asd
Trang chủGiáo DụcLớp 11Đề thi học kì 2 môn Địa lí 11 năm 2023 -...

Đề thi học kì 2 môn Địa lí 11 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề thi cuối kì 2 Địa lí 11 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 gồm đề kiểm tra cuối kì 2 có đáp án chi tiết kèm theo.

Đề thi học kì 2 Địa lí 11 Kết nối tri thức được biên soạn với cấu trúc mới đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa lớp 11. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 2 lớp 11 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết đề kiểm tra học kì 2 Địa lí 11 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024, mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm đề thi học kì 2 môn Vật lí 11 Kết nối tri thức.

Đề thi học kì 2 Địa lí 11

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

.……..

TRƯỜNG THPT ……..

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2023 – 2024

Môn thi: Lịch sử Lớp 11

Thời gian làm bài: … phút, không tính thời gian phát đề

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1. Việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng có vai trò quan trọng nào sau đây đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản?

A. Giải quyết được các nguồn nguyên liệu dư thừa của ngành nông nghiệp.
B. Giải quyết được việc làm cho lao động ở nông thôn, tạo thêm thu nhập.
C. Phát huy được tất cả các tiềm lực kinh tế phù hợp với điều kiện đất nước.
D. Các xí nghiệp nhỏ sẽ hỗ trợ các xí nghiệp lớn về nguyên liệu, sản phẩm.

Câu 2. Trung Quốc đặt trọng tâm vào việc ứng dụng gì để phát triển kinh tế?

A. Khoa học – công nghệ.
B. Chính sách phát triển kinh tế – xã hội.
C. Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
D. Cơ sở hạ tầng.

Câu 3. Ngành công nghiệp quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất công nghiệp ở Cộng hòa Nam Phi là?

A. điện tử – tin học.
B. công nghiệp thực phẩm.
C. khai thác khoáng sản.
D. sản xuất ô-tô.

Câu 4. Quốc gia nào sau đây nằm hoàn toàn bên trong lãnh thổ Cộng hòa Nam Phi?

A. Na-mi-bi-a.
B. Lê-xô-thô.
C. Bốt-xoa-na.
D. E-xoa-ti-ni.

Câu 5. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến hiện đại hóa nền kinh tế – xã hội Trung Quốc?

A. Nền kinh tế lạc hậu, năng suất thấp, không chu cấp cho dân số kháng lồ ngày càng tăng.
B. Sự chuyến biến theo hướng mới của nền kinh tế thế giới và khu vực.
C. Đường lối kinh tế tập trung, bao cấp Trung Quốc áp dụng không phát huy hiệu quả.
D. Tất cả các nguyên nhân trên đều đúng.

Câu 6. Miền Tây Trung Quốc phổ biến kiểu khí hậu nào sau đây?

A. Cận nhiệt đới lục địa.
B. Cận nhiệt đới gió mùa.
C. Ôn đới lục địa.
D. Ôn đới gió mùa.

Câu 7. Cộng hoà Nam Phi là nước có nền nông nghiệp tiên tiến, hiệu quả cao, biểu hiện ở?

A. Kĩ thuật canh tác cao.
B. Giá trị xuất khẩu nông sản chiếm 1/3 tổng sản phẩm xuất khẩu.
C. Cơ cấu cây trồng đa dạng.
D. Có thế mạnh xuất khẩu cây ăn quả.

Câu 8. Ngành ngoại thương của Nhật Bản đứng sau những quốc gia nào sau đây?

A. Trung Quốc, Anh, Hoa Kì.
B. Hoa Kì, Đức, Trung Quốc.
C. Hoa Kì, Ấn Độ, Trung Quốc.
D. Liên Bang Nga, Đức, Pháp.

Câu 9. Địa hình của Cộng hòa Nam Phi chủ yếu là?

A. Đồng bằng, sơn nguyên.
B. Núi, cao nguyên và đồi.
C. Núi cao, đảo, đồng bằng.
D. Trung du, đồi, núi thấp.

Câu 10. Nông nghiệp là ngành không thể thiếu ở Trung Quốc do?

A. Nhiều dân tộc sinh sống.
B. Nhiều đồng bằng rộng.
C. Sản phẩm để xuất khẩu.
D. Đông dân, nhu cầu lớn.

Câu 11. Để thu hút vốn đầu tư và công nghệ của nước ngoài, Trung Quốc đã làm việc nào nào dưới đây?

A. Tiến hành cải cách ruộng đất.
B. Tiến hành tư nhân hóa, làm cơ chế thị trường.
C. Thành lập các đặc khu kinh tế, các khu chế xuất.
D. Xây dựng nhiều thành phố, làng mạc.

Câu 12. Sản phẩm của các ngành công nghiệp, chế biến, chế tạo chiếm bao nhiêu phần trăm giá trị suất khẩu của Nhật Bản?

A. 32%.
B. 99%.
C. 57%.
D. 84%.

Câu 13. Trung Quốc chú trọng phát triển ngành nào để đáp ứng nhu cầu dân số và xuất khẩu?

A. Nông nghiệp.
B. Lâm nghiệp.
C. Thuỷ sản.
D. Công nghiệp.

Câu 14. Dựa vào bảng số liệu trên, hãy cho biết biểu đồ nào là thích hợp nhất để thể hiện tốc độ gia tăng?

A. Biểu đồ cột.
B. Biểu đồ tròn.
C. Biểu đồ miền.
D. Biểu đồ đường (đồ thị).

Câu 15. Hoang mạc nào thuộc lãnh thổ Trung Quốc?

A. Tacla Macan.
B. Kalahari.
C. Victoria Lớn.
D. Colorado.

Câu 16. Trung tâm công nghiệp chính của Cộng hòa Nam Phi không phải là?

A. Kếp-tao.
B. Po Ê-li-da-bét.
C. Đuốc-ban.
D. Prê-tô-ri-a.

Câu 17. Nét độc đáo của địa hình Cộng hoà Nam Phi là?

A. Đại bộ phận là sơn nguyên cao trên 1 000m.
B. Có thảm thực vật của vùng ôn đới.
C. Ven biển có nhiều đồng bằng thấp.
D. Giới động vật rất nghèo nàn.

Câu 18. Ngành công nghiệp nào sau đây chiếm phần lớn giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản?

A. Công nghiệp điện tử.
B. Công nghiệp chế tạo.
C. Công nghiệp luyện kim.
D. Công nghiệp hóa chất.

Câu 19. Vì sao dân cư Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông?

A. Là nơi sinh sống lâu đời của nhiều dân tộc.
B. Có điều kiện tự nhiên thuận lợi, dễ dàng cho giao lưu.
C. Ít thiên tai.
D. Không có lũ lụt đe dọa hằng năm.

Câu 20. Sự phát triển kinh tế của vùng duyên hải Trung Quốc có vai trò như thế nào?

A. Động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng nội địa và miền Tây Trung Quốc.
B. Phát triển phải dựa trên yếu tố “nội sinh” của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
C. Phụ thuộc nhiều vào yếu tố bên ngoài.
D. Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

B. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1 (1 điểm). Nêu tên các dạng địa hình chính và các sông lớn ở Trung Quốc.

Câu 2 (1 điểm).  Phân tích tác động của đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế Cộng hòa Nam Phi.

Câu 3 (2 điểm). Cho bảng số liệu sau:

Cho bảng số liệu:

QUY MÔ GDP THEO GIÁ HIỆN HÀNH VÀ TỐC ĐỘ TĂNG GDP CỦA Ô-XTRÂY-LI-A GIAI ĐOẠN 2000 – 2020

Chỉ tiêu/Năm

2000

2005

2010

2015

2019

2020

GDP (tỉ USD)

415,6

695,1

1 147,0

1 350,0

1 392,0

1 327,8

Tốc độ tăng GDP (%)

3,9

3,2

2,2

2,2

2,2

0,0

(Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2022)

– Vẽ biểu đồ thể hiện GDP và tốc độ tăng GDP của Ô-xtrây-li-a giai đoạn 2000 – 2020.

– Nhận xét và giải thích sự sửa đổi GDP và tốc độ tăng của Ô-xtrây-li-a giai đoạn trên.

Câu 4 (1 điểm).

Trình bày một số đặc điểm nổi bật của ngành nông nghiệp ở Cộng hòa Nam Phi.

Đáp án đề thi học kì 2 Địa lí 11

I. TRẮC NGHIỆM 

Đang cập nhật (Update)

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (1 điểm).

Các dạng địa hình chính và các sông lớn ở Trung Quốc:

– Địa hình: núi cao (D. Himalaya, D. Côn Luân, D. Thiên Sơn, D.Nam Sơn), sơn nguyên (Tây Tạng), bồn địa (Tứ Xuyên, Tarim, Duy Ngô Nhĩ), đồng bằng châu thổ (Đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam).

– Sông: sông Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang.

Câu 2 (1 điểm).

a) Địa hình, đất

– Ảnh hưởng:

+ Cao nguyên trung tâm: những vùng tương đối bằng phẳng thuận lợi cho quần cư và phát triển kinh tế, một số nơi thấp hơn có thể xây dựng các tuyến giao thông đường bộ qua các dãy núi.

+ Vùng đồi thấp là nơi thuận lợi cho quần cư và phát triển sản xuất.

+ Dãy núi Kếp: thuận lợi cho trồng cây ăn quả: nho, cam, chanh,…

+ Đồng bằng ven biển thuận lợi cho trồng các cây hàng năm: lúa mì, ngô, lac,…

+ Quần đảo Prin Ét-uốt có nhiều tiềm năng về du lịch và là cơ sở cho đánh cá xa bờ.

b) Khí hậu

– Ảnh hưởng:

+ Phía đông: thuận lợi cho phát triển nông nghiệp

+ Phía nam và tây nam: thích hợp cho phát triển các loại cây trồng cận nhiệt.

c) Sông, hồ

– Ảnh hưởng:

+ Sông Ô-ran-giơ có giá trị về thủy điện.

+ Sông Lim-pô-pô có giá trị cung cấp nước ngọt.

d) Biển

– Ảnh hưởng:

+ Vị trí biển thuận lợi cho giao thông hàng hải.

+ Sinh vật biển là cơ sở quan trọng để phát triển hoạt động đánh bắt hải sản.

+ Bãi biển và các rạn san hô thích hợp để phát triển du lịch.

e) Sinh vật

– Ảnh hưởng:

+ Giàu đa dạng sinh học là thuận lợi để phát triển kinh tế.

+ Các khu bảo tồn thiên nhiên thu hút hàng triệu khách du lịch mỗi năm thu về nguồn ngoại tệ không nhỏ.

g) Khoáng sản

– Ảnh hưởng: Là nguồn xuất khẩu quan trọng và nguyên liệu cho công nghiệp.

Câu 3

a. Vẽ biểu đồ

Đề thi học kì 2 môn Địa lí 11 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

b. GDP của Ô-xtrây-li-a: GDP của Ô-xtrây-li-a giai đoạn từ 2000 đến 2020 đã tăng từ khoảng 415,6 tỷ USD lên 1.327,8 tỷ USD. Tuy nhiên, có một sự đình trệ trong tăng trưởng GDP vào năm 2020 khi nó không sửa đổi so với năm 2019.

Tốc độ tăng GDP: Tốc độ tăng GDP của Ô-xtrây-li-a đã giảm dần qua các năm, từ 3,9% vào năm 2000 xuống còn 0% vào năm 2020. Sự giảm tốc độ tăng GDP có thể được giải thích bằng sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố như sự suy giảm của giá hàng hóa xuất khẩu (như than và quặng sắt), đặc biệt là trong giai đoạn sau năm 2015.

Sự đình trệ trong tăng GDP năm 2020: Năm 2020, tốc độ tăng GDP của Ô-xtrây-li-a là 0%, một phần lớn là do sự ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Nhiều quốc gia trên thế giới đã phải làm biện pháp cách ly xã hội và đóng cửa kinh tế để kiểm soát đại dịch, điều này đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và dẫn đến sự đình trệ trong GDP của Ô-xtrây-li-a cũng như nhiều nước khác.

Tóm lại, Ô-xtrây-li-a đã có sự tăng trưởng GDP đáng kể trong giai đoạn 2000-2019, nhưng sự đình trệ trong tăng GDP năm 2020 chủ yếu do tác động của đại dịch COVID-19 và biến động trong giá hàng hóa xuất khẩu.

Câu 4

Đóng góp 2,5% vào GDP (năm 2020), nhưng có vai trò quan trọng:

+ Giải quyết việc làm cho dân cư ở khu vực nông thôn;

+ Tạo ra nguồn thu ngoại tệ đáng kể nhờ xuất khẩu các mặt hàng nông sản

+ Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

– Diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm 1/5 diện tích đất nông nghiệp. Các cây trồng quan trọng là ngô, đậu tương, lúa mì, mía, hướng dương, cây ăn quả các loại.

– Chăn nuôi quảng canh chiếm 4/5 diện tích đất nông nghiệp. Các vật nuôi phổ biến là bỏ, cửu, dê, lợn….

– Nông nghiệp của Cộng hòa Nam Phi có sự phân hóa theo vùng:

+ Hoạt động trồng trọt thâm canh và chăn nuôi hỗn hợp tập trung chủ yếu ở những khu vực có tài nguyên đất và nguồn nước thuận lợi như vùng ven biển đông nam và phía nam, hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả;

+ Chăn nuôi gia súc thường phân bố ở các vùng khô hạn trong nội địa.

Ma trận đề thi học kì 2 Địa lí 11

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng VD cao
TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL
NHẬT BẢN
Bài 24. Kinh tế Nhật Bản 1 2 3 0,75
Bài 25. Thực hành: Viết báo cáo về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản 1 1 0,25
CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)
Bài 26. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc 2 1 2 4 1 2,0
Bài 27. Kinh tế Trung Quốc 2 2 1 4 1 3,0
Bài 28. Thực hành: Viết báo cáo về sự sửa đổi của kinh tế vùng duyên hải Trung Quốc 1 1 0 0,25
Ô-XTRÂY-LI-A
Bài 29. Thực hành: Tìm hiểu về kinh tế của Ô-xtrây-li-a 1 1 0 0,25
CỘNG HOÀ NAM PHI
Bài 30. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Cộng hoà Nam Phi 2 1 1 3 1 1,75
Bài 31. Kinh tế Cộng hoà Nam Phi 2 1 1 3 1 1,75
Tổng số câu TN/TL 12 1 8 1 0 1 0 1 20 4 10,0
Điểm số 3,0 1,0 2,0 1,0 0 2,0 0 1,0 5,0 5,0 10,0
Tổng số điểm

4,0 điểm

40%

3,0 điểm

30%

2,0 điểm

20%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10,0

điểm

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 2024)

MÔN: ĐỊA LÍ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

TL
NHẬT BẢN
Bài 24. Kinh tế Nhật Bản Nhận biết – Nhận biết được các ngành công nghiệp có giá trị xuất khẩu lớn ở Nhật Bản. 1

C18

Thông hiểu – Nắm được vị trí của ngành ngoại thương của Nhật Bản so với các nước. – Hiểu được vai trò của việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản 2

C8

C1

Bài 25. Thực hành: Viết báo cáo về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản Nhận biết – Nhận biết được số % giá trị suất khẩu các mặt hàng ngành công nghiệp, chế biến, chế tạo của Nhật Bản. 1 C12
CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)
Bài 26. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc Nhận biết – Nhận biết được vị trí các hoang mạc lớn của Trung Quốc. – Nhận biết được kiểu khí hậu phổ biến ở miền Tây Trung Quốc. – Kể tên được những dãy núi cao của Trung Quốc. 2 1

C15

C6

C1
Thông hiểu – Hiểu được lí do ngành nông nghiệp là ngành không thể thiếu ở Trung Quốc. – Hiểu được lí do vì sao dân cư Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông. 2

C10

C19

Bài 27. Kinh tế Trung Quốc Nhận biết – Nhận biết được ứng dụng trọng tâm giúp phát triển kinh tế của Trung Quốc. – Nhận biết được ngành hàng đáp ứng nhu cầu dân số và xuất khẩu của Trung Quốc. 2

C2

C13

Thông hiểu – Hiểu được nguyên nhân dẫn đến hiện đại hóa nền kinh tế – xã hội Trung Quốc. – Nắm được việc làm nhằm thu hút vốn đầu tư và công nghệ nước ngoài của Trung Quốc. 2

C5

C11

Vận dụng – Vẽ được biểu đồ thể hiện quy mô GDP và tốc độ tăng GDP của Trung Quốc giai đoạn 2000 – 2020. – Nhận xét và kết luận tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giai đoạn 2000 – 2020. 1 C3
Bài 28. Thực hành: Viết báo cáo về sự sửa đổi của kinh tế vùng duyên hải Trung Quốc Nhận biết – Nhận biết được vai trò của sự phát triển kinh tế của vùng duyên hải Trung Quốc. 1 C20
Ô-XTRÂY-LI-A
Bài 29. Thực hành: Tìm hiểu về kinh tế của Ô-xtrây-li-a Nhận biết – Nhận biết được dạng biểu đồ thích hợp để thể hiện tốc độ gia tăng kinh tế của Ô-xtrây-li-a. 1 C14
CỘNG HOÀ NAM PHI
Bài 30. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Cộng hoà Nam Phi Nhận biết – Nhận biết được các quốc gia thuộc lãnh thổ Cộng hoà Nam Phi. – Nhận biết được các dạng địa hình chủ yếu của Cộng hoà Nam Phi. 2

C4

C9

Thông hiểu – Hiểu được các nét độc đáo của địa hình Cộng hoà Nam Phi. – Nêu được đặc trưng của khí hậu ở Cộng hòa Nam Phi. – nêu sự ảnh hưởng của khí hậu Nam Phi đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia này. 1 1 C17 C2
Bài 31. Kinh tế Cộng hoà Nam Phi Nhận biết – Nhận biết được các khu trung tâm công nghiệp chính của Cộng hoà Nam Phi. – Nắm được các ngành cộng nghiệp quan trong trong sản xuất công nghiệp ở Cộng hoà Nam Phi. 2

C16

C3

Thông hiểu – Nắm được các biểu hiện cho thấy Cộng hoà Nam Phi là nước có nền nông nghiệp tiên tiến, hiệu quả cao. C7
Vận dụng cao – Lý giải được nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái kinh tế của Cộng hòa Nam Phi. 1 C4

Đề thi cuối kì 2 Địa lí 11 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 gồm đề kiểm tra cuối kì 2 có đáp án chi tiết kèm theo.

Sending
User Review
0 (0 votes)

RELATED ARTICLES