asd
Trang chủPháp LuậtKiện đòi nợ người đang chấp hành hình phạt tù?

Kiện đòi nợ người đang chấp hành hình phạt tù?

Chào văn phòng, cho tôi hỏi: Anh trai tôi có vay một khoản tín chấp của bên ngân hàng X với số tiền là 20 triệu đồng, hàng tháng phải trả số tiền là 1.691.000 đồng cả vốn lẫn lãi.Sau khi trả được 7 tháng thì anh trai tôi bị bắt vì tội tàng trữ ma túy, hiện mới bị xử, do vậy không còn khả năng thanh toán số tiền vay cho bên ngân hàng.

Bên Ngân hàng đang nói với gia đình tôi là sẽ khỏi kiện anh trai tôi vì không trả nợ. Vậy cho tôi được hỏi là anh trai tôi có bị kết thêm tội không? Và tại sao? Bởi theo tôi nghĩ không phải là anh trai tôi không trả mà do anh tôi đang đi tù bị nên bị mất quyền công dân thì làm sao có khả năng để trả nợ được nữa? Khoản nợ đó gia đình tôi xin giãn nợ để anh trai tôi sau khi đi tù về có thể tiếp tục trả được không? Tôi xin cám ơn!

 

>> Giải đáp thắc mắc về vay vốn ngân hàng, gọi: 19006169

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Cty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo quy định của pháp luật dân sự và tố tụng dân sự thì không có quy định nào hạn chế thẩm quyền giải quyết các tranh chấp vì lý do đương sự đang chấp hành hình phạt tù, đồng thời cũng không có quy định người đang chấp hành hình phạt tù bị hạn chế việc làm các quyền và nghĩa vụ dân sự.

 

Trong trường hợp ngân hàng khởi kiện anh trai bạn thì tòa vẫn thụ lý và giải quyết. Sau đó Tòa án sẽ ủy thác cho tòa án địa phương nơi có trại giam mà anh trai bạn đang thụ hình để tiền hành lấy ý kiến của anh trai bạn sau đó vẫn tiến hành xét xử.

 

Vì anh trai bạn vay ngân hàng bằng hình thức tín chấp nên không có tài sản đảm bảo làm trách nhiệm dân sự đối với ngân hàng mà chỉ được đảm bảo bằng khả năng và thiện chí trả nợ của người vay. Anh bạn đã trả được 1 nửa số tiền vay của ngân hàng gốm cả gốc và lãi thì lại không trả được tiếp nữa do bị bắt vì hành vi tàng trữ ma túy. Từ thời điểm đó đến nay đã hết hạn thời hạn làm nghĩa vụ mà nghĩa vụ vẫn chưa hoàn thành nên được coi như là chậm làm nghĩa vụ dân sự. Về vấn đề này thì gia đình bạn phải báo cho ngân hàng được biết về hoàn cảnh của anh mình và xin gia hạn thêm thời gian trả nợ. Anh bạn sẽ phải trả thêm khoản lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước thông báo. Tuy nhiên,việc xin giãn nợ để anh trai bạn sau khi đi tù về có thể tiếp tục trả là dựa vào thỏa thuận của anh trai bạn hay gia đình đối với ngân hàng.

 

Hoặc anh bạn cũng có thể ủy quyền cho người thứ 3 làm nghĩa vụ thay cho mình những vẫn phải có trách nhiệm đối với bên ngân hàng cho đến lúc người thứ 3 thanh toán xong khoản nợ. Căn cứ vào Điều 293 Bộ luật dân sự năm 2015 về làm nghĩa vụ dân sự thông qua người thứ ba:

 

“Khi được bên có quyền đồng ý, bên có nghĩa vụ có thể ủy quyền cho người thứ ba thay mình làm nghĩa vụ nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có quyền, nếu người thứ ba không làm hoặc làm không đúng nghĩa vụ.”

 

Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định:

 

“1. Người nào làm một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã dùng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.”

 

Nếu anh trai bạn vay tiền và dùng khoản tiền đó vào mục đích bất hợp pháp và dẫn đến không có khả năng trả tiền thì hành vi trên sẽ cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Nếu anh bạn vẫn có thiện chí trả nợ nhưng do hoàn cảnh chưa thể làm nghĩa vụ của mình với bên cho vay chứ không hề trốn tránh hay có ý định bỏ trốn nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.  Ngân hàng chỉ có thể khởi kiện để đòi nợ và bồi thường. Nếu anh trai bạn không có tiền để trả nợ thì có thì khi có bản án có hiệu lực thì có thể sẽ bị kê biên phần tài sản đang có để làm nghĩa vụ trả tiền cho bên cho vay.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Kiện đòi nợ người đang chấp hành hình phạt tù?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng

P. tư vấn –  Cty Luật Minh Gia

Chào văn phòng, cho tôi hỏi: Anh trai tôi có vay một khoản tín chấp của bên ngân hàng X với số tiền là 20 triệu đồng, hàng tháng phải trả số tiền là 1.691.000 đồng cả vốn lẫn lãi.Sau khi trả được 7 tháng thì anh trai tôi bị bắt vì tội tàng trữ ma túy, hiện mới bị xử, do vậy không còn khả năng thanh toán số tiền vay cho bên ngân hàng.

Sending
User Review
0 (0 votes)

RELATED ARTICLES