để giúp ích cho xã hội. Những người này đáng bị phê phán. Tự học là một đức tính tốt không chỉ giúp mỗi chúng ta rèn luyện để nâng cao kiến thức mà còn góp phần chung vào sự phát triển của toàn xã hội.
Hãy rèn luyện cho bản thân mình một tinh thần tự học để có thể lĩnh hội nhiều hơn nữa những giá trị tốt đẹp mà con người nhiều năm nay đã dày công gây dựng.
Suy nghĩ về ý thức học tập của học sinh – Mẫu 5
Có bao giờ bạn tự hỏi để có được thành công, để hoàn thiện bản thân mình chúng ta cần làm những gì không? Đó chính là chúng ta hiểu và nhận thức được tầm quan trọng của ý thức học tập đối với bản thân mình.
Ý thức học tập là ý thức tự rèn luyện, trau dồi bản thân, thu nhận kiến thức và hình thành kỹ sống cho riêng mình. Tự học là một ý thức tự giác vô cùng tích cực mà mỗi người cần rèn luyện. Người có ý thức học tập là những người luôn cố gắng, nỗ lực học tập, tìm tòi những cái hay, cái mới trong việc học của mình, không ngừng học hỏi ở mọi lúc mọi nơi. Họ cũng là những người có ý thức tự giác, không để người khác phải nhắc nhở về việc học tập của mình; học đến nơi đến chốn, không bỏ dở giữa chừng, có hệ thống lại bài học, rút ra bài học, kinh nghiệm cho bản thân từ lí thuyết, sách vở.
Việc tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống và giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Người biết tự học là người có ý thức cao, chủ động trong cuộc sống của chính mình, những người này sẽ đi nhanh đến thành công hơn.
Bên cạnh những tấm gương tốt về tinh thần tự học, chúng ta cần phê phán những tư tưởng sai lệch. Đó là những người không thấy được tầm quan trọng của việc học dẫn đến không có tinh thần chủ động học tập. Luôn ỷ lại, lười nhác, không có ý chí, nghị lực, học tới đâu hay tới đó.
Việc học nói chung và tự học nói riêng dù trong bất kì thời nào cũng đều quan trọng và cần thiết. Hãy tìm cho bản thân một cách học phù hợp nhất, thông minh nhất và rèn luyện hằng ngày để trở thành một người công dân tốt cho xã hội góp những giá trị tốt đẹp để phát triển đất nước thịnh vượng hơn.
Nghị luận ý thức học tập của học sinh – Mẫu 6
Từng có câu “Ngọc không mài không sáng, người không học không hiểu lí lẽ”, việc học có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của mỗi người. Một con người nếu không được học tập thì khó mà đứng vững trên con đường đời. Bởi thế mà, từ xưa ông cha ta luôn nhắc nhở con cháu phải cố gắng học hành, phấn đấu rèn luyện thật tốt. Ấy vậy mà, trong thời đại phát triển như hiện nay, một thực trạng đáng buồn là có nhiều học sinh lơ là, chán nản việc học. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến cá nhân học sinh mà còn tác động sâu sắc đến sự phát triển bền vững và ổn định của đất nước, của xã hội.
Có nhiều nguyên nhân khiến học sinh ngày nay không có được ý thức học tập lành mạnh. Cá nhân học sinh hiện nay đa phần là lười nhác, chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức, lơ đãng, chỉ lo đua đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ chính của mình, bị bạn bè lôi kéo, không xác định rõ con đường tiếp theo mà mình bước đến, chưa có lí tưởng và tư tưởng vững chắc, không có ước mơ để làm mục tiêu phấn đấu… trong gia đình thì cha mẹ quá nuông chìu con cái, chưa có sự quan tâm cần thiết với quá trình học tập của học sinh, tạo áp lực quá nhiều cho con trong việc học hành mà không quan tâm đến cảm giác và suy nghĩ của con mình. ở nhà trường , thầy cô giáo chưa tạo được sự thu hút học sinh vào học tập, chưa đánh trúng tâm lí học sinh, còn nhiều cách dạy bảo thủ. Mặt khác, chương trình học quá nặng với học sinh, áp lực từ nhiều phía, theo tâm lí: không học thêm thì học không giỏi khiến học sinh chỉ biết cắm đầu học mà không biết mình học vì cái gì và tiếp thu được gì. Xã hội hiện nay cùng hòa vào nhịp độ phát triển của thời đại, xã hội nước ta có nhiều biến đổi vừa tích cực vừa tiêu cực. Trong đó việc tiếp thu thiếu chọn lọc các nền văn hoá của nước ngoài cũng ảnh hưởng đến tâm lí học hành của học sinh. Sự xuất hiện của các trò chơi điện tử thu hút sự chú ý của học sinh, các kiểu ăn diện, phim ảnh làm thế giới học trò lúc nào cũng xao động mà lơ đãng đến nhiệm vụ chính của mình.
Do nhiều yếu tố tiêu cực và tích cực khác nhau, học sinh ngày nay không mấy thiết tha và quan tâm đến tương lai của bản thân mình. Có nhiều học sinh bỏ tiết, trốn học đi chơi, chui đầu vào các quán nét để giết thời gian thay vì lên lớp. bài học không hiểu nhưng cũng không quan tâm học hỏi => Thành tích học tập xuống dốc nhiều. áp lực tâm lý “học không được thì nghỉ, sau này cũng sẽ có việc làm thôi “ => học sinh tụ tập ăn chơi => bỏ bê học hành và lao vào các tệ nạn xã hội.
Hậu quả để lại là do cá nhân tự gánh chịu. Cá nhân học sinh chỉ lo ăn chơi thì tương lai mờ mịt, không có định hướng cho phía trước, khi trưởng thành sẽ khó có nghề nghiệp ổn định, từ đó làm gánh nặng của xã hội (một số trường hợp hiếm hoi thì có chiều hướng tích cực hơn), có sự tha hoá và xuống dốc về đạo đức, không nhận ra giá trị của cuộc sống và không biết cách trân trọng, lỡ mất tuổi trẻ . thái độ của gia đình khi thấy con mình rơi vào con đường xấu: mất đi niềm tin nơi con cái, khi thấy thành tích của con không như mình mong đợi thì có những thái độ gắt gỏng, không vui => gia đình không hòa hợp. bộ phận giới trẻ rơi vào con đường hư hỏng sẽ làm cho xã hội kém phát triển.
Để tránh làm ảnh hưởng đến tương lai của các cá nhân và xã hội sau này chúng ta cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình và có ý thức hơn, xác định cho mình một ước mơ, động lực học tập, biết cách kết hợp hài hoà giữa chơi và học, có lập trường vững chắc. Gia đình cần có cái nhìn thoáng hơn, không nên làm học sinh quá căng thẳng, không quá nuông chiều, quan tâm nhiều hơn đến con mình. về phía xã hội cần tuyên truyền rộng rãi để làm tăng nhận thức của mọi người, có nhiều chương trình khuyến học hơn, có ý thức trong tiếp thu văn hoá nước ngoài. cần tạo cho học sinh 1 sự hứng thú đối với các môn học. bên cạnh đó học sinh cũng cần phải chăm chỉ học hành, lấy việc học là thú vui tiêu khiển. cần phải học với niềm hăng say, có ý thức. cần có cái nhìn về nhiều phương diện để có thể đánh giá và có cái nhìn đúng nhất.
Học tập là chuyện của mỗi người nhưng cũng là vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cả xã hội. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội, bởi thế mà nếu mùa xuân ấy chưa đến mà đã vội lụi tàn thì xã hội sẽ như nhà mà không có cột vậy.
Nghị luận về ý thức học tập của học sinh – Mẫu 7
Mỗi một người sinh ra trong cuộc đời, đều có một khả năng tư duy động lập. Đây quả thực là một điều kì diệu mà cuộc sống ban tặng. Ý thức cá nhân của mỗi người được hình thành ngay từ khi còn bé và phát triển theo năm tháng. Với người học sinh, ý thức cá nhân góp phần rất quan trọng trong quá trình học tập. Cũng như phát triển cho tương lai sau này.
Ý thức học tập là quá trình bản thân tự nhận thức, tự tư duy về vai trò, lợi ích của việc học đối với tương lai của mình. Ý thức học tập được thể hiện qua nhiều phương diện như là mục tiêu phấn đấu, cách thức học tập sao cho hiệu quả trong trường lớp, trong xã hội.
Ý thức học tập của học sinh hiện nay được chia thành hai loại: một là những học sinh có ý thức học tập tốt, tích cực, hai là những học sinh có ý thức tiêu cực trong học tập.
Về những học sinh có ý thức tích cực trong học tập. Đều là những học sinh có bản lĩnh, có định hướng, mục tiêu rõ ràng trong việc học. Xác định được đúng con đường mình phải đi. Từ đó những học sinh ấy tích cực, chủ động trong quá trình học tập. Đạt được những thành tích tốt mà mọi người phải ngưỡng mộ. Học tập là quá trình không ngừng trau dồi về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo. Người học sinh muốn phát triển, muốn không ngừng học giỏi phải là người học sinh làm chủ được kiến thức, kỹ năng ấy. Và để làm được điều đó, không có điều gì khác ngoài việc tự ý thức học tập của bản thân. Tự mình giác ngộ và nâng cao tinh thần học tập là cách duy nhất. Không có con đường nào dẫn đến thành công mà không phải vượt qua thử thách, khó khăn, vất vả. Những thử thách, khó khăn ấy làm cho con người ta trưởng thành hơn, tự lập hơn. Tự ý thức học tập là việc làm thiết thực nhất của học sinh giúp nâng cao năng lực, giúp cho tương lai sau này. Một người học giỏi, là một người có ý thức học tập vô cùng tốt. Tự giác hoàn thành bài tập về nhà một cách đầy đủ. Hơn thế nữa còn tự mình sáng tạo, học tập những tri thức mới không được thầy, cô giảng giải.
Còn ngược lại, rất nhiều học sinh có ý thức tiêu cực trong quá trình học tập. Với một đất nước đang không ngừng phát triển, con người tiếp cận với nhiều tri thức mới, nhiều hình thức giải trí mới. Đã và đang lôi cuốn rất nhiều bạn trẻ vào những cuộc vui mà quên đi nhiệm vụ quan trọng nhất của người học sinh, đó là việc học. Chỉ có học tập không ngừng, chúng ta mới trưởng thành được. Trở thành những chủ nhân tương lai làm giàu cho quê hương đất nước. Nhưng những học sinh vì ham mê những niềm vui trước mắt mà quên đi nhiệm vụ hàng đầu của mình thì rất nhiều. Đây là những học sinh lười học, chẳng có hứng thú gì với việc học tập cả. Chểnh mảng trong công việc học tập, không lắng nghe bài giảng, không làm bài tập về nhà hay tự ý thức về việc học tập của mình. Những học sinh ấy coi việc học là sự ép buộc, và không hề có hứng thú tiếp thu kiến thức. Đối với họ, cuộc sống bên ngoài với muôn vàn điều thú vị, sao lại đâm đầu vào học cho cực khổ ra. Học sinh học với tinh thần chống đối, cho qua, giả dối để lừa cha mẹ thầy cô.
Nguyên nhân của thực trạng này có thể là do việc phát triển nhanh của nền kinh tế nước nhà. Khi của cải, vật chất không còn thiếu thốn như xưa. Con người không còn quá lo lắng về kinh tế cho nên họ lơ là việc học, việc rèn luyện bản thân. Những phương tiện giải trí có ở bất cứ đâu, sự cuốn hút của chúng hơn nhiều việc học nhàm chán khô khan. Học sinh ỷ vào sự giàu có của cha mẹ mà không quan tâm tới việc học, chỉ biết chơi bời. Cha mẹ thì vì mải làm giàu mà không quan tâm được tới con cái, chỉ biết là con đi tới trường còn lại chẳng biết gì hơn. Và hàng ngày thì cho con một số tiền lớn để con ăn uống gì tùy thích. Tất cả thứ phụ huynh cho con mình chỉ toàn là tiền và tiền, tình cảm trong gia đình mất dần, dẫn đến sự hụt hẫng, cô đơn của học sinh. Và họ tìm đến những niềm vui khác để quên đi cảm giác không còn được yêu thương, quan tâm của cha mẹ.
Hậu quả của việc thiếu ý thức học tập là vô cùng to lớn. Có thể tại thời điểm này, các bạn học sinh nhà có điều kiện thì cho rằng mình không cần phải học. Đã có gia đình lo cho mình. Nhưng cha mẹ không thể theo chúng ta cả đời, ai rồi cũng già yếu, cũng chết. Lúc ấy, chẳng có ai để nương tựa, dựa dẫm, chúng ta sẽ trở thành những người thừa của xã hội. Phải làm những công việc nặng nhọc để kiếm tiền mưu sinh. Cuộc sống sẽ trở nên khó khăn hơn, vất vả hơn những người có ý thức học tập tích cực. Cuộc sống của họ sẽ bị đồng tiền chi phối, làm nô lệ cho đồng tiền. Thậm chím nếu không có một tư tưởng vững vàng, họ dễ sa chân vào con đường tội ác.
Để khắc phục tình trạng trên, thiết nghĩ, gia đình, nhà trường, xã hội là những nhân tố góp phần nào cải thiện. Cần có sự chung tay góp sức, để định hướng cho học sinh những con đường đúng đắn để đi, để bước tới thành công. Con người sinh ra chẳng ai là xấu cả. Chỉ cần được định hướng rõ ràng, thì qua thời gian, những học sinh ấy sẽ đều trở nên tốt cả.
Cuộc sống là một cuốn sách muôn màu, chứa đựng biết bao điều kì diệu. Là học sinh, hãy không ngừng nỗ lực học tập, khám phá, sáng tạo những tri thức mới. Để bước đi trên con đường tương lai đang còn dài ở phía trước. Và cuối con đường, là cuộc sống tươi đẹp đang chờ ta. Hạnh phúc chỉ đến với những người biết phấn đấu, và hi sinh hết mình vì cuộc sống.
Ý thức học tập của học sinh hiện nay – Mẫu 8
Từ ngàn xưa cho đến nay, nhân loại nhìn nhận học tập là một vấn đề hết sức quan trọng, nó giúp con người có được sự tiến bộ, mở mang kiến thức hiểu biết, phát triển đất nước giàu mạnh, để rồi tiến đến đưa nền văn minh.
“Học tập” là quá trình tiếp thu kiến thức, đồng nghĩa với sự khám phá học hỏi, lĩnh hội những gì mới mẻ, và thực hành, tập duyệt những gì đã học được, rèn luyện những kỹ năng người khác trao truyền lại. “Hạt giống” theo nghĩa đen là yếu tố dùng để ươm mầm nên cây cối, để cây được tốt, hoa thơm trái ngọt thì phải có hạt giống tốt. Cũng giống như vậy học tập là mầm mống, là điểm khởi đầu ươm nên kiến thức, kiến thức là cái gốc để nuôi lớn hoa trái hạnh phúc, niềm vui và sự thỏa nguyện của mỗi người trong cuộc sống. Ở đây hình ảnh “học tập là hạt giống của kiến thức”, ý muốn nói rằng để có được kiến thức, con người phải học tập, học tập để thu nhận kiến thức làm nền tảng cơ bản đưa đến mọi sự thành công. Muốn có hạnh phúc, không còn cách nào khác hơn phải học tập.
Học tập là cả một quá trình miệt mài, nỗ lực, tư duy, kinh qua những khó khăn, thử thách mới có được kiến thức. “Hạt giống” kiến thức ấy phải được gieo trồng, chăm bón đúng quy trình mới mong có ngày khai hoa trổ quả. Học tập phải chọn lọc, tiếp nhận những điều hay lẽ phải, và phải có phương pháp học tập phù hợp với điều kiện xã hội, cũng như bản thân, nhằm tích lũy kiến thức, và phải biết vận dụng kiến thức đó tạo nên cuộc sống tốt đẹp, thỏa mãn nhu cầu của bản thân và xã hội. Sự học có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Quá trình học tập, trước hết học tập ở nhà trường giúp con người có kiến thức cơ bản của cuộc sống trên các lĩnh vực: tự nhiên, xã hội… sẽ làm cơ sở cho việc tiếp thu các lĩnh vực khác chuyên sâu ở những giai đoạn sau này. Con đường dẫn đến thành công là con đường đầy khó khăn, chông gai, thử thách. Để đạt đến kết quả đòi hỏi con người phải cần cù, miệt mài, chịu khó, có ý chí quyết tâm cao. Không có thành công, thành quả nào mà không phải đổ bằng mồ hôi và nước mắt.
Mỗi chúng ta phải xác định động cơ học tập đúng đắn, thu lượm kiến thức bổ ích, hướng tới hạnh phúc của cộng đồng hài hòa với hạnh phúc cá nhân. Có như vậy mới thật sự trở thành con người có ích cho xã hội.
Nghị luận về ý thức học tập của học sinh – Mẫu 9
Học tập là yếu tố không thể thiếu trên con đường thành công của mỗi người. Trong thời đại sửa đổi liên tục, phương pháp học tập cũng điều chỉnh để đạt được kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, tinh thần tự giác trong học tập luôn luôn quan trọng.
Tự giác trong học tập đồng nghĩa với nhận thức về tầm quan trọng của việc học. Tự giác được thể hiện qua hành động, phương pháp và mục tiêu học tập.
So với thế hệ trước, tinh thần tự giác học tập của học sinh ngày càng suy yếu. Điều này không phải do học sinh không hiểu bài học mà do sự chủ quan và thiếu quan tâm đến việc học và đạo đức. Khi ta xem thường bài học của giáo viên hôm nay và lờ đi, chúng tạo ra thói quen lười biếng và dần trở nên quen thuộc.
Ở trường học, chúng ta thấy rằng học sinh thường lơ là, nói chuyện nhiều hơn là học, làm cho việc học trở nên chán nản. Học chỉ là để vui chơi và không làm mất đưa ra mẹ. Học sinh thực sự không hiểu rõ mục đích của việc học. Thiếu sự nghiêm túc, không quan tâm đến những gì giáo viên đang giảng dạy, và các vấn đề này ngày càng tăng lên qua từng năm.
Trong những năm gần đây, các vụ bạo lực trường học ngày càng gia tăng, một số trường hợp đã có học sinh bỏ học do chấn thương nặng. Nguyên nhân có thể là do xung đột cá nhân, mâu thuẫn, hoặc quan hệ tình dục không lành mạnh.
Một nguyên nhân khác là mạng xã hội và trò chơi điện tử. Chúng như “mực” vậy, khi ta tiếp xúc với chúng trong một khoảng thời gian, chúng sẽ gây nghiện và cuối cùng dẫn đến việc bỏ học và dành thời gian cho chúng. Học sinh ngày càng theo đuổi những xu hướng này.
Một số bài báo đề cập đến việc Bill Gates bỏ học nhưng không đề cập đến thời gian ông đã dành để rèn luyện và trở thành tỷ phú. Điều này khiến học sinh không hiểu rõ ý nghĩa của việc học và mất niềm tin. Một số gia đình không quan tâm đến việc học, đánh bạc và cuốn con cái vào những điều này. Có cả trường hợp giáo viên khó tính quá mức và thiên vị một số học sinh, gây ra sự chán nản và trầm cảm. Kết quả là học sinh kém hơn, chất lượng giáo dục giảm, và vi phạm trong học tập tăng lên.
Học sinh cần có mục tiêu rõ ràng về việc học tập, giáo viên cần tạo ra một môi trường học tập thú vị như Thầy Dương Lê, và học sinh giỏi cần giúp đỡ những bạn yếu kém. Gia đình cần thật sự quan tâm đến việc học và tâm lý của con cái.
Học sinh cần rèn luyện ý thức học tập, cố gắng trong việc học, không sợ thất bại, tránh sa vào các vấn đề xã hội xấu, dần bỏ thói quen chơi game và lướt mạng xã hội. Họ cần tham gia vào các diễn đàn học tập, tự luyện thêm bài tập ở nhà khi rảnh rỗi.
Học tập giúp chúng ta trở thành người tốt và xây dựng sự nghiệp, làm cho nhân cách của chúng ta tốt hơn, và tạo ra sự tôn trọng từ xã hội. Lênin đã nói: “Học, học nữa, học mãi”.
Nghị luận về ý thức học tập của học sinh bao gồm 2 gợi ý cách viết kèm theo 9 mẫu khác nhau cực hay. Qua bài văn thực trạng học tập của học sinh hiện nay giúp các bạn có thể tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội hay.