Đại lý là hoạt động thương mại phổ biến để các nhà sản xuất, nhà phân phối, cung ứng hàng hóa đến gần hơn với khách hàng. Mẫu hợp đồng đại lý là văn bản được dùng làm cơ sở cho sự thỏa thuận giữa bên đại lý và bên giao đại lý, từ đó ràng buộc trách nhiệm giữa các bên một cách chặt chẽ hơn.
Mối quan hệ giữa các bên trong hoạt động đại lý thương mại phải có sự ràng buộc bằng hợp đồng đại lý bằng văn bản. Đó là lý do cho sự “ra đời” các mẫu hợp đồng đại lý, nhằm giúp các bên thỏa thuận một cách nhanh chóng, thuận lợi.
Các mẫu hợp đồng đại lý phân phối thương mại, độc quyền cấp 1, cấp 2 mới nhất và cách soạn thảo, trình bày
1. Hợp đồng đại lý là gì?
2. Các mẫu hợp đồng đại lý thông dụng.
3. Quy định về hợp đồng đại lý.
3.1. Hình thức của hợp đồng đại lý.
3.2. Chủ thể trong hợp đồng đại lý.
3.3. Một bên đại lý được ký mấy hợp đồng đại lý?
1. Hợp đồng đại lý là gì?
– Khái niệm về hợp đồng đại lý không được quy định trong các văn bản pháp luật, dựa trên giải thích về “hợp đồng” và “đại lý thương mại”, có thể hiểu:
+ Hợp đồng đại lý là sự thỏa thuận giữa bên giao đại lý và bên đại lý, trong đó bên đại lý nhân dân chính mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý/cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.
– Hợp đồng đại lý và hợp đồng phân phối là khác nhau, mặc dù đại lý cũng có làm chức năng “phân phối”. Xem thêm tại Mẫu hợp đồng phân phối để phân biệt được 2 loại hợp đồng này.
2. Các mẫu hợp đồng đại lý thông dụng
– Mẫu 01: Hợp đồng đại lý bao tiêu
– Mẫu 02: Hợp đồng đại lý độc quyền
– Mẫu 03: Mẫu hợp đồng đại lý dịch vụ (Mẫu hợp đồng đại lý bảo hiểm)
* Tải trọn bộ các mẫu TẠI ĐÂY
* Hướng dẫn viết các mẫu hợp đồng đại lý.
– Ngoài các mẫu hợp đồng đại lý nêu trên, thực tế còn có các mẫu hợp đồng đại lý cấp 1, hợp đồng đại lý cấp 2 nhưng nó không thực sự phổ biến bởi nó chỉ xuất hiện trong hình tổng đại lý.
– Các mẫu hợp đồng đại lý đã cơ bản đầy đủ các điều khoản cần có của một hợp đồng đại lý, người dùng mẫu chỉ cần thêm các thông tin của bên giao đại lý và bên đại lý; ghi rõ sản phẩm, dịch vụ giao đại lý; ghi rõ phương thức giao nhận hàng; phương thức thanh toán, giá cá và thời hạn của hợp đồng.
3. Quy định về hợp đồng đại lý
3.1. Hình thức của hợp đồng đại lý
– Theo quy định tại Điều 168 Luật Thương mại thì, hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Như vậy, các hình thức bằng lời nói, hành vi sẽ không được công nhận trong hợp đồng đại lý.
Cũng chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại 2005, độc giả quan tâm có thể theo dõi thêm các Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương hiệu được cập nhật (Update), tổng hợp bởi Trường Hải Tiến Giang.
Quy định về hình thức hợp đồng đại lý theo pháp luật hiện hành
3.2. Chủ thể trong hợp đồng đại lý
– Hợp đồng đại lý là sự giao kết giữa bên giao đại lý và bên đại lý, trong đó:
+ Bên giao đại lý là bên giao hàng hóa/giao tiền mua hàng/ủy quyền làm dịch vụ.
+ Bên đại lý là bên nhận hàng hóa, nhận tiền mua hàng, nhận ủy quyền cung ứng dịch vụ.
Cách xác định này được làm theo quy định tại Điều 167 Luật Thương mại.
3.3. Một bên đại lý được ký mấy hợp đồng đại lý?
– Nếu như pháp luật không có quy định cụ thể khác thì theo quy định tại Luật Thương mại, một bên giao đại lý có quyền giao kết hợp đồng đại lý với một hoặc nhiều bên giao đại lý.
– Thực tế khi giao kết hợp đồng đại lý thì các sản phẩm cùng một dòng cạnh tranh ít khi cùng chung một bên đại lý.
Hợp đồng đại lý là căn cứ để các bên làm quyền và nghĩa vụ, cũng là cơ sở để giải quyết các tranh chấp, do vậy, việc đảm bảo một hợp đồng hợp pháp là điều bắt buộc đối với các bên. Hy vọng với những mẫu hợp đồng đại lý mà Trường Hải Tiến Giang cung cấp trên đây sẽ có giúp ích cho độc giả.
Mối quan hệ giữa các bên trong hoạt động đại lý thương mại phải có sự ràng buộc bằng hợp đồng đại lý bằng văn bản. Đó là lý do cho sự “ra đời” các mẫu hợp đồng đại lý, nhằm giúp các bên thỏa thuận một cách nhanh chóng, thuận lợi.