asd
Trang chủPháp LuậtLuật đấu thầu 2013, Luật số 43/2013/QH13 có nội dung thế nào?

Luật đấu thầu 2013, Luật số 43/2013/QH13 có nội dung thế nào?

Để lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp đối với các dự án liên quan đến nhà nước, đấu thầu là hình thức lựa chọn đặc biệt. Nhằm đảm bảo cho hoạt động đấu thầu được diễn ra hiệu quả, thống nhất, Quốc hội đã ban hành Luật đấu thầu đầu tiên vào năm 2005 và hiện nay được thay thế bằng Luật đấu thầu 2013. Cùng Trường Hải Tiến Giang tìm hiểu nội dung chi tiết tại bài viết sau.

Trong suốt thời gian áp dụng Luật Đấu thầu 2005, văn bản pháp luật này dần bộc lộ các hạn chế nhất định, không còn phù hợp với tình hình thực tiễn. Đó là lý do cho sự ra đời Luật Đấu thầu 2013 mới nhất, hiện đang có hiệu lực thi hành.

Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, Phạm vi, đối tượng điều chỉnh và nội dung mới nhất
 


1. Khái quát về Luật Đấu thầu mới nhất 2023.
2. Nội dung cơ bản của Luật Đấu thầu.

* Tải Luật Đấu thầu 2013 TẠI ĐÂY
 

1. Khái quát về Luật Đấu thầu mới nhất 2023

– Luật số: 43/2013/QH13 Luật Đấu thầu có hiệu lực từ ngày 01/7/2014, thay thế cho Luật Đấu thầu 2005, sửa đổi bổ sung vào năm 2009 (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản).

– Luật Đấu thầu 2013 được xây dựng thành 13 Chương với 96 Điều.

– Đối tượng áp dụng: Tổ chức, cá nhân tham gia/liên quan đến hoạt động đấu thầu; Tổ chức, cá nhân không có hoạt động đấu thầu thuộc phạm vi điều chỉnh nhưng được chọn áp dụng theo quy định của Luật Đấu thầu.

– Gắn với Luật Đấu thầu là Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu và Nghị định 25/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư.

– Luật Đấu thầu 2013 đã có nhiều điểm mới sửa đổi so với Luật Đấu thầu 2005.

Trong Công văn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi tới các cơ quan có thẩm quyền số 3975/BKHĐT-QLĐT ngày 15/6/2022, Bộ Kế hoạch đầu tư đã đưa ra đề nghị về góp ý Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), điều này có nghĩa, trong thời gian tới sẽ có xu hướng sửa đổi Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13.

Lưu ý: Đấu thầu và Đấu giá là hai hoạt động mang bản chất khác nhau, trong đó: Đấu giá được điều chỉnh bởi Luật đấu giá tài sản; hoạt động đấu thầu được điều chỉnh bởi Luật Đấu thầu.

luat dau thau 2013 luat so 43 2013 qh13 co noi dung the nao 2

Những nội dung chính của Luật Đấu thầu 2013
 

2. Nội dung cơ bản của Luật Đấu thầu 2013

Để tham gia vào quá trình đấu thầu, các nhà thầu cần nắm rõ 06 nội dung cơ bản sau được quy định tại Luật Đấu thầu:

– Các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư tại Mục 1, Chương II.

+ Đấu thầu rộng rãi

+ Đấu thầu hạn chế

+ Chỉ định thầu

+ Chào hàng cạnh tranh

+ Mua sắm trực tiếp

+ Tự làm

Với mỗi hình thức thì pháp luật lại quy định các điều kiện cụ thể về lĩnh vực gói thầu, các yêu cầu về quyết định đầu tư, phê duyệt, yêu cầu về vốn, dự toán,… để dảm bảo sẽ lựa chọn được nhà thầu, nhà đầu tư thực sự đủ khả năng.

– Quy định về đánh giá, xét duyệt trúng thầu tại Điều 42, 43.

+ Điều 42 quy định về việc xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn. Theo đó, quy định cụ thể các điều kiện đối với nhà thầu tư vấn là tổ chức và cá nhân: điều kiện về hồ sơ, đề xuất kỹ thuật, giá đề nghị trúng thầu, hiệu chỉnh sai lệch,…

+ Điều 43 đưa ra các điều kiện để trúng thầu trong trường hợp đấu thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp

– Quy định về hợp đồng với nhà thầu tại Mục 1, Chương 8.

Theo đó, luật đưa ra các quy định cụ thể về các loại hợp đồng, hồ sơ hợp đồng cũng như các điều kiện ký kết hợp đông, các nội dung về việc đảm bảo làm và điều chỉnh hợp đồng,…

– Quy trình lựa chọn nhà thầu tại Điều 38, lựa chọn nhà thầu qua mạng tại Chương 7.

– Những hành vi bị cấm trong đấu thầu tại Điều 89 gồm:

+ Đưa, nhận, môi giới hối lộ.

+ Lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu.

+ Thông thầu.

+ Gian lận.

+ Cản trở.

+ Không bảo đảm công bằng, minh bạch.

+ Tiết lộ, tiếp nhận những tài liệu (luật quy định) trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

+ Chuyển nhượng thầu.

+ Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn tới tình trạng nợ đọng vốn của nhà thầu.

Ở góc độ quản lý nhà nước, Luật Đấu thầu có ý nghĩa quan trọng trong việc dùng nguồn vốn nhà nước hợp lý, chống tham nhũng trong hoạt động đấu thầu và tạo cơ chế thuận lợi cho các tổ chức tham gia đấu thầu.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc có những hiểu biết cơ bản về các văn bản quy phạm pháp luật nói chung, Luật đấu thầu nói riêng. Tiếp theo, để có thêm thông tin về các văn bản Luật theo pháp luật hiện hành, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm các luật khác như: Luật Đấu giá tài sản, Luật công chức, Luật đầu tư công,…, cập nhật (Update) liên tục bởi Trường Hải Tiến Giang.

Trong suốt thời gian áp dụng Luật Đấu thầu 2005, văn bản pháp luật này dần bộc lộ các hạn chế nhất định, không còn phù hợp với tình hình thực tiễn. Đó là lý do cho sự ra đời Luật Đấu thầu 2013 mới nhất, hiện đang có hiệu lực thi hành.

Sending
User Review
0 (0 votes)

RELATED ARTICLES