Bạn đang đau đầu vì không biết nên bảo quản thực phẩm như thế nào vào những ngày Tết. Đừng lo, Trường Hải Tiến Giang sẽ mách bạn một số mẹo bảo quản thực phẩm khô, tươi sống… đơn giản.
Ngày Tết, nhà nào cũng trữ rất nhiều thực phẩm tươi sống và thực phẩm nấu chín cho gia đình. Tuy nhiên, bạn cần biết cách bảo quản phù hợp mới đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả nhà. Trong bài viết này, Bách Hóa XANH sẽ chỉ bạn mẹo bảo quản thực phẩm ngày Tết cực hữu ích mà bạn có thể tham khảo.
1Bảo quản thực phẩm tươi sống
Bảo quản thịt, cá
Nơi bảo quản thực phẩm tươi sống như thịt, cá là ngăn đá tủ lạnh. Trước khi cho vào hộp hoặc túi ni lông thì bạn nên rửa sạch và cắt miếng phù hợp khi chế biến. Đậy kín hộp và buộc chặt túi rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh. Khi chế biến bạn lấy ra rã đông hoàn toàn và nhớ nấu hết thực phẩm đã rã đông.
Bảo quản thịt, cá
Bảo quản rau củ
Bảo quản rau xanh tươi lâu trong ngày Tết thì bạn phải loại bỏ lá sâu, giập, cắt bỏ rễ và rửa sạch rồi cho vào túi thực phẩm buộc chặt và cho vào ngăn mát tủ lạnh.
Với củ quả thì bạn để nguyên, khi nào chế biến mới gọt vỏ và rửa. Nếu nó đã được bảo quản trong tủ lạnh thì khi mua về bạn cũng đưa vào tủ lạnh để bảo quản chúng. Những rau củ quả nào không gọt vỏ thì bạn phải rửa bằng nước muối loãng hay nước rửa rau quả chuyên dụng.
Bảo quản rau củ
Bảo quản trái cây
Trái cây thì cũng rửa sạch, để ráo rồi cho vào túi buộc kín đưa vào ngăn mát. Với những loại trái cây có múi như cam, bưởi… bạn hãy dùng vôi quét lên đầu cuống để quả được tươi lâu.
Để dưa hấu được tươi lâu, không bị xốp, bạn hãy ngâm dưa trong nước muối 15% khoảng 30 phút. Sau đó vớt dưa ra, lau thật khô vào bảo quản nơi khô thoáng.
Tham khảo thêm: Mẹo bảo quản các loại quả luôn tươi ngon vào dịp Tết
Bảo quản trái cây
2Bảo quản thức ăn nấu chín
Thức ăn nấu chín nếu bảo quản lâu thì phải để nguội rồi đậy kín mới đưa vào tủ lạnh.
Món kho như thịt kho trứng vịt, cá lóc kho, măng hầm chân giò, canh khổ qua nhồi thịt… bạn chỉ nên nấu đủ ăn cho 2 – 3 bữa và không nên hầm đi hầm lại nhiều lần.
Bảo quản thịt kho
Bảo quản bánh chưng, bánh tét: khi nấu chín vớt bánh chưng ra thì bạn nên rửa lại bằng nước sạch rồi ép bằng vật nặng để bánh ém chặt lại hơn. Cất bánh nơi thoáng mát và luộc, chiên hoặc hấp lại nếu thấy bánh bị cứng.
Bảo quản bánh chưng, bánh tét
Với món chiên, quay thì bạn đặt vào hộp lớn rồi đặt vào ngăn mát. Khi cần ăn thì lấy đủ phần ăn, chiên lại hoặc quay bằng lò vi sóng để làm nóng.
Bảo quản món chiên, quay
Bảo quản giò chả, nem chua nếu không có tủ lạnh thì rất dễ bị thiu, hỏng. Bạn nên lột hết lớp vỏ bên ngoài tránh để đổ mồ hôi. Bảo quản trong rổ có lỗ nhỏ nhưng tránh nơi có gió. Giò chả và nem chua nên ăn trong khoảng 2 ngày, nếu bạn chưa ăn kịp nên luộc lại.
Bảo quản giò chả, nem chua
Lưu ý: Bạn nên để riêng thức ăn sống và thức ăn nấu chín trong những hộp riêng biệt. Bảo quản kín như vậy giúp thức ăn không bị khô, không bị bốc mùi, không lây nhiễm vi khuẩn sang các món ăn khác.
Tham khảo thêm: Bảo quản thức ăn đã nấu chín thế nào cho đúng?
Ngày Tết là dịp để mọi người cùng nhau thưởng thức những món ăn ngon cùng gia đình. Bạn hãy là bà nội trợ đảm đang bảo quản thực phẩm tốt trong những ngày Tết cho cả gia đình theo các mẹo trên. Chúc bạn có một cái Tết ấm cúng bên người thân.
Trường Hải Tiến Giang