asd
Trang chủPháp LuậtLuật thi đua khen thưởng 2022, số 06/2022/QH15 cập nhật (Update) mới...

Luật thi đua khen thưởng 2022, số 06/2022/QH15 cập nhật (Update) mới nhất

Đảng và Nhà nước đã ban hành rất nhiều những chính sách nhằm thúc đẩy, động viên, thu hút các cá nhân, tập thể, hộ gia đình tích cực trong công tác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tiêu biểu nhất phải kể đến Luật thi đua khen thưởng. Mời bạn đọc cùng Trường Hải Tiến Giang tìm hiểu nội dung chi tiết qua bài viết sau.

Nhận thấy được tầm quan trọng của việc thi đua, khen thưởng, ghi nhận công lao của các cá nhân, tập thể, hộ gia đình trong công tác, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, vừa qua Quốc hội đã thông qua Luật thi đua khen thưởng 2022 với nhiều nội dung mới đáng chú ý.

Luật Thi đua khen thưởng mới nhất số 06/2022/QH15: Nội dung nổi bật, văn bản hợp nhất
 


1. Khái quát về Luật thi đua khen thưởng.
2. Nội dung nổi bật của Luật thi đua khen thưởng 2022.

* Tải Luật thi đua khen thưởng mới nhất TẠI ĐÂY

1. Khái quát về Luật thi đua khen thưởng

Luật thi đua khen thưởng mới nhất hiện nay là Luật thi đua khen thưởng 2022, sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2024, được Quốc hội thông qua ngày 15/6/2022 tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.

– Bố cục: Luật thi đua khen thưởng 2022 gồm có: 8 Chương với 96 Điều

– Chương I: Những quy định chung (từ Điều 1 – Điều 15)

– Chương II: Tổ chức thi đua, danh hiệu thi đua và tiêu chuẩn danh hiệu thi đua (từ Điều 16 -32)

– Chương III: Đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng

+ Mục 1: Đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng huân chương (từ Điều 33 – Điều 53)

+ Mục 2: Đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng huy chương (từ Điều 54 – Điều 58)

+ Mục 3: Đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng danh hiệu vinh dự nhà nước (từ Điều 59 – Điều 67)

+ Mục 4: Đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” (từ Điều 68 – Điều 70)

+ Mục 5: Đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng kỷ niệm chương, bằng khen, giấy khen (từ Điều 71 – Điều 76)

– Chương IV: Thẩm quyền quyết định, trao tặng; Thủ tục, hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng.

+ Mục 1: Thẩm quyền quyết định khen thưởng, trao tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng (từ Điều 77 – Điều 82)

+ Mục 2: Thủ tục, hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng (từ Điều 83 – Điều 85)

– Chương V: Quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tập thể, hộ gia đình trong thi đua, khen thưởng (từ Điều 86 – Điều 87)

– Chương VI: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức về thi đua, khen thưởng (từ Điều 88 – Điều 92)

– Chương VII: Xử lý vi phạm (Điều 93

– Chương VIII: Điều khoản thi hành (từ Điều 94 – Điều 96)

luat thi dua khen thuong moi

Một số điểm sửa đổi trong Luật Thi đua khen thưởng 2022
 

2. Nội dung nổi bật của Luật thi đua khen thưởng 2022

Trong phạm vi bài viết này, Trường Hải Tiến Giang sẽ nêu những điểm được sửa đổi, bổ sung nổi bật trong Luật thi đua khen thưởng 2022 như sau:

– Đối tượng điều chỉnh của Luật thi đua khen thưởng 2022: rộng hơn so với luật cũ và có liên quan đến hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân.

– Luật ghi nhận rõ ràng về mục tiêu của thi đua là: động viên, thu hút, nhằm khuyến khích các cá nhân, tập thể, hộ gia đình, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

– Khen thưởng là nhằm khuyến khích, động viên những cá nhân tập thể, hộ gia đình hăng hái hơn trong các phong trào thi đua, sáng tạo, vươn lên, hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao, đạt được những thành tích tốt trong công tác xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

– Tại luật thi đua khen thưởng 2022 cũng quy định về những nội dung mới như sau:

+ Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng

+ Không khen nhiều lần, nhiều hình thức cho một thành tích đạt được.

+ Chú trọng khen thưởng cá nhân, tập thể hộ gia đình trực tiếp lao động, sản xuất; cá nhân, tập thể công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

+ Đảm bảo bình đẳng giới trong thi đua, khen thưởng. Nội dung này được kế thừa và phát huy tinh thần của Luật bình đẳng giới.

– Bổ sung tính “minh bạch” trong nguyên tắc thi đua khen thưởng.

– Bổ sung tính “thống nhất” đối với công trạng, thành tích đạt được, không còn yêu cầu “tính nhất” khen thưởng như luật cũ.

=> Hướng đến mục tiêu: vì dân giàu, nước manh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Như vậy, có thể thấy được việc sửa đổi, bổ sung Luật thi đua khen thưởng là rất quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung cần phải xem xét, trao đổi, lấy ý kiến để việc thực thi, áp dụng pháp luật trong thực tiễn được dễ dàng hơn.

Ngoài luật thi đua, khen thưởng, hệ thống pháp Luật Việt Nam còn rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật như Luật thanh tra, Luật thi đua khen thưởng, Luật thi hành án dân sự, Luật thuế giá trị gia tăng,…, mời bạn đọc tham khảo để có thêm hiểu biết về kiến thức pháp luật.

Nhận thấy được tầm quan trọng của việc thi đua, khen thưởng, ghi nhận công lao của các cá nhân, tập thể, hộ gia đình trong công tác, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, vừa qua Quốc hội đã thông qua Luật thi đua khen thưởng 2022 với nhiều nội dung mới đáng chú ý.

Sending
User Review
0 (0 votes)

RELATED ARTICLES