Với xu hướng toàn cầu hóa, thương nhân tại các quốc gia có xu hướng hội nhập, giao lưu, mua bán hàng hóa với nhau. Đó là lý do cho sự ra đời của mẫu hợp đồng ngoại thương, là cơ sở để các bên dễ dàng thỏa thuận các nội dung một cách nhanh chóng, thuận lợi.
Hợp đồng ngoại thương là hợp đồng có yếu tố nước ngoài, đặc biệt là về chủ thể, do vậy, các mẫu hợp đồng ngoại thương thường là mẫu song ngữ hoặc có mẫu tiếng việt, mẫu tiếng anh. Cùng Trường Hải Tiến Giang tìm hiểu về các mẫu hợp đồng qua bài viết sau đây.
Hợp đồng ngoại thương là gì? cập nhật (Update) các mẫu hợp đồng ngoại thương tiếng Việt, tiếng Anh mới nhất và hướng dẫn soạn thảo chi tiết
1. Hợp đồng ngoại thương là gì? Các mẫu hợp đồng ngoại thương.
2. Nội dung chính của hợp đồng ngoại thương.
3. Quy định về hợp đồng ngoại thương.
3.1. Quy định chung về hợp đồng ngoại thương.
3.2. Hình thức của hợp đồng ngoại thương.
1. Hợp đồng ngoại thương là gì? Các mẫu hợp đồng ngoại thương
– Hợp đồng ngoại thương không phải là cụm thuật ngữ pháp lý, tức là pháp luật hiện hành không dùng “hợp đồng ngoại thương” để chỉ về các hợp đồng có yếu tố nước ngoài.
– Mẫu hợp đồng ngoại thương hiện nay đang được dùng như là một phần của mẫu hợp đồng thương mại quốc tế hay hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
– Bản chất của hợp đồng ngoại thương là sự thỏa thuận về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của hai bên chủ thể có cơ sở kinh doanh đặt tại hai quốc gia khác nhau. Tức là, tính “ngoại thương” được xác định theo chủ thể mà không xác định rộng như “tính quốc tế” trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Ví dụ: Hợp đồng xuất khẩu gạo của thương nhân Việt Nam với thương nhân Ấn Độ là hợp đồng ngoại thương. Độc giả có thể xem thêm mẫu tương tự tại Mẫu hợp đồng nhập khẩu lạc nhân bằng tiếng việt và tiếng anh để có thêm thông tin.
* Mẫu hợp đồng ngoại thương 2023
– Mẫu 01: Mẫu hợp đồng ngoại thương tiếng Việt
* Tải mẫu TẠI ĐÂY
– Mẫu 02: Mẫu hợp đồng ngoại thương tiếng Anh (Hợp đồng ngoại thương nhập khẩu máy tính và thiết bị)
* Tải mẫu TẠI ĐÂY
2. Nội dung chính của hợp đồng ngoại thương
– Hợp đồng ngoại thương thông thường phải có các điều khoản về:
+ Tên hàng (Commodity).
+ Số lượng hàng hóa (Quantity).
+ Quy cách, phẩm chất (Quality, Specification).
+ Thời hạn, địa điểm giao hàng (Shipment/delivery).
+ Giá cá (Price).
+ Phương thức thanh toán, chứng từ thanh toán (Mode of payment and Payment vouchers).
– Ngoài ra, các điều khoản cũng không kém phần quan trọng như các trường hợp miễn trách nhiệm, chế tài phạt hợp đồng, bồi thường thiệt hại, giải quyết tranh chấp, điều kiện có hiệu lực, thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
=> Các bên phải nắm bắt, hiểu rõ các nội dung trong hợp đồng rồi mới ký kết, đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Nội dung và cách viết hợp đồng ngoại thương xuất khẩu mới nhất
3. Quy định về hợp đồng ngoại thương
3.1. Quy định chung về hợp đồng ngoại thương
– Như đã nói ở mục 1, hợp đồng ngoại thương không được nhắc đến trong các văn bản pháp luật hiện hành, sự hiện diện của hợp đồng ngoại thương có chăng là quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Luật Thương mại 2005.
– Tại Điều 27 Luật Thương mại, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được làm dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tái nhập và chuyển khẩu.
– Khi xây dựng hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế các bên không chỉ tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật nước ngoài mà còn phải tuân thủ pháp luật quốc tế, các điều ước quốc tế mà các quốc gia là thành viên.
3.2. Hình thức của hợp đồng ngoại thương
– Hợp đồng ngoại thương là hợp đồng phức tạp, chứa đựng nhiều rủi ro, tranh chấp phát sinh, đó là lý do mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quy định về hình thức của hợp đồng ngoại thương là bằng văn bản hoặc hình thức pháp lý tương đương và Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Liên quan đến hợp đồng ngoại thương cụ thể, độc giả có thể xem thêm Mẫu Hợp đồng nhập khẩu thiết bị (tiếng anh) trên trang Trường Hải Tiến Giang.
Trên đây là mẫu hợp đồng ngoại thương mà chúng tôi tổng hợp và chia sẻ. Các bên khi lập hợp đồng ngoại thương thì sự thỏa thuận phải tuân thủ quy định của pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế để làm phát sinh hiệu lực và có đủ căn cứ để giải quyết tranh chấp nếu có.
Hợp đồng ngoại thương là hợp đồng có yếu tố nước ngoài, đặc biệt là về chủ thể, do vậy, các mẫu hợp đồng ngoại thương thường là mẫu song ngữ hoặc có mẫu tiếng việt, mẫu tiếng anh. Cùng Trường Hải Tiến Giang tìm hiểu về các mẫu hợp đồng qua bài viết sau đây.