asd
Trang chủPháp LuậtĐề xuất: KOLs quảng cáo phải có bằng chứng trực tiếp dùng...

Đề xuất: KOLs quảng cáo phải có bằng chứng trực tiếp dùng sản phẩm

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang lấy ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi Luật Quảng cáo. Trong dó, đáng chú ý là đề xuất thêm yêu cầu với KOLs khi quảng cáo sản phẩm. Vậy cụ thể thế nào?

Đề xuất thêm yêu cầu với KOLs khi quảng cáo sản phẩm

Cụ thể, khoản 19 Điều 1 dự thảo Luật sửa đổi Luật Quảng cáo có bổ sung yêu cầu với người chuyển tải sản phẩm quảng cáo có tầm ảnh hưởng mà hiện nay là các nghệ sĩ, KOLs có lượng người theo dõi, đăng ký từ 500.000 người trở lên.

Cụ thể, yêu cầu với những người này khi quảng cáo như sau:

– Phải tuân thủ các quy định về quảng cáo sản phẩm và chức năng, chất lượng hàng hóa, dịch vụ khi làm quảng cáo.

– Khi làm quảng cáo sản phẩm thì phải có hợp đồng bằng văn bản với tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo và được những cá nhân, tổ chức này đồng ý, xác nhận vào nội dung quảng cáo trước khi làm.

– Phải có bằng chứng cụ thể về việc trực tiếp dùng sản phẩm khi đăng tải ý kiến, cảm nhận về việc dùng hàng hóa, dịch vụ trên mạng xã hội.

Như vậy, dự kiến sẽ thêm khung pháp lý cho các nghệ sĩ, KOLs quảng cáo sản phẩm trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook. TikTok… đang phổ biến ngày nay.

Hiện nay, với sự phát triển của mạng xã hội, có không ít nghệ sĩ, người nổi tiếng làm việc livestream để giới thiệu, quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

Tuy nhiên, bởi sự phát triển quá mạnh mẽ đồng thời chưa có cơ chế cụ thể cho loại hình quảng cáo này nên có không ít người lợi dụng sự nổi tiếng của mình để giới thiệu, quảng cáo hàng hóa không đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của người tiêu dùng.

Đồng thời, khoản 5 Điều 1 dự thảo Luật sửa đổi cũng bổ sung quyền, nghĩa vụ của người quảng cáo là phải chịu trách nhiệm trực tiếp về nội dung quảng cáo liên quan đến chức năng, chất lượng, công dụng và tác dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ…

Đề xuất: KOLs quảng cáo phải có bằng chứng trực tiếp dùng sản phẩmĐề xuất: KOLs quảng cáo phải có bằng chứng trực tiếp dùng sản phẩm (Ảnh minh họa)

Đề xuất về quảng cáo mỹ phẩm từ 01/01/2026

Bên cạnh bổ sung đề xuất thêm yêu cầu với KOLs khi quảng cáo sản phẩm, dự thảo này cũng bổ sung quy định về quảng cáo mỹ phẩm:

– Các thông tin bắt buộc trong nội dung quảng cáo:

  • Tên, chức năng, công dụng của mỹ phẩm;
  • Tên, địa chỉ trụ sở của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;
  • Cảnh báo theo quy định của pháp luật.

– Nội dung quảng cáo mỹ phẩm không được để người tiêu dùng nhầm lẫn đó là thuốc.

– Khi làm việc quảng cáo trên báo nói, báo hình thì người nổi tiếng có trách nhiệm quảng cáo phải đọc rõ ràng nội dung tên mỹ phẩm, chức năng, công dụng của mỹ phẩm đó và các cảnh báo theo quy định.

Trong khi đó, theo quy định hiện nay tại Điều 19 Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13, nội dung quảng cáo chỉ được yêu cầu là phải đảm bảo trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và tiếp nhận quảng cáo.

Có thể thấy, đề xuất mới đã quy định chi tiết về các đối tượng sản phẩm khác nhau sẽ có các yêu cầu khác nhau cần nắm được mà không chỉ yêu cầu chung chung áp dụng với mọi sản phẩm được quảng cáo.

Trên đây là một số đề xuất đáng chú ý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong đó có đề xuất thêm yêu cầu với KOLs khi quảng cáo sản phẩm.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.

Sending
User Review
0 (0 votes)

RELATED ARTICLES