Luật các tổ chức tín dụng 2010, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã có những đóng góp quan trọng việc tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các tổ chức tín dụng. Chính vì vậy mà việc ban hành Luật các tổ chức tín dụng là hết sức cần thiết trong quá trình hội nhập như hiện nay.
Luật các tổ chức tín dụng lần đầu tiên được ban hành vào năm 1997, trải qua quá trình phát triển của nền kinh tế và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế cho đến nay, tại Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng năm 2017.
Luật các tổ chức tín dụng 2010 sửa đổi, bổ sung 2017 và nghị định hướng dẫn luật các tổ chức tín dụng
1. Khái quát về Luật các tổ chức tín dụng.
2. Nội dung nổi bật của Luật các tổ chức tín dụng.
3. Sự cần thiết ban hành Luật các tổ chức tín dụng.
* Tải Luật các tổ chức tín dụng mới nhất TẠI ĐÂY
1. Khái quát về Luật các tổ chức tín dụng
– Luật các tổ chức tín dụng hiện hành được áp dụng là Luật các tổ chức tín dụng 2010, được sửa đổi bổ sung bởi Luật sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng 2017, được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2017.
– Luật các tổ chức tín dụng 2010 gồm có 10 Chương với 163 Điều. Trong đó, có nêu rất cụ thể về:
+ Những quy định chung
+ Quy định về tổ chức, quản trị, điều hành của tổ chức tín dụng
+ Quy định về hoạt động của tổ chức tín dụng
+ Quy định về văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng
+ Những hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng
+ Tài chính, hạch toán, báo cáo.
+ Kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, phá sản, giải thể, thanh lý tổ chức tín dụng
+ Tổ chức lại, giải thể, phá sản, thanh lý, phong tỏa vốn, tài sản
+ Cơ quan quản lý nhà nước đối với các tổ chức tín dụng
+ Điều khoản thi hành.
=> Có thể nói, Luật các tổ chức tín dụng là hành lang pháp lý trong việc tổ chức, hoạt động của các tổ chức tín dụng.
– Hiện nay, các Thông tư, Nghị định hướng dẫn Luật các tổ chức tín dụng gồm có:
+ Nghị định 40/2012/NĐ-CP về nghiệp vụ phát hành tiền; bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
+ Nghị định 01/2014/NĐ-CP về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam;
+ Nghị định 93/2017/NĐ-CP về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng…;
+ Thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro…;
+ Thông tư 08/2021/TT-NHNN quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
+ ……
Nội dung Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, cập nhật (Update) mới nhất
2. Nội dung nổi bật của Luật các tổ chức tín dụng
– Đầu tiên, tại Luật các tổ chức tín dụng đã khái quát về đối tượng áp dụng của Luật này là: các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, tổ chức, kiểm soát các tổ chức nêu trên.
– Tại Luật các tổ chức tín dụng đã quy định rõ về việc thành lập, tổ chức, kiểm soát, tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng; thành lập, tổ chức, hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.
– Tại chương II của Luật đã ghi nhận về điều kiện, thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức, hoạt động của tổ chức tín dụng, vốn pháp định, thời hạn, lệ phí cấp giấy phép, dùng giấy phép, những trường hợp thu hồi giấy phép.
Tuy nhiên tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng 2017 có giới hạn về góp vốn, mua cổ phần: theo đó mức góp vốn, mua cổ phần không bao gồm mức góp vốn, mua cổ phần của Cty quản lý quỹ .
– Về điều hành, tổ chức, quản trị của các tổ chức tín dụng: được xây dựng dựa trên Luật doanh nghiệp tuy nhiên những nguyên tắc, yêu cầu cao được đặt ra cao hơn so với các tổ chức, quản trị, điều hành của các doanh nghiệp thông thường.
– Về hoạt động của tổ chức tín dụng: được phân theo từng loại hình tín dụng và làm đúng như trong Giấy phép đã được cấp.
– Về văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng: cũng được quy định nhằm đảm bảo cho hoạt động tín dụng đối với những chủ thể là người nước ngoài.
– Bên cạnh đó, tại Luật các tổ chức tín dụng cũng quy định rất cụ thể về những hạn chế để đảm bảo cho hoạt động của tổ chức tín dụng; tổ chức, kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức này và vai trò của cơ quan nhà nước trong hoạt động quản lý các tổ chức tín dụng.
3. Sự cần thiết ban hành Luật các tổ chức tín dụng
Việc ban hành Luật các tổ chức tín dụng là rất cần thiết và quan trọng bởi:
– Tạo cơ sở pháp lý trong hoạt động tổ chức của các tổ chức tín dụng
– Nâng cao được quyền tự chủ trong kinh doanh và tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng
– Việc ban hành, sửa đổi, bổ sung Luật các tổ chức tín dụng qua các thời kỳ hướng đến mục tiêu cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng.
– Ngoài ra, cũng đảm bảo được tính linh hoạt, đa dạng trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng.
– Đáp ứng yêu cầu trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế và tạo nền tảng vững chắc để xây dựng hệ thống các tổ chức tín dụng hiện đại nhưng cũng đồng thời vẫn đảm bảo được sự đồng bộ giữa quy định của luật này với những luật khác có liên quan.
Qua chia sẻ của Trường Hải Tiến Giang về Luật các tổ chức tín dụng, có thể thấy được tầm quan trọng của việc ban hành, sửa đổi, bổ sung luật trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Tuy nhiên, để đảm bảo sự đồng bộ, linh hoạt hơn thì trong quá trình áp dụng thực thi cũng cần phải có những ý kiến, trao đổi để được hoàn thiện hơn.
Độc giả có thể xem thêm các văn bản pháp luật khác trong hệ thống pháp luật nước ta như: Luật tố tụng dân sự, Luật chứng khoán, Luật tiếp công dân, Luật công chức.
Luật các tổ chức tín dụng lần đầu tiên được ban hành vào năm 1997, trải qua quá trình phát triển của nền kinh tế và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế cho đến nay, tại Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng năm 2017.