asd
Trang chủGiáo DụcVăn mẫuNghị luận về câu Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Nghị luận về câu Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Trong cuộc sống và giao tiếp hàng ngày, chúng ta thường nghe nhắc về câu nói “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Chúng ta hãy cùng nhau cắt nghĩa câu nói để lí giải, khám phá ý nghĩa biểu đạt cũng như bài học mà ông cha ta gửi gắm qua câu tục ngữ qua bài Nghị luận về câu Ăn quả nhớ kẻ trồng cây nhé.

Đề bài: Nghị luận về câu Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Nghị luận về câu Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Nghị luận về câu Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Trong bài học hôm trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây qua bài Chứng minh câu Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, để củng cố kiến thức đồng thời mở rộng hiểu biết về ý nghĩa và bài học được gửi gắm trong câu tục ngữ, các em hãy cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

– Giới thiệu câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

2. Thân bài

a. Giải thích câu tục ngữ:
– Qủa là sản phẩm ngọt lành và là kết tinh tuyệt vời nhất của cây, tượng trưng cho những gì tốt đẹp nhất.
– Muốn có được quả ngọt thì phải có “kẻ trồng cây”, người đã dành công sức trồng trọt, chăm bón. Chính vì thế khi ta ăn một thứ quả ngọt lành thì trước tiên phải nghĩ đến người tạo ra nó đã phải vất vả, dãi nắng dầm sương bao lâu, phải nhớ đến công sức mà những người trồng đã bỏ ra.
=> Câu tục ngữ chính là lời khuyên dạy sâu sắc của cha ông ta đối với mỗi con người về lòng biết ơn, nhắc nhở chúng ta rằng mỗi một thành quả mà chúng ta hưởng dụng ngày hôm nay không phải tự nhiên mà xuất hiện. Mà nó là cả một quá trình phấn đấu, gây dựng của những người đi trước.

b. Biểu hiện:
– Biết ơn cha mẹ, những người có công sinh thành nuôi dưỡng.
– Biết ơn thầy cô những người đã truyền đạt cho ta kiến thức bước vào đời.
– Biết ơn những thế hệ cha anh đi trước đã hy sinh xương máu để cho chúng ta một cuộc sống hòa bình.
(Tự nêu thêm một số ví dụ khác).

c. Ý nghĩa của lòng biết ơn:
– Việc sống với tấm lòng biết ơn sâu sắc khiến cho bạn trở nên hiền hòa, tình cảm, tâm hồn ngày càng trở nên trong sáng, bạn sẽ được mọi người xung quanh yêu quý tín nhiệm vì lối sống tình nghĩa, được bạn bè coi trọng và tin tưởng.
– Việc sống ân tình, ân nghĩa sẽ là tấm gương sáng cho con cái và các thế hệ tiếp nối.- Nêu cảm nhận chung.

3. Kết bài

– Nêu cảm nhận cá nhân

II. Bài văn mẫu

1, Mẫu số 1:

Bài nghị luận đã có những giải thích, bình luận, mở rộng, liên hệ về câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, qua đó đề cao đạo lí về lòng biết ơn đối với con người.

Bài làm:

Dân tộc ta với hơn 4000 năm văn hiến, trải qua biết bao nhiêu sửa đổi của thời đại, thế nhưng những nét đặc sắc trong văn hóa truyền thống của dân tộc, những phẩm chất đáng quý mà ông cha ta cố gắng giữ gìn và phát huy bao đời nay từ tiếng nói, chữ viết, văn hóa dân gian, phong tục tập quán,… và đặc biệt không thể thiếu đó là truyền thống ân nghĩa với cội nguồn dân tộc. Điều đó thể hiện qua rất nhiều các hoạt động lễ hội ví như lễ Hội Đền Hùng nổi tiếng với câu ca dao “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3”. Hay trong các văn học dân gian ta cũng thấy có sự xuất hiện của nhiều những câu ca dao tục ngữ nhắc nhở con cháu về truyền thống tốt đẹp của dân tộc ví như “Uống nước nhớ nguồn”, “Chim có tổ, người có tông”, “Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể rộng sông sâu”… và một trong số đó là câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” với những tầng nghĩa sâu sắc, trở thành đạo lý sống mà chúng ta vẫn thường nghe cha mẹ bảo ban từ thuở còn ấu thơ.

nghi luan ve cau noi an qua nho ke trong cay

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

Trước tiên ta cùng tìm hiểu câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Mỗi khi nhắc về “quả” , người ta thường mường tượng đến thứ sản phẩm ngọt lành và là kết tinh tuyệt vời nhất của cây, sao bao nhiêu ngày đơm bông, kết trái, nuôi dưỡng. Nhưng dĩ nhiên cây không thể tự mọc, rồi tự cho ra thứ quà thơm ngon thế được, nếu có thì là thứ quả dại vừa chua vừa chát, không thì cũng sâu xia, ỏng eo chẳng đáng giá. Mà ở đây để có được quả vừa ngon vừa ngọt vừa đẹp đẽ thì phải có bàn tay của “kẻ trồng cây”, bàn tay cần cù, tỉ mỉ, chăm bón hàng ngày. Dõi theo cây từ những ngày gieo hạt, lúc cây mọc lá, phát cành, cung cấp cho cây đủ nước nôi, phân bón, bảo vệ cây khỏi sâu bệnh hại. Chăm chút từng đóa hoa, từng cái quả, để cuối cùng sau bao ngày mong đợi những chùm quả trĩu nặng chín vàng, chín đỏ trên cây chính là phần thưởng cho người có công chịu khó bỏ tâm huyết của mình vào cái cây đó. Chính vì thế khi ta ăn một thứ quả ngọt lành thì trước tiên phải nghĩ đến người tạo ra nó đã phải vất vả, dãi nắng dầm sương bao lâu, phải nhớ đến công sức mà những người trồng đã bỏ ra…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.

2. Mẫu số 2:

Từ việc giới thiệu những câu tục ngữ, ca dao có nội dung về lòng biết ơn, bạn học sinh dưới đây đã dẫn dắt vào bài chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây và từng bước lí giải, làm sáng tỏ câu tục ngữ:

Bài làm:

Trong kho tàng ca dao – dân ca có nhiều câu phản ánh đạo lý sống của nhân dân Việt Nam. Ví dụ như: “Con người có tổ có tông, Như cây có cội như sông có nguồn” hay “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Hoặc: “Cây có cội mới nảy cành, xanh lá, Nước có nguồn mới bể rộng, sông sâu…”. Điều đó cho thấy nhân dân ta từ xưa đến nay sống theo đạo lí: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn.

Ý nghĩa của hai câu tục ngữ trên nhắc nhở chúng ta phải trân trọng, biết ơn những người đi trước đã đổ mồ hôi, nước mắt và cả máu xương để đem lại thành quả tốt đẹp mà chúng ta đang được hưởng thụ hôm nay…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.

3. Mẫu số 3:

Để làm sáng tỏ đạo lí về lòng biết ơn của dân tộc, bài văn dưới đây đã chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ cùng câu cùng câu tục ngữ quen thuộc khác “Uống nước nhớ nguồn”.

Bài làm:

Trải qua bốn ngàn năm văn hóa, ông cha ta đã đúc kết những bài học kinh nghiệm có giá trị về cuộc sống. Trong những bài học ấy, cha ông luôn nhắn nhủ thế hệ mai sau phải giữ trọn đạo đức, nghĩa tình, thủy chung, son sắt. Đó là truyền thống tốt đẹp được cụ thể bằng những câu tục ngữ quen thuộc, đời thường: “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Thật vậy, nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn xem trọng sự thủy chung và nghĩa tình trong cách sống. Hai câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” và “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” luôn được ông bà, cha mẹ nhắc nhở, dạy bảo và khuyên răn con cháu…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.

Trong cuộc sống và giao tiếp hàng ngày, chúng ta thường nghe nhắc về câu nói “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Chúng ta hãy cùng nhau cắt nghĩa câu nói để lí giải, khám phá ý nghĩa biểu đạt cũng như bài học mà ông cha ta gửi gắm qua câu tục ngữ qua bài Nghị luận về câu Ăn quả nhớ kẻ trồng cây nhé.

Sending
User Review
0 (0 votes)

RELATED ARTICLES