Luật trẻ em 2016 thay thế Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 mang tính định hướng nhằm bảo vệ tất cả các quyền, bổn phận cũng như trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ trẻ em. Bạn đọc cùng Trường Hải Tiến Giang tìm hiểu nội dung chi tiết qua bài viết sau.
Vừa qua, tại kỳ họp thứ 11 Khóa XIII, Luật trẻ em 2016 được Quốc hội thông qua nhằm cụ thể hóa Hiến pháp 2013, Công ước quyền trẻ em và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội của trẻ em trong giai đoạn hiện nay. Cùng Trường Hải Tiến Giang tìm hiểu về Luật trẻ em hiện hành.
Luật trẻ em 2016 số 102/2016/QH13: Đối tượng điều chỉnh, nội dung, ngày hiệu lực
1. Khái quát chung về Luật trẻ em
2. Nội dung cơ bản của Luật trẻ em.
* Tải Luật trẻ em mới nhất TẠI ĐÂY
1. Khái quát chung về Luật trẻ em
Luật trẻ em mới nhất đang có hiệu lực thi hành là Luật trẻ em 2016. Tuy nhiên, có một số nội dung được sửa đổi bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018.
– Về hiệu lực: Luật trẻ em có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 sự ra đời này thay thế cho Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004.
– Về bố cục gồm: 07 chương với 106 điều (tăng 2 Chương và 46 điều so với Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004)
+ Chương I: Quy định chung (từ Điều 1 – Điều 11)
+ Chương II: Quyền và Bổn phận của trẻ em (từ Điều 12 – Điều 41). Theo đó, các quyền, bổn phận của trẻ em được quy định dựa trên quy định của Hiến pháp và Bộ luật dân sự.
+ Chương III: Chăm sóc và giáo dục trẻ em (từ Điều 42 – Điều 46)
+ Chương IV: Bảo vệ trẻ em (từ Điều 47 – Điều 73)
+ Chương V: Sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em (từ Điều 74 – Điều 78)
+ Chương VI: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình cá nhân trong việc làm quyền và bổn phận của trẻ em (từ Điều 79 – Điều 102)
+ Chương VII: Điều khoản thi hành (từ Điều 103 – Điều 106)
Nội dung luật trẻ em 2016 với 07 chương với 106 điều
2. Nội dung cơ bản của Luật trẻ em
Luật trẻ em ra đời để bảo vệ về các quyền cơ bản của trẻ em. Theo đó, nội dung cơ bản của Luật trẻ em được thể hiện như sau:
– Thứ nhất, nêu rõ khái niệm về “trẻ em”: người dưới 16 tuổi.
– Thứ hai, đưa ra những hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình sống, học tập, vui chơi của trẻ em, những hành vi mang tính chất xâm hại đến quyền và lợi ích, bổn phận của trẻ em.
– Thứ ba, xác định về trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (có 14 nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt) => đảm bảo cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn vẫn được học tập, vui chơi, giáo dục,… tạo mọi điều kiện để được phát triển toàn diện.
– Thứ tư, ghi nhận cụ thể về tất cả các quyền cơ bản của trẻ em (gồm 25 nhóm quyền), đồng thời cũng nêu rõ 05 nhóm bổn phận của trẻ em.
– Thứ năm, quy định về chăm sóc và giáo dục trẻ em (chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em; chăm sóc sức khỏe trẻ em; giáo dục cho trẻ em; điều kiện vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch cho trẻ em; bảo đảm thông tin, truyền thông cho trẻ em).
– Thứ sáu, nêu các cấp độ bảo vệ trẻ em (03 cấp độ: phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp) trong đó có quy định cụ thể về từng biện pháp được áp dụng với mỗi cấp độ khác nhau.
– Thứ bảy, nêu rõ trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội, những cá nhân khác trong việc bảo vệ trẻ em.
Luật trẻ em 2016 đã có những sửa đổi, bổ sung mang tính định hướng nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong đời sống. Đồng thời, cũng tự ý thức được trách nhiệm mỗi cơ quan, tổ chức, xã hội trong việc bảo vệ trẻ em.
Tiếp theo, bạn đọc có thể tham khảo thêm các văn bản quy phạm pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam như: Luật trọng tài thương mại, Luật xuất nhập cảnh, Luật hôn nhân gia đình ,… để có thêm hiểu biết về kiến thức pháp luật.
Vừa qua, tại kỳ họp thứ 11 Khóa XIII, Luật trẻ em 2016 được Quốc hội thông qua nhằm cụ thể hóa Hiến pháp 2013, Công ước quyền trẻ em và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội của trẻ em trong giai đoạn hiện nay. Cùng Trường Hải Tiến Giang tìm hiểu về Luật trẻ em hiện hành.