asd
Trang chủPháp LuậtLuật tố tụng hành chính mới nhất, luật số 93/2015/QH13

Luật tố tụng hành chính mới nhất, luật số 93/2015/QH13

Trong quá trình cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước ban hành các quyết định hành chính, hành vi hành chính đối với một đối tượng nhất định mà người đó cho rằng quyền, lợi ích của mình bị xâm phạm thì có quyền khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục được quy định tại Luật tố tụng hành chính. Tìm hiểu thêm thông tin về luật này, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau của Trường Hải Tiến Giang.

Luật tố tụng hành chính là cơ sở pháp lý ghi nhận quyền giải quyết của Tòa án đối với các khiếu kiện của người dân về các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan có thẩm quyền.

Luật Tố tụng hành chính là gì? Tìm hiểu nội dung Luật tố tụng hành chính sửa đổi, bổ sung 2019 và các văn bản hợp nhất
 


1. Giới thiệu về Luật tố tụng hành chính mới nhất.
2. Vai trò của Luật Tố tụng hành chính.
3. Nguồn của Luật Tố tụng hành chính.
4. Nguyên tắc của Luật Tố tụng hành chính.

* Tải Luật Tố tụng hành chính 2015 TẠI ĐÂY
 

1. Giới thiệu về Luật tố tụng hành chính mới nhất

– Luật Tố tụng hành chính dưới góc độ khoa học pháp lý được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tố tụng hành chính (khởi kiện, thụ lý, giải quyết vụ án hành chính).

Luật Tố tụng hành chính 2015 có hiệu lực ngày 01/07/2016 là Luật tố tụng hành chính mới nhất, được áp dụng cho đến thời điểm hiện tại.

– Luật Tố tụng hành chính 2015 được quy định thành 23 chương với 372 điều. So với Luật Tố tụng hành chính 2010, Luật Tố tụng hành chính 2015 bổ sung thêm 111 điều và sửa đổi, bổ sung 198 điều.

– Phạm vi điều chỉnh của Luật Tố tụng hành chính được quy định tại Điều 1 Luật này là:

+ Những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hành chính;

+ Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng;

+ Quyền, nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan;

+ Trình tự, thủ tục khởi kiện, giải quyết vụ án hành chính, thi hành án hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính.
 

2. Vai trò của Luật Tố tụng hành chính

– Luật Tố tụng hành chính là sự thể chế các chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước trong việc giải quyết các “tranh chấp” hành chính, là cơ sở pháp lý điều chỉnh hành vi của tất cả các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Tố tụng hành chính.

– Ghi nhận về vai trò, mục đích của Luật tố tụng hành chính, tại Điều 1, Luật Tố tụng hành chính 2015 cũng nêu rõ: “Luật tố tụng hành chính góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; giáo dục mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; bảo đảm tính ổn định, thông suốt và hiệu lực của nền hành chính quốc gia.”.

Luat to tung hanh chinh sua doi bo sung 2019

Ý nghĩa, vai trò của Luật Tố tụng hành chính đối với nhà nước và xã hội
 

3. Nguồn của Luật Tố tụng hành chính

– Nguồn của Luật tố tụng hành chính là nơi chứa đựng các quy phạm pháp luật tố tụng hành chính, bao gồm:

+ Hiến pháp.

+ Luật Tố tụng hành chính 2015.

+ Các Nghị quyết, pháp lệnh có ghi nhận quy phạm tố tụng hành chính.

+ Các Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật tố tụng hành chính.
 

4. Nguyên tắc của Luật Tố tụng hành chính

– Luật tố tụng hành chính hay bất cứ ngành luật nào đều có các nguyên tắc chỉ đạo, chi phối toàn bộ hệ thống chế định tố tụng hành chính.

– Bên cạnh các nguyên tắc chung, Luật tố tụng hành chính Việt Nam còn có các nguyên tắc riêng như sau:

+ Nguyên tắc tiền tố tụng hành chính.

+ Nguyên tắc nghĩa vụ cung cấp, thu thập chứng cứ.

+ Nguyên tắc đối thoại trong tố tụng hành chính.

+ Nguyên tắc việc khởi kiện vụ án hành chính không làm ngưng hiệu lực của quyết định hành chính.

Mỗi luật tố tụng đều có đối tượng khởi kiện riêng, nếu Luật tố tụng hành chính quy định về đối tượng khởi kiện là quyết định hành chính, hành vi hành chính thì Luật tố tụng dân sự quy định về đối tượng khởi kiện là các vụ việc dân sự, vì vậy, cần lưu ý để đảm bảo về thủ tục.

Trên đây là những chia sẻ của Trường Hải Tiến Giang về Luật tố tụng hành chính ở góc độ pháp lý và khoa học pháp lý. Đây là cơ sở quan trọng để người dân tự bảo vệ mình trước những sai sót của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bạn đọc có thể xem thêm các bộ luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam như Luật tố tụng hình sự, Luật tiếp công dân, Luật tố tụng dân sự, …

Luật tố tụng hành chính là cơ sở pháp lý ghi nhận quyền giải quyết của Tòa án đối với các khiếu kiện của người dân về các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan có thẩm quyền.

Sending
User Review
0 (0 votes)

RELATED ARTICLES