Trẻ em là tương lai của nhân loại, đồng thời cũng là nguồn cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm văn học. Hãy cùng tìm hiểu thêm về chủ đề này qua bài Lập dàn ý kể lại một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em, Tiếng Việt 4, Kết nối tri thức, học kì I trên Trường Hải Tiến Giang nhé.
Đề bài: Lập dàn ý kể lại một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em.
* Gợi ý dàn ý Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức
I. Lập dàn ý kể lại một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em – mẫu số 1:
Truyện “Cô bé quàng khăn đỏ”
1. Mở bài:
– Giới thiệu câu chuyện em chọn: “Cô bé quàng khăn đỏ”.
2. Thân bài:
* Lần lượt kể lại diễn biến câu chuyện:
– Có một cô bé hay quàng chiếc khăn màu đỏ nên được mọi người gọi là cô bé quàng khăn đỏ.
– Cô bé được mẹ giao nhiệm vụ mang bánh cho bà ngoại và dặn dò phải đi đường thẳng.
– Do thấy nhiều hoa, nhiều bướm nên cô bé đã chọn đi đường vòng, bỏ quên lời mẹ dặn.
– Trên đường, cô bé gặp chó sói và lỡ kể hết về việc mình đến thăm bà ngoại.
– Con sói chạy đến nhà bà cô bé trước, nuốt chửng bà cụ vào bụng rồi lên giường đắp chăn, giả làm bà đợi cô bé đến.
– Cô bé quàng khăn đỏ đến nơi, thấy bà hôm nay lạ lắm nên hỏi han rất nhiều.
– Con sói nhảy khỏi giường, nuốt chửng cô bé rồi lại nằm xuống giường ngủ ngáy o o.
– Bác thợ săn đi qua, rạch bụng con sói cứu hai bà cháu.
– Hai bà cháu lấy đá nhét vào bụng con sói rồi khâu lại.
– Sói tỉnh lại, muốn bắt con mồi nhưng đá trong bụng nặng quá khiến nó ngã xuống sông và bị cuốn đi mất.
* Bài học rút ra:
– Phải biết vâng lời cha mẹ.
– Không nên la cà mà phải đi đến nơi về đến chốn.
– Cần đề phòng người lạ để bảo vệ bản thân.
3. Kết bài:
– Khái quát lại cảm nhận, suy nghĩ của em về câu chuyện.
II. Lập dàn ý kể lại một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em – mẫu số 2:
Truyện “Sự tích cây vú sữa”
1. Mở bài:
– Giới thiệu câu chuyện em đã chọn: “Sự tích cây vú sữa”.
2. Thân bài:
* Lần lượt kể lại diễn biến câu chuyện:
– Có một cậu bé được mẹ nuông chiều nên rất nghịch ngợm, ham chơi.
– Một lần bị mẹ mắng, cậu bỏ nhà đi -> Mẹ ở nhà đợi trong đau buồn, dẫn đến kiệt sức mà gục xuống.
– Cậu bé bỏ đi thì vừa đói vừa rét, còn bị trẻ lớn hơn đánh -> Cậu nhớ mẹ và trở về.
– Về đến nhà, cậu không thể nào tìm được mẹ, gọi đến khản tiếng cũng không ai trả lời.
– Cậu bé ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc -> Cây lập tức run rẩy, trổ hoa rồi ra quả.
– Cậu bé ăn thử tới lần thứ ba thì lớp vỏ trên quả mới nứt, một dòng sữa trắng ngọt ngào trào ra.
– Cây khẽ rung lá, thì thầm: “Ăn trái ba lần mới biết trái ngon. Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ”.
– Cậu bé òa khóc hối hận vì mẹ đã không còn.
– Mọi người đều thích trái ngon của cây, đem về gieo trồng và đặt tên là cây vú sữa.
* Bài học rút ra:
– Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý.
– Nhắc nhở những đứa con phải biết có hiếu với mẹ, đừng để đến lúc mẹ ra đi rồi mới hối hận.
3. Kết bài:
– Khẳng định lại ý nghĩa của câu chuyện đối với bản thân em.
III. Lập dàn ý kể lại một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em – mẫu số 3:
Truyện “Cô bé bán diêm”
1. Mở bài:
– Giới thiệu câu chuyện em sẽ kể: “Cô bé bán diêm”.
2. Thân bài:
* Lần lượt kể lại diễn biến câu chuyện:
– Trong đêm giao thừa, tiết trời buốt giá, có một cô bé nhỏ đầu trần, chân đất đang dò dẫm trong bóng tối.
– Cô bé mang rất nhiều hộp diêm, cố mời chào để mọi người mua nhưng không ai quan tâm.
– Cô bé nhớ lại những ngày tháng còn có bà, được đón giao thừa ở nhà. Đồng thời, lo sợ nếu không bán được bao diêm nào thì về sẽ bị cha đánh chửi.
– Do quá lạnh, cô bé phải ngồi nép vào một góc tường.
– Để sưởi ấm cho bản thân, cô bé đã quẹt những que diêm:
+ Lần 1: Cô bé thấy chiếc lò sưởi ấm áp.
+ Lần 2: Cô bé thấy bàn ăn thịnh soạn với con ngỗng quay thơm ngon.
+ Lần 3: Cô bé thấy cây thông Nô-en rực rỡ.
+ Lần 4: Cô bé thấy bà nội -> Sốt sắng reo lên, muốn bà đưa mình đi.
– Cô bé đốt tất cả những que diêm còn lại để níu kéo hình bóng của bà -> Hai bà cháu cùng nắm tay nhau về với Thượng đế.
– Sáng hôm sau, mọi người ra đường và thấy cô bé đã chết vì giá rét. Trên môi cô bé vẫn còn đang mỉm cười.
* Bài học rút ra:
– Phê phán sự thờ ơ, vô cảm của con người trong xã hội.
– Nhắc nhở mọi người cần biết cho đi nhiều hơn, quan tâm đến người khác hơn.
3. Kết bài:
– Khái quát lại ý nghĩa, giá trị mà câu chuyện truyền tải.
IV. Lập dàn ý kể lại một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em – mẫu số 4:
Truyện “Em bé thông minh”
1. Mở bài:
– Giới thiệu câu chuyện mà em muốn kể: “Em bé thông minh”.
2. Thân bài:
* Lần lượt kể lại diễn biến câu chuyện:
– Ngày xưa, có ông vua muốn tìm người tài giỏi nên sai một viên quan đi dò la khắp nơi.
– Một lần, viên quan đi qua cánh đồng nọ và gặp hai cha con đang làm ruộng. Viên quan dừng ngựa và đưa ra câu hỏi oái oăm nhưng lại bị cậu bé hỏi vặn lại:
+ Viên quan hỏi người cha xem trâu của ông ta một ngày cày được mấy đường.
+ Em bé hỏi lại xem ngựa của viên quan một ngày đi được mấy bước.
– Viên quan biết đã tìm được người tài, bèn hỏi tên họ làng xã để về tâu với vua – Vua thử thách lần 2:
+ Vua ban cho làng của cậu bé ba thúng gạo nếp và ba con trâu đực, ra lệnh cả làng nuôi sao để năm sau ba con trâu ấy thành chín con.
+ Cậu bé nhanh trí bảo cha thưa với làng thịt hai con trâu, đồ hai thúng gạo nếp để cả làng ăn. Còn một con trâu và một thúng gạo để làm phí cho hai cha con lên kinh thành.
+ Đến cung vua, cậu bé khóc um lên ăn vạ, tâu rằng cha không chịu đẻ em bé cho mình chơi cùng.
+ Vua phán cha cậu bé là giống đực, không đẻ được – Cậu bé nhắc lại chuyện con trâu – Vấn đề được giải quyết.
– Vua thử thách lần 3:
+ Vua đưa 1 con chim sẻ, bắt cậu bé phải dọn thành 3 cỗ thức ăn.
+ Cậu bé đưa lại 1 cây kim, nhờ sứ giả tâu với vua cho rèn thành 1 con dao để xẻ thịt chim – Vua tâm phục khẩu phục, ban thưởng cho hai cha con rất hậu.
– Nước láng giềng lăm le xâm lược nước ta, muốn thử xem nước ta có nhân tài hay không:
+ Nước đó sai sứ giả mang sang 1 cái vỏ ốc dài, rỗng 2 đầu, yêu cầu xâu 1 sợi chỉ mảnh qua đường ruột ốc.
+ Rất nhiều đại thần, ông trạng, nhà thông thái đều chịu thua.
+ Vua sai người đi hỏi cậu bé thông minh – Cậu hát lên một câu, ý rằng bắt con kiến và buộc chỉ ngang lưng nó, sau đó bôi mỡ ở đầu kia để kiến luồn chỉ sang – Vấn đề được giải quyết.
– Vua phong cậu bé làm Trạng nguyên, xây dinh thự ở bên hoàng cung để tiện hỏi han.
* Bài học rút ra:
– Đề cao tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc.
– Nói lên ước mơ của nhân dân về những người hiền tài có thể giúp đỡ đất nước.
– Thể hiện niềm tin về năng lực, tài trí của thế hệ tương lai.
3. Kết bài:
– Khái quát lại cảm nhận, suy nghĩ của em về ý nghĩa mà câu chuyện mang lại.
V. Lập dàn ý kể lại một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em – mẫu số 5:
Truyện “Hansel và Gretel”
1. Mở bài:
– Giới thiệu về câu chuyện em đã lựa chọn: “Hansel và Gretel”.
2. Thân bài:
* Lần lượt kể lại diễn biến câu chuyện:
– Trong một gia đình nọ, người vợ qua đời để lại người chồng và hai đứa con tên Hansel và Gretel.
– Người cha lấy vợ mới. Do nghèo đói, bà mẹ kế độc ác không muốn hai đứa trẻ làm gánh nặng cho gia đình nên đã bắt chồng bỏ chúng trong rừng:
+ Lần 1: Hansel nghe lỏm được câu chuyện nên đã lén đi thu thập sỏi. Hôm sau, vừa đi Hansel vừa rải sỏi dọc đường – Hai anh em tìm được đường về nhà.
+ Lần 2: Mẹ kế khóa cửa không cho Hansel đi nhặt sỏi – Hansel phải thay bằng vụn bánh mì. Nhưng đến tối, vụn bánh đã bị đàn chim ăn sạch.
– Hai anh em Hansel và Gretel lang thang trong rừng, lạc đến ngôi nhà của mụ phù thủy.
– Ngôi nhà được làm toàn từ bánh kẹo khiến hai anh em vô cùng thích thú.
– Hai anh em bị mụ phù thủy độc ác lừa – Hansel bị nhốt lại, vỗ béo để chờ bị làm thịt. Còn Gretel phải trở thành nô lệ phục vụ mụ ta.
– Mắt mụ phù thủy không nhìn rõ, chỉ có thể véo tay Hansel xem đã đủ béo để ăn hay chưa – Hansel nhanh trí đưa xương gà, giữ được mạng thêm mấy ngày.
– Mụ phù thủy quyết định ăn thịt Hansel, bắt Gretel đi nhóm lò.
– Gretel lừa đẩy mụ phù thủy vào lò lửa, giải thoát anh trai.
– Hai anh em lấy đi vàng bạc châu báu của mụ phù thủy và trở về nhà.
– Mẹ kế vì đói nên đã qua đời – Hai anh em sống hạnh phúc cùng cha.
* Bài học rút ra:
– Luôn cần biết giữ bình tĩnh, đưa ra những quyết định sáng suốt trong mọi hoàn cảnh.
– Kẻ độc ác sẽ phải chịu cái kết xứng đáng.
– Hãy luôn sống thiện lương, chân thành, tốt bụng.
3. Kết bài:
– Khái quát lại bài học em rút ra được từ câu chuyện.
– – – – – – – – – – – – – – – – – – – HẾT – – – – – – – – – – – – – – – – – – –
Có thể thấy các tác giả đã vô cùng khéo léo khi lựa chọn nhân vật chính trong các câu chuyện của mình. Từ đó, đem đến nhiều bài học vừa ý nghĩa, vừa gần gũi, dễ tiếp cận cho độc giả. Mời các em tham khảo thêm các bài mẫu với chủ đề tương tự trên Trường Hải Tiến Giang như: Lập dàn ý Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích.; Lập dàn ý kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt.
Đề bài: Lập dàn ý kể lại một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em.