Xe oto X đang lưu thông trên đường bình thường đúng làn đường, phần đường thì có xe máy đi phía sau không làm chủ được tốc độ đã phanh gấp ngã và xô vào đít xe tôi vỡ đèn hậu. X dừng xe xuống hỗ trợ người bị tai nạn đi viện sau đó người nhà bị nạn đòi thỏa thuận cao nên tôi đã nhờ công an can thiệp. Sau khi đo đạc hiện trường công an đã tạm giữ phương tiện 2 bên.
Sau đó tôi đã đến nhà người bị nạn mua gói quà và 1triệu vào thăm hỏi. Tôi xin hỏi nếu người nhà người bị tai nạn không chịu thỏa thuận hòa giải thì thì X có lấy được xe để làm không.nếu tiếp tục để công an giải quyết mà người bị tai nạn kia lấy lí do sức khỏe ko đến thì công an có giải quyết được vụ tai nạn không? Và có gia thời hạn tạm giữ xe của X được không. Nếu thỏa thuận được với người bị nạn mà xe tôi đang chạy thuê quảng cáo cho hội trợ (mắc 2loa trên nóc xe và phát ra âm thanh khi lưu thông) thì công an có được xử phạt về giấy phép hay quá khổ không? Mong luật gia giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Trả lời:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Cty Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn chúng tôi tư vấn như sau
Trong trường hợp các bên có vi phạm quy tắc tham gia giao thông dẫn đến tai nạn nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan công an có thể áp dụng biện pháp tạm giữ phương tiện theo quy định tại Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt. Cụ thể:
“Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.”
Thời hạn tạm giữ phương tiện là 7 ngày, có thể gia hạn nhưng không quá 30 ngày theo quy định tại Khoản 8 Điều 25 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
” Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.”
Trong trường hợp trên X cần liên lạc trực tiếp với cơ quan đang tạm giữ phương tiện để làm rõ vấn đề này.
Xe oto X đang lưu thông trên đường bình thường đúng làn đường, phần đường thì có xe máy đi phía sau không làm chủ được tốc độ đã phanh gấp ngã và xô vào đít xe tôi vỡ đèn hậu. X dừng xe xuống hỗ trợ người bị tai nạn đi viện sau đó người nhà bị nạn đòi thỏa thuận cao nên tôi đã nhờ công an can thiệp. Sau khi đo đạc hiện trường công an đã tạm giữ phương tiện 2 bên.