Theo tìm hiểu, EQ – viết tắt của từ tiếng Anh Emotional Quotient, nói về chỉ số cảm xúc hay trí thông minh cảm xúc. Tùy vào mỗi người mà khả năng, chỉ số EQ là khác nhau nên sự cảm xúc biểu hiện, tư duy của từng người cũng sẽ khác nhau, không gian giống ai.
EQ còn có một số cách gọi khác như Emotional intelligence – EI, Emotional Intelligence Quotient – EIQ. Với hầu hết mọi người, trí thông minh cảm xúc còn quan trọng hơn trí thông minh ( IQ ) quyết định thành công trong cuộc sống và sự nghiệp của họ, vì thành công trong sự nghiệp ngày nay phụ thuộc rất lớn và khả năng đọc vị cảm xúc của người khác và ứng xử phù hợp.
EQ là gì?
Vì thế, mỗi người trong chúng ta cần cải thiện trí thông minh cảm xúc thông qua phát triển kỹ năng cần thiết để thấu hiểu, đồng cảm và đàm phán tốt hơn với người khác – đặc biệt trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu. Nếu không, thành công sẽ không gõ cửa cuộc sống và sự nghiệp của chúng ta.
I. Cách kiểm tra chỉ số EQ.
II. 5 biểu hiện của trí thông minh cảm xúc (EQ)
III. Cách cải thiện chỉ số EQ
I. Cách kiểm tra chỉ số EQ
Hiện nay, hai mô hình cảm xúc phổ biến rộng rãi và được áp dụng để xây dựng các bài trắc nghiệm/ test EQ là Mô hình Cảm xúc Năng lực (Ability EI model) của Goleman và Mô hình Trí tuệ Xúc cảm Tính cách (Trait EI model) của Petrides. Cả hai mô hình đều có mối quan hệ mật thiết với tính cách của con người, cụ thể Ability EI model.
Người có chỉ số EQ cao là người biết tự đánh giá bản thân, biết rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình và của người khác, có khả năng đồng cảm và thấu hiểu cảm xúc của người xung quanh. Họ luôn biết cách kiểm soát cảm xúc của bản thân, giữ được sự bình tĩnh và lạc quan trong cuộc sống, ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn. Người có chỉ số EQ cao tự nhiên hội tụ đủ tố chất cần thiết để trở thành nhà lãnh đạo tài ba, vì thế những bài trắc nghiệm EQ ngày nay được đánh giá quan trọng ngang với các bài kiểm tra IQ.
Hiện nay có nhiều bài trắc nghiệm EQ được cung cấp, đưa ra cho bạn kết quả kiểm tra gần đúng, tuy nhiên không có bài test nào đánh giá được chỉ số thông minh cảm xúc chính xác tuyệt đối như bài kiểm tra IQ.
II. 5 biểu hiện của trí thông minh cảm xúc (EQ)
1. Tự nhận thức
Khả năng nhận biết một loại cảm xúc khi nó xảy ra là yếu tố quan trọng trong đánh giá EQ của bạn. Phát triển khả năng tự nhận thức yêu cầu bạn phải kiểm soát được cảm xúc thật của bản thân. Khi bạn đánh giá được cảm xúc của chính mình, bạn có thể kiểm soát được nó. Hai thành phần quan trọng của sự tự nhận thức
Nhận biết cảm xúc – khả năng nhận biết cảm xúc của chính mình và ảnh hưởng của những cảm xúc đó.
Sự tự tin – Sự chắc chắn về giá trị và khả năng của bản thân.
Eq viết tắt của từ gì?
2. Tự điều chỉnh
Bạn thường khó khống chế cảm xúc khi nó xảy ra, tuy nhiên bạn có thể điều chỉnh thời gian cảm xúc đó diễn ra bằng cách dùng nhiều phương pháp khác nhau để giảm bớt cảm xúc tiêu cực như giận dữ hay lo lắng, phiền muộn. Một trong số những phương pháp đó bao gồm kể lại tính huống theo hướng tích cực, đi bộ trong thời gian dài, thiền định hoặc cầu nguyện.
3. Động lực
Tự tạo động lực cho mình để hoàn thành mục tiêu đòi hỏi phải có mục tiêu rõ ràng và một thái độ tích cực. Bất kể bạn có khuynh hướng thái độ tích cực hay tiêu cực, bạn vẫn có thể nỗ lực và luyện tập để suy nghĩ tích cực hơn. Nếu bạn nắm bắt được cảm xúc tiêu cực khi nó xảy ra, bạn sẽ điều chỉnh được nó theo cách tích cực hơn.
4. Sự đồng cảm
Khả năng nhận biết cảm xúc của người khác đóng vai trò quan trọng đối với thành công trong cuộc sống và sự nghiệp của bạn. Bạn càng tinh tế trong việc nhận biết cảm xúc đằng sau dấu hiệu của những người khác, bạn sẽ càng điều chỉnh được tín hiệu gửi đến họ tốt hơn.
5. Kỹ năng xã hội
Phát triển kỹ năng giao tiếp tốt là chìa khóa quan trọng đưa bạn đến thành công. Trong thế giới của Internet, mọi người có khả năng truy cập nhanh vào kiến thức chuyên môn, vì thế kỹ năng giao tiếp với con người thậm chí còn quan trọng hơn kiến thức nghiệp vụ bởi vì bạn cần thấu hiểu, đồng cảm và đàm phán với người khác trong nền kinh tế toàn cầu.
III. Cách cải thiện chỉ số EQ
Có thể bạn chưa biết, chỉ số EQ của mỗi người đều có thể cải thiện được, kể cả bạn là người lớn. Bởi cảm xúc được hệ thần kinh điều khiển nên chúng có thể sửa đổi được theo thời gian. Do đó, để cải thiện EQ thì bạn có thể làm những điều sau:
– Rèn luyện được khả năng tập trung.
– Thiền chánh niệm.
– Hãy học cách lắng nghe mọi thứ.
– Học cách tự nhận thức mọi thứ xung quanh.
– Rèn luyện khả năng bảo vệ bản thân trước những nhận xét tiêu cực.
– Hãy trau dồi vốn từ vựng để phong phú hơn.
Còn rất nhiều các chỉ số mà bạn nên biết hiện nay, trong đó có các chỉ số như CQ, SQ,PQ,AQ, SQ, MQ, StQ … các bạn tìm hiểu chỉ số CQ là gì tại đây.
Chắc hẳn còn rất nhiều từ mà bạn chưa biết như mã đáo thành công, crush, CMNM …. Các bạn muốn tìm hiểu crush là gì thì cùng tham khảo bài sau.
EQ còn có một số cách gọi khác như Emotional intelligence – EI, Emotional Intelligence Quotient – EIQ. Với hầu hết mọi người, trí thông minh cảm xúc còn quan trọng hơn trí thông minh ( IQ ) quyết định thành công trong cuộc sống và sự nghiệp của họ, vì thành công trong sự nghiệp ngày nay phụ thuộc rất lớn và khả năng đọc vị cảm xúc của người khác và ứng xử phù hợp.