asd
Trang chủPháp LuậtĐòi nợ tiền vay có tính thời hiệu khởi kiện không?

Đòi nợ tiền vay có tính thời hiệu khởi kiện không?

Hợp đồng vay tài sản là một trong những loại hợp đồng phổ biến nhất trong đời sống hiện nay, trong nhiều trường hợp quan hệ cho vay kéo dài và bên vay không đòi lại được tài sản đã cho vay. Vậy nếu để khoản vay quá lâu thì còn có thể khởi kiện để đòi lại tài sản hay không?

Điều 429 Bộ luật dân sự 2015 có quy định thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Như vậy, tranh chấp về hợp đồng thì có thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết là 03 năm.

Tuy nhiên, tại Điều 155 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về không áp dụng thời hiệu khởi kiện trong các trường hợp sau:

– Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.

– Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

– Tranh chấp về quyền dùng đất theo quy định của Luật đất đai.

– Trường hợp khác do luật quy định.

Ngoài ra, tại một số Nghị quyết, công văn hướng dẫn áp dụng giải quyết về xác định thời hiệu qua nhiều thời gian cũng đề cập để vấn đề xác định thời hiệu đối với hợp đồng vay tiền. Ví dụ như tại Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP (hiện nay văn bản đã hết hiệu lực) có hướng dẫn đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, về đòi lại tài sản, đòi lại quyền dùng đất do người khác quản lý, chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện.

Tại mục III công văn số 02/TANDTC-PC (hiện tại văn bản đang có hiệu lực) có hướng dẫn đối với các tranh chấp về quyền sở hữu, đòi lại tài sản thì Tòa án không áp dụng thời hiệu không phụ thuộc vào việc một bên hoặc các bên có hay không có yêu cầu áp dụng thời hiệu. Đối với các tranh chấp phát sinh từ giao dịch dân sự như hợp đồng thuê nhà, thuê tài sản, hợp đồng vay tài sản giữa các cá nhân, tập thể với nhau (không phải là hợp đồng tín dụng) thì thời hiệu khởi kiện áp dụng theo quy định tại Điều 429 của Bộ luật Dân sự năm 2015 và Điều 184 của BLTTDS.

Từ những quy định đã nêu trên, có thể thấy trong hợp đồng vay tài sản thì bên cho vay sẽ giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng. Do vậy, trường hợp khi vay tiền đã đến hạn mà bên vay không trả tiền gốc thì bên cho vay có quyền đòi, đây được xác định là quyền đòi

lại tài sản, bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản đã cho vay, nên theo quy định tại ĐIều 155 BLDS 2015 thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Tức nghĩa, mặc dù hợp đồng vay tiền đã quá 03 năm nhưng người cho vay vẫn được quyền khởi kiện để yêu cầu bên vay trả tiền gốc đã vay theo hợp đồng.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý với những quan hệ cho vay và đòi lại tiền vay có lãi suất thì phần lãi suất là phần quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng vay tiền của các bên, nếu các bên tranh chấp về phần lãi suất thì được xác định là tranh chấp phát sinh từ hợp đồng, lúc này vẫn áp dụng thời hiệu để giải quyết, nếu quá thời hiệu theo quy định thì bên cho vay không đòi lại được phần lãi suất.

Trân trọng!

Hợp đồng vay tài sản là một trong những loại hợp đồng phổ biến nhất trong đời sống hiện nay, trong nhiều trường hợp quan hệ cho vay kéo dài và bên vay không đòi lại được tài sản đã cho vay. Vậy nếu để khoản vay quá lâu thì còn có thể khởi kiện để đòi lại tài sản hay không?

Sending
User Review
0 (0 votes)

RELATED ARTICLES