asd
Trang chủGiáo DụcLớp 10Đoạn trích Trao duyên

Đoạn trích Trao duyên

Đoạn trích “Trao duyên” là lời của Thúy Kiều nói với Thúy Vân khi muốn nhờ em gái trả nghĩa cho Kim Trọng. Qua đây, Nguyễn Du đã khắc họa được bi kịch tình yêu, cùng với thân phận bất hạnh cũng như nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều. Tác phẩm sẽ được giới thiệu trong chương trình học môn Ngữ văn lớp 10.

Đoạn trích Trao duyênĐoạn trích Trao duyên

Trường Hải Tiến Giang sẽ giới thiệu về tác giả Nguyễn Du, nội dung đoạn trích Trao duyên. Hãy cùng theo dõi ngay sau đây.

1. Trao duyên

Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim ,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Chiếc thoa với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung.
Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên!
Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.
Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ gió cây,
Thấy hiu hiu gió, thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
Dạ đài cách mặt, khuất lời,
Rảy xin chén nước cho người thác oan.
Bây giờ trâm gãy bình tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.
Phân sao phận bạc như vôi?
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

2. Đôi nét về tác giả Nguyễn Du

2.1 Cuộc đời

– Nguyễn Du sinh năm 1765 tại Thăng Long, tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.

– Tổ tiên Nguyễn Du vốn từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc Hà Nội), sau đó di cư vào xã Nghi Xuân, huyện Tiên Điền (nay là làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).

– Cha là Nguyễn Nghiễm (1708 – 1775) và mẹ là Trần Thị Tần (1740 – 1778).

– Vợ của Nguyễn Du là con gái Đoàn Nguyễn Thục, quê ở Quỳnh Côi, trấn Sơn Nam (nay thuộc Thái Bình).

– Nguyễn Du may mắn được tiếp nhận truyền thống văn hóa của nhiều vùng quê khác nhau.

– Thời thơ ấu và niên thiếu, Nguyễn Du sống tại Thăng Long trong một gia đình phong kiến quyền quý.

– Năm 10 tuổi, Nguyễn Du mồ côi cha.

– Năm 13 tuổi, mồ côi mẹ, Nguyễn Du đến sống với người anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản.

– Trong khoảng thời gian này, ông đã có dịp hiểu biết về cuộc sống phong lưu, xa hoa của giới quý tộc phong kiến – những điều đó đã để lại dấu ấn trong sáng tác của ông sau này.

– Năm 1783, Nguyễn Du thi Hương đỗ tam trường (tú tài) và được tập ấm nhận một chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên.

– Từ năm 1789, Nguyễn Du đã rơi vào cuộc sống khó khăn gian khổ hơn chục năm ở các vùng nông thôn khác nhau đã tạo điều kiện cho Nguyễn Du có một vốn sống thực tế phong phú thô thúc ông suy ngẫm nhiều về xã hội, thân phận con người tạo tiền đề cho việc hình thành tài năng và bản lĩnh văn chương.

– Sau nhiều năm sống chật vật ở các vùng quê khác nhau, năm 1802, Nguyễn Du ra làm quan cho nhà Nguyễn.

– Năm 1802, ông nhậm chức Tri huyện Phù Dung (nay thuộc Khoái Châu, Hưng Yên), sau đổi thành Tri phủ Thường Tín (nay thuộc Hà Nội).

– Từ năm 1805 – 1809, ông được thăng chức Đông Các điện học sĩ.

– Năm 1809, Nguyễn Du được bổ làm Cai bạ dinh Quảng Bình.

– Năm 1813, ông được thăng Cần Chánh điện học sinh và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc.

– Đến khi sang Trung Quốc, Nguyễn Du được tiếp xúc trực tiếp với nền văn hóa mà từ nhỏ đã quen thuộc.

– Năm 1820, Nguyễn Du được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc, nhưng chưa kịp lên đường đã mất vào ngày 10 tháng 8 năm 1820.

– Năm 1965, Hội đồng Hòa bình thế giới đã công nhận Nguyễn Du là danh nhân văn hóa thế giới.

2.2 Sự nghiệp văn học

a. Các sáng tác chính

* Sáng tác bằng chữ Hán: gồm 249 bài thơ chữ Hán do Nguyễn Du viết vào các thời kỳ khác nhau.

– Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên): 78 bài viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi ra làm quan nhà Nguyễn.

– Nam trung tạp ngâm (Các bài thơ ngâm khi ở phương Nam): 40 bài viết thời gian làm quan ở Huế và Quảng Bình, những địa phương ở phía nam Hà Tĩnh quê hương ông.

– Bắc hành tạp lục (Ghi chép trong chuyến đi sang phương Bắc) gồm 131 bài thơ sáng tác trong chuyến đi sứ Trung Quốc.

=> Thơ chữ Hán của Nguyễn Du thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của ông.

* Sáng tác bằng chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều) và Văn chiêu hồn.

b. Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du

* Đặc điểm nội dung:

– Tình cảm chân thành, sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con người, đặc biệt là những con người nhỏ bé, bất hạnh, phụ nữ.

– Nguyễn Du đã đề cập đến một vấn đề rất mới, nhưng cũng rất quan trọng của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học: xã hội cần phải trân trọng những giá trị tinh thần, do đó cần phải trân trọng chủ thể sáng tạo ra những giá trị tinh thần đó.

– Sáng tác của Nguyễn Du cũng đề cao hạnh phúc của con người tự nhiên, trần thế.

=> Nguyễn Du là tác giả tiêu biểu của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa văn học cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX.

* Đặc điểm nghệ thuật

– Thể thơ phong phú: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật và ca, hành (nhạc phủ)…

– Góp phần trau dồi ngôn ngữ văn học dân tộc, làm giàu cho tiếng Việt qua việc Việt hóa yếu tố ngôn ngữ ngoại nhập.

3. Giới thiệu về đoạn trích Trao duyên

3.1 Hoàn cảnh sáng tác

– Đoạn trích Trao duyên được trích trong “Truyện Kiều” (Đoạn trường tân thanh).

– Đoạn trích từ câu 723 đến câu 756 trong Truyện Kiều thuộc phần Gia biến và Lưu lạc. Đây là lời của Thúy Kiều nói với Thúy Vân khi muốn nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng còn nàng thì bán mình để chuộc cha.

– Tóm tắt Truyện Kiều:

Truyện Kiều kể về cuộc đời của Thúy Kiều – một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn nhưng cuộc đời nhiều bất hạnh. Trong một lần du xuân, Kiều vô tình gặp gỡ Kim Trọng và có một mối tình đẹp đẽ bên chàng Kim. Hai người chủ động gặp gỡ và đính ước với nhau.

Gia đình Thúy Kiều bị nghi oan, cha bị bắt, nàng quyết định bán mình để chuộc cha. Trước khi bán mình, Kiều trao duyên cho em gái là Thúy Vân. Thúy Kiều bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh và Tú Bà lừa bán vào lầu xanh. Sau đó, nàng được Thúc Sinh cứu vớt khỏi cuộc đời kỹ nữ. Những rồi Kiều lại bị Hoạn Thư – vợ Thúc Sinh ghen tuông, đày đọa. Nàng một lần nữa bị rơi vào chốn thanh lâu. Ở đây, Kiều gặp được Từ Hải – một “anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất”. Từ Hải lấy Kiều và giúp nàng báo ân báo oán. Do mắc lừa tổng đốc Hồ Tôn Hiến, Kiều vô tình đẩy Từ Hải vào chỗ chết. Đau đớn, nàng trẫm mình xuống sông thì được sư Giác Duyên cứu.

Lại nói Kim Trọng khi từ Liêu Dương chịu tang chú xong quay về, biết Thúy Kiều gặp phải biến cố thì đau lòng. Chàng kết hôn cùng Thúy Vân nhưng vẫn ngày nhớ đêm mong gặp lại Kiều. Chàng liền quyết tâm đi tìm nàng, gia đình đoàn tụ. Túy Kiều nối lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai đã nguyện ước “duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.

3.2 Bố cục

Gồm 3 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”: Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “Rảy xin chén nước cho người thác oan”: Kiều trao tín vật đính ước cho em cùng với lời dặn dò.
  • Phần 3. Còn lại: nỗi đau đớn, dằn vặt của Thúy Kiều.

3.3 Ý nghĩa nhan đề

– Trao duyên: Gửi duyên, gửi tình của mình cho người khác, nhờ họ nối lại mối duyên dang dở của mình.

– Nhan đề “Trao duyên”: Bọn sai nha vu oan sai đối với gia đình Thúy Kiều, nàng buộc phải hy sinh mối tình với Kim Trọng, bán mình lấy tiền hối lộ cho chúng để cha và em khỏi đòn tra khảo dã man. Việc bán mình đã xong, nàng ngồi suốt đêm suy nghĩ về mối duyên dang dở, rồi nhờ em gái là Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng.

=> Nhan đề đã gửi gắm được nội dung của đoạn trích.

3.4 Nội dung

Qua đoạn trích “Trao duyên”, tác giả Nguyễn Du đã khắc họa được bi kịch tình yêu, cùng với thân phận bất hạnh cũng như nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều.

3.5 Nghệ thuật

  • Nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật.
  • dùng hình ảnh tượng trưng, ước lệ…
  • dùng thành công ngôn ngữ, thể thơ của dân tộc.

3.6 Mở bài và kết bài

– Mở bài: Nguyễn Du là một tác giả tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Tác phẩm Truyện Kiều được coi là kiệt tác văn chương. Một trong những đoạn trích ấn tượng nhất trong Truyện Kiều là Trao duyên. Đoạn trích từ câu 723 đến câu 756 trong Truyện Kiều thuộc phần Gia biến và Lưu lạc. Đây là lời của Thúy Kiều nói với Thúy Vân khi muốn nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng còn nàng thì bán mình để chuộc cha.

– Kết bài: Qua đoạn trích “Trao duyên”, tác giả Nguyễn Du đã khắc họa được bi kịch tình yêu, cùng với thân phận bất hạnh cũng như nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều.

Đoạn trích “Trao duyên” là lời của Thúy Kiều nói với Thúy Vân khi muốn nhờ em gái trả nghĩa cho Kim Trọng. Qua đây, Nguyễn Du đã khắc họa được bi kịch tình yêu, cùng với thân phận bất hạnh cũng như nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều. Tác phẩm sẽ được giới thiệu trong chương trình học môn Ngữ văn lớp 10.

Sending
User Review
0 (0 votes)

RELATED ARTICLES