asd
Trang chủKiến thức chungĐi xe giường nằm nên chọn ghế nào an toàn, không bị...

Đi xe giường nằm nên chọn ghế nào an toàn, không bị say

Nhiều người lo sợ việc đi xe giường nằm dễ bị say và không an toàn như những xe chuyên chở hành khách khác. Để hiểu rõ hơn về các vị trí ghế giường nằm không bị say xe, chúng ta hãy xem bài viết này nhé!

Đi xe giường nằm nên chọn ghế nào an toàn, không bị say

I. Xe giường nằm là gì?

Xe giường nằm là xe chuyên chở hành khách phục vụ cho những cung đường dài (thường từ 3 tiếng trở lên). Nếu như trước đây nhiều người cảm thấy mệt mỏi khi phải di chuyển trên những cung đường dài do ghế ngồi cứng, chật hẹp và không thể ngả được lưng thì xe khách giường nằm như một giải pháp tuyệt vời khắc phục mọi nhược điểm của xe ghế ngồi.

Xe khách giường nằm được trang bị giường nằm bọc đệm và da, có hệ thống máy lạnh, chăn gối (tùy thuộc vào từng nhà xe) và phục vụ trên những cung đường dài tại Việt Nam. Điều bất lợi duy nhất của xe khách giường nằm chính là việc không có khả năng chở được nhiều người cùng một lúc như những xe khách ghế ngồi. Thế nhưng những dòng xe cao cấp giường nằm hiện nay vẫn có khả năng tiếp đón tới 45 hành khách/ 1 xe. Bỏ qua nhược điểm, khách hàng lại có một không gian rộng, thoải mái nghỉ ngơi và không bị mệt khi đi nhiều tiếng đồng hồ.

Xe giường nằm là gì

Xe khách giường nằm hiện nay có 02 loại phổ biến như sau: Giường nằm đơn và Giường nằm đôi (cabin đôi). Nhìn chung cả 02 loại xe đều giống nhau, đều được bố trí 02 tầng với số lượng giường tương đương. Tuy nhiên xe giường nằm đôi (cabin đôi) sẽ thường dành cho các cung đường du lịch như: Hà Nội – Sapa, Sài Gòn – Đà Lạt,…

II. Đi xe giường nằm nên chọn ghế nào thì không bị say?

Khi di chuyển bằng xe giường nằm, đầu tiên bạn phải nhớ một câu nói như sau: “Nhất vị nhì tầng”. Câu nói trên được hiểu với nghĩa là: Thứ nhất là vị trí, thứ hai là chọn tầng. Để không bị say xe khi di chuyển bằng xe ô tô giường nằm, bạn cần chọn vị trí ngồi như sau:

  • Ưu tiên vị trí giường đầu, giường giữa (tính từ vị trí tài xế)
  • Ưu tiên chọn tầng 1, nếu hết sẽ lên tầng 2.

Như vậy, ví trí đầu và giữa luôn được ưu tiên dành cho những người bị say xe. Theo như nghiên cứu thì những vị trí đầu thường ít rung lắc, êm và không bị rung bởi động cơ đặt phía đuôi xe nên việc trải nghiệm tốt hơn rất nhiều. Song song, những vị trí đầu còn thuận tiện cho việc lên xuống xe, gần với các dịch vụ tiện ích khác trên xe giường nằm. Khi đặt vé xe ô tô giường nằm, bạn hãy cố gắng chọn những vị trí từ giữa xe trở lên và chọn tầng 01 hay tầng 02 cũng được. Tuy nhiên, nếu từ giữa xe trở lên mà còn vị trí tại tầng 01 thì chúng ta vẫn luôn ưu tiên, nếu hết thì chúng ta sẽ chọn tầng 02.

Đi xe giường nằm nên chọn ghế nào thì không bị say

Một vấn đề phải lưu ý khi đi xe giường nằm đó chính là cầu thang lên tầng 02. Thường thì các xe giường nằm có diện tích nhỏ, cầu thang là loại dựng dọc và bé nên nhiều người khó có thể lên được tầng 02. Đối với những người già, có vấn đề xương khớp, di chuyển hay những người béo thì việc lựa chọn tầng 02 là điều hết sức không phù hợp. Vậy nên, tùy theo thể trạng sức khỏe bạn lựa chọn tầng 01 và tầng 02 sao cho phù hợp nhất có thể.

III. Đi xe giường nằm nên chọn ghế nào cho an toàn?

Các xe giường nằm hiện nay đều phải thông qua kiểm định từng năm vô cùng nghiêm ngặt nên mức độ tin cậy cao. Song song, các công nghệ xe đời mới cũng được tích hợp để giúp xe hoạt động ổn định, an toàn trên mọi cung đường của Việt Nam. Khi lựa chọn xe giường nằm, vị trí ghế nào cũng có mức độ an toàn tương đương với nhau nên bạn không cần phải quan tâm quá về vấn đề này.

Tuy nhiên, khi dùng dịch vụ xe giường nằm bạn vẫn cần phải thắt dây đai an toàn để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình dùng dịch vụ và di chuyển.

Đi xe giường nằm nên chọn ghế nào cho an toàn

IV. Cách chống say xe khi đi xe giường nằm

Để có một hành trình vui vẻ và thoải mái thì việc đầu tiên cần phải quan tâm chính là “không bị say xe”. Đối với những người có hệ thần kinh yếu thì việc say xe thường rất hay xảy ra, để giải quyết vấn đề này thì bạn chỉ cần bỏ túi những cách sau để không bao giờ bị say khi đi xe ô tô.

1. Uống thuốc chống say xe

Uống thuốc chống say xe

Uống thuốc chống say xe là cách hiệu quả nhất để không bị say xe và tăng cường sức khỏe cho mỗi chuyến đi. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc say xe khác nhau như: Thuốc viên, thuốc dạng nước,… Các loại thuốc say xe hiện nay đều không gây tình trạng buồn ngủ, uể oải nên bạn hoàn toàn có thể an tâm dùng để có một hành trình di chuyê

2. Bấm huyệt Massage bàn tay

Bấm huyệt Massage bàn tay

làm việc bấm huyệt trên bàn tay cũng là một cách hay để chống say xe, buồn nôn và có một hành trình vui vẻ. Theo y học cổ truyền, bạn chỉ cần bấm vào 2 huyệt nội quan và huyệt hợp cốc sẽ giảm tình trạng say xe hiệu quả. Bạn làm bấm đúng vào vị trí hõm giữa ngón trỏ và ngón cái để giảm say xe.

3. Dùng vỏ quýt, bánh mì

Dùng vỏ quýt, bánh mì

Dùng vỏ quýt, vỏ cam, bánh mì để chặn mùi điều hòa trên xe khách cũng chính là cách được nhiều người áp dụng. Bạn chỉ cần lấy một mảnh vỏ quýt, cam, bánh mì và đưa lên mũi hít để tránh việc hít phải khí điều hòa có mùi trên xe.

4. dùng dầu gió

Khi nằm trên xe khách giường nằm, bạn cũng có thể dùng dầu gió để bôi vào huyệt thái dương và huyệt phong trì để không bị say xe. Tuy nhiên, dầu gió thường có mùi rất nồng nàn nên hãy lưu ý để không làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của những người khác trên xe.

5. Nhai kẹo cao su

Nhai kẹo cao su

Nhai kẹo cao su giúp bạn quên đi việc say xe, giảm tình trạng buồn nôn và dễ chịu hơn trong mỗi hành trình. Ngoài ra, việc nhai kẹo cao su cũng giúp bạn không còn bị say xe bởi vị cay the the từ kẹo. Hãy chọn những loại kẹo cao su có vị bạc hà, cam, chanh,… để phòng chống say xe.

Trong bài viết này, Trường Hải Tiến Giang đã chia sẻ với bạn những vị trí ghế giường nằm an toàn và không bị say xe đi xe khách giường nằm. Chúc bạn một ngày vui vẻ!

Nhiều người lo sợ việc đi xe giường nằm dễ bị say và không an toàn như những xe chuyên chở hành khách khác. Để hiểu rõ hơn về các vị trí ghế giường nằm không bị say xe, chúng ta hãy xem bài viết này nhé!

Sending
User Review
0 (0 votes)

RELATED ARTICLES