Ngoài gan thì thận, phổi, tim, ruột cũng có chức năng giải độc theo các cách khác nhau. Bỏ túi 3 tăng, 4 giảm giúp 5 ‘cỗ máy’ thải độc của cơ thể hoạt động tốt nhé!
Bên cạnh gan thường được nhiều người biết tới với chức năng là cơ quan thải độc thì thận, tim, phổi, ruột cũng có chức năng tương tự. Để giúp quá trình thải độc trong cơ thể được diễn ra một cách hiệu quả, hãy bỏ túi ngay 3 tăng, 4 giảm giúp 5 ‘cỗ máy’ thải độc của cơ thể hoạt động tốt nhé!
1Đối với gan
Gan là cơ quan tham gia vào hầu hết các quá trình trao đổi chất trong cơ thể, đồng thời có chức năng chuyển hóa những chất độc qua hệ thống bài tiết.
Để lá gan của con người khỏe mạnh, bạn nên ghi nhớ 3 điều sau: uống nhiều nước và bổ sung nhiều chất xơ, tập thể dục thường xuyên và ngủ sớm mỗi ngày.
Ngoài ra, bạn cũng cần ghi nhớ 4 điều cần tránh để bảo vệ sức khỏe của lá gan gồm: hạn chế uống rượu, bia, hạn chế ăn thực phẩm có nấm mốc, không nên tức giận thường xuyên và tránh việc mất kiểm soát cân nặng dẫn đến béo phì.
Thải độc gan
2Đối với phổi
Phổi được biết đến là một ‘cỗ máy’ giúp thanh lọc không khí của cơ thể mỗi người, giúp con người duy trì sự sống nhờ việc hô hấp mỗi ngày. Như các cơ quan khác, phổi không ngừng làm việc để giúp bạn duy trì sự sống.
Để tốt cho sức khỏe của lá phổi, không bị tích tụ nhiều chất độc hay mắc bệnh thì bạn nên xây dựng những thói quen tốt mỗi ngày càng sớm càng tốt. Theo đó, 3 thói quen tốt cần làm đó là: làm các bài tập hít thở thường xuyên, bổ sung nhiều nước, tìm cách cải thiện chất lượng không khí tại nơi sinh sống và làm việc.
Bên cạnh đó, 4 điều nên hạn chế để tốt cho phổi gồm: không hút thuốc hoặc hít khói thuốc lá thụ động, không uống nhiều bia, rượu, không thức khuya, hạn chế làm việc hay sống ở nơi ô nhiễm không khí.
Thải độc phổi
3Đối với trái tim
Tương tự như phổi thì tim cũng làm việc 24/7 không ngừng nghỉ ngơi để duy trì sự sống cho cơ thể. Tim đảm nhận chức năng bơm máu, chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể, đồng thời quá trình này cũng có hỗ trợ thải độc thông qua việc bơm máu, oxy, giảm chất độc trong mạch máu.
Để hạn chế nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, tốt cho tim thì nên làm 3 việc gồm: uống đủ nước mỗi ngày, tập thể dục thường xuyên và bổ sung những thực phẩm tốt cho tim.
Mặt khác, bạn cũng nên ghi nhớ 4 điều cần hạn chế để tốt cho sức khỏe của tim gồm: hạn chế tức giận, căng thẳng quá mức, hạn chế ăn nhiều đồ ăn chứa đường, dầu mỡ, muối, hạn chế hút thuốc lá và vệ sinh răng miệng kém.
Thải độc tim
4Đối với thận
Thận cũng là cơ quan có chức năng lọc máu và chất thải trong cơ thể mỗi người, chuyển hóa chất thải thành nước tiểu để bài tiết ra ngoài. Bên cạnh đó, các chất độc do gan chuyển hóa cũng có thể đào thải qua thận. Do đó, thận đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, giúp đào thải chất dư thừa, độc tố ra ngoài.
Để bảo vệ thận, bạn nên làm 3 việc: uống nhiều nước, vệ sinh vùng kín và tập thể dục thể thao đều đặn. Đồng thời cần ghi nhớ 4 điều cần tránh để tốt cho thận gồm: nhịn tiểu, lạm dụng thuốc, thức khuya, ăn nhiều muối.
Thải độc thận
5Đối với ruột
Ruột là cơ quan tiêu hóa quan trọng, có thể giúp thải độc, bài tiết chất độc hại ra ngoài thông qua việc đại tiện. Cơ quan này cũng góp phần chống lại các vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng có hại, đồng thời kiểm soát lượng nước trong người.
Để ruột hoạt động tốt, có 3 điều nên làm là bổ sung nhiều chất xơ và uống đủ nước, tập thể dục thường xuyên, giữ tinh thần thư giãn, thoải mái.
Ngoài ra, cần tránh 4 thói quen xấu gây hại cho ruột gồm: ăn nhiều đường hay đồ thô cứng, khó tiêu; ăn quá nhanh, bỏ bữa, không tập trung khi ăn; hút thuốc, uống nhiều rượu, bia; không nên nhịn đại tiện hay ngồi lâu trong nhà vệ sinh.
Thải độc ruột
Trên đây là thông tin chi tiết về 3 tăng, 4 giảm giúp 5 ‘cỗ máy’ thải độc của cơ thể hoạt động tốt, mà mọi người nên quan tâm. Hy vọng qua những thông tin trên sẽ giúp các bạn chăm sóc sức khỏe của mình một cách tốt nhất!
Nguồn: Good Morning Health, QQ, ETtoday
Trường Hải Tiến Giang