asd
Trang chủGiáo DụcLớp 10Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học 10 sách...

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Sinh học 10 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm lý thuyết, các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận trọng tâm trong học kì 2.

Đề cương ôn tập học kì 2 Sinh học 10 Kết nối tri thức giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi cuối học kì 2 lớp 10. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Sinh học 10 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 Vật lí 10 Kết nối tri thức.

Đề cương ôn tập cuối kì 2 Sinh học 10 Kết nối tri thức

TRƯỜNG THPT………

TỔ: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

————-ba————

ĐỀ CƯƠNG CUỐI HỌC KÌ II – NĂM 2023 – 2024

Môn: SINH HỌC 10 SÁCH KNTTVCS

Thời gian làm bài: 45 phút

A. Lý thuyết ôn thi học kì 2 Sinh học 10

CHỦ ĐỀ 1: CHU KÌ TẾ BÀO VÀ PHÂN BÀO

1. Chu kì tế bào và nguyên phân

– Chu kì tế bào là khoảng thời gian từ khi tế bào được sinh ra, lớn lên và phân chia thành hai tế bào con, gồm 2 giai đoạn gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân.

– Kì trung gian là giai đoạn sinh trưởng của tế bào, được chia nhỏ thành các pha G1, S và G2.

– Quá trình nguyên phân gồm phân chia nhân và phân chia tế bào chất.

+ Phân chia nhân diễn ra theo 4 kì là kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.

+ Sự phân chia tế bào chất diễn ra khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật:

  • Ở tế bào thực vật: Hình thành vách ngăn xuất hiện ở mặt phẳng xích đạo chia tế bào thành hai tế bào con.
  • Ở tế bào động vật: Vùng giữa của tế bào động vật dần co thắt lại, chia tế bào thành hai tế bào con.

– Chu kì tế bào của sinh vật nhân thực dài hơn và phức tạp hơn so với chu kì của tế bào nhân sơ do tế bào nhân thực có kích thước và số lượng NST lớn hơn nhiều so với kích thước và số lượng NST của tế bào nhân sơ. Thời gian cần thiết để hoàn thành một chu kì tế bào là rất khác nhau giữa các loại tế bào của cùng một cơ thể.

– Điểm kiểm soát chu kì tế bào là các tín hiệu active quá trình truyền tin tế bào đưa ra các đáp ứng đi tiếp hay dừng chu kì tế bào. Gồm: G1/S, G2/M, điểm kiểm soát thoi phân bào

2. Giảm phân và công nghệ tế bào

– Giảm phân là hình thức phân chia của các tế bào mầm sinh dục trong quá trình sản sinh giao tử ở các cơ quan sinh sản. Giảm phân gồm hai lần phân bào liên tiếp là giảm phân I và giảm phân II nhưng nhiễm sắc thể chỉ nhân đôi một lần vào kì trung gian trước khi tế bào bước vào giảm phân I.

+ Kết thúc giảm phân I, từ một tế bào (2n) tạo ra 2 tế bào con đơn bội kép (n kép)

+ Kết thúc giảm phân II, từ một tế bào đơn bội kép (n kép) tạo ra hai tế bào đơn bội (n).

– Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân: yếu tố di truyền, các hormone sinh dục, yếu tố môi trường, tuổi tác.

– Quá trình giảm phân kết hợp với thụ tinh và nguyên phân là cơ sở của sinh sản hữu tính ở sinh vật, đảm bảo duy trì bộ NST 2n đặc trưng cho loài

– Nguyên lí của công nghệ tế bào động vật: Nuôi cấy các tế bào gốc trong môi trường thích hợp và tạo điều kiện để chúng phân chia rồi biệt hóa thành các loại tế bào khác nhau.

– Ba thành tựu nổi bật và có ý nghĩa lớn trong thực tiễn của công nghệ tế bào động vật: Nhân bản vô tính vật nuôi, liệu pháp tế bào gốc và liệu pháp gene

– Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào thực vật là dùng môi trường dinh dưỡng có bổ sung các hormone thực vật thích hợp tạo điều kiện để nuôi cấy các tế bào thực vật tái sinh thành các cây.

– Ba kĩ thuật chủ yếu trong công nghệ tế bào thực vật: nuôi cấy mô tế bào, lai tế bào sinh dưỡng, kĩ thuật nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh.

CHỦ ĐỀ 2: SINH HỌC VI SINH VẬT

1. Trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật

– Vi sinh vật có khả năng sinh tổng hợp tất cả các chất thiết yếu cho tế bào như carbohydrate, protein, nucleic acid và lipid.

– Phân giải là quá trình biến đổi chất hữu cơ phức tạp thành những chất đơn giản.

– Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là sự tăng lên về mặt số lượng tế bào trong quần thể.

– Trong điều kiện lí tưởng, công thức tính số tế bào tạo thành (Nt) được tạo thành từ No tế bào ban đầu sau n lần phân chia trong thời gian t là:

Nt = No × 2t/g = No × 2n

– Kháng sinh là chất có tác dụng ức chế sự phát triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn có tính chọn lọc

– Hiện tượng kháng kháng sinh xảy ra khi mầm bệnh hay vi khuẩn có khả năng tạo ra cách chống lại thuốc kháng sinh làm cho kháng sinh không thể tiêu diệt hoặc ngăn chặn được sự phát triển của chúng.

– Vi sinh vật có 3 hình thức sinh sản chính gồm: phân đôi, bào tử (vô tính hoặc hữu tính), nảy chồi.

2. Vai trò và ứng dụng của vi sinh vật

– Vi sinh vật đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với tự nhiên: Phân giải các chất thải và xác vi sinh vật thành chất khoáng, đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên; Vi sinh vật tự dưỡng tạo ra O2 và chất dinh dưỡng; Cộng sinh với nhiều loài sinh vật, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các loài đó

– Vi sinh vật đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với con người: Phân giải các chất thải, đặc biệt là các chất thải độc hại; Cộng sinh trong cơ thể người giúp tăng cường miễn dịch, tiêu hóa,…; dùng trong chế biến thực phẩm, sản xuất thuốc kháng sinh, vitamin,… trên quy mô công nghiệp.

CHỦ ĐỀ 3: VIRUS

1. Khái quát về virus

– Virus là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước vô cùng nhỏ bé, chỉ được nhân lên trong tế bào của sinh vật sống.

→ Virus không được xem là một vật sống hoàn chỉnh.

– Hình dạng của virus rất đa dạng: hình xoắn, hình đa diện, hình cầu, dạng phức tạp,..

– Cấu trúc của virus: Các loại virus đều có 2 thành phần chính là lõi nucleic acid và vỏ capsid.

– Quá trình nhân lên của virus trải qua 5 giai đoạn: hấp phụ → xâm nhập → tổng hợp → lắp ráp → giải phóng.

2. Một số bệnh do virus và các thành tựu nghiên cứu ứng dụng virus

– Virus có thể gây bệnh bằng một số cách như sau: cơ chế kiểu sinh tan hoặc tiềm tan

– Các bệnh do virus thường có một số biểu hiện chung là bị sốt cao, đau nhức các bộ phận cơ thể. Những biểu hiện này là do đáp ứng của hệ thống miễn dịch của người chống lại virus.

– Một số bệnh do virus:

+ Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) do virus HIV (Human Imunodeficiency Virus) gây ra.

+ Bệnh cúm ở người và động vật: Virus cúm có 3 loại cúm kí hiệu là A, B, C trong đó virus cúm A là tác nhân chủ yếu gây thành đại dịch cúm ở người, một số động vật có vú khác và gia cầm.

– Một số thành tựu ứng dụng virus: chế tạo vaccine, Sản xuất thuốc trừ sâu từ virus, Sử dụng virus làm vector trong công nghệ di truyền

B. Một số câu hỏi ôn luyện

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Câu 1: Thông tin giữa các tế bào là quá trình

A. tế bào xử lý và trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.
B. tế bào phản ứng trả lời các tác nhân kích thích từ ngoài môi trường.
C. tế bào trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.
D. tế bào tiếp nhận, xử lý và trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.

Câu 1.1: Khi nói về thông tin giữa các tế bào, nhận định nào sau đây đúng?

A. Chỉ xảy ra ở sinh vật đa bào như thực vật, động vật và người
B. Mỗi loại tế bào chỉ tiếp nhận một loại thông tin nhất định
C. Quá trình tế bào tiếp nhận, xử lí và trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác
D. Quá trình tế bào tiếp nhận tín hiệu, phân tích và làm tất cả các chức năng của mình

Câu 1.2: Truyền tin giữa các tế bào là

A. quá trình tế bào tiếp nhận các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.
B. quá trình tế bào xử lí các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.
C. quá trình tế bào trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.
D. quá trình tế bào tiếp nhận, xử lí và trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.

Câu 2: Phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể làm sửa đổi hình dạng thụ thể dẫn đến hoạt hóa thụ thể, đây là đặc điểm của quá trình nào?

A. Quá trình tiếp nhậ
B. Quá trình hoạt hóa
C. Quá trình xử lý
D. Quá trình đáp ứng

Câu 2.1: Xác định thứ tự đúng của các sự kiện xảy ra trong quá trình tương tác của một tế bào với một phân tử tín hiệu:

I. sửa đổi hoạt động của tế bào đích

II. Phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể

III. Phân tử tín hiệu được tiết ra từ tế bào tiết

IV. Truyền tin nội bào

A. III II IV I
B. I II III IV
C. II III I IV
D. IV II I III.

Câu 2.2: Trong cơ thể đa bào, những tế bào ở cạnh nhau của cùng một mô thường sử dụng hình thức truyền tin là

A. truyền tin cận tiết.
B. truyền tin nội tiết.
C. truyền tin qua synapse.
D. truyền tin qua kết nối trực tiếp.

Câu 3: Nói về chu kỳ tế bào, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào.
B. Chu kỳ tế bào gồm kỳ trung gian và quá trình phân bào.
C. Trong chu kỳ tế bào có sự biến đổi hình thái và số lượng NST.
D. Chu kỳ tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều giống nhau.

Câu 3.1: Phát biểu nào sau đúng về chu kì tế bào?

A. Chu kì tế bào là khoảng thời gian sống của một tế bào từ khi tế bào sinh ra đến khi tế bào chết đi
B. Chu kì tế bào là một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào được hình thành đến khi tế bào phân chia thành tế bào mới
C. Thời gian chu kì tế bào và tốc độ phân chia tế bào ở các loại tế bào khác nhau là giống nhau trên cùng một cơ thể
D. Chu kì tế bào là trình tự diễn biến các hoạt động sống diễn ra trong tế bào, từ khi tế bào hình thành đến khi tế bào chết đi.

Câu 3.2: Chu kì tế bào là

A. một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào được hình thành đến khi tế bào phân chia thành tế bào mới.
B. một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào được hình thành đến khi tế bào đạt kích thước tối đa.
C. một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào được hình thành đến khi tế bào già và chết đi.
D. một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào trưởng thành đến khi tế bào phân chia thành tế bào mới.

Câu 4: Trong giảm phân II, các NST có trạng thái kép ở các kì nào sau đây?

A. Kì sau II, kì cuối II
B. Kì đầu II, kì sau II
C. Kì đầu II, kì giữa II
D. Kì đầu II, kì sau II và kì cuối II

Câu 4.1: Trong giảm phân II, các NST ở trạng thái dãn xoắn có ở:

A. kì đầu II
B. kì giữa II
C. kì sau II
D. kì cuối II

Câu 4.2: Trong giảm phân, kì sau I và kì sau II đều xảy ra hiện tượng nào sau đây?

A. Các chromatid tách nhau ra ở tâm động.
B. Các nhiễm sắc thể kép tập trung thành một hàng.
C. Các nhiễm sắc thể di chuyển về 2 cực của tế bào.
D. Các nhiễm sắc thể kép bắt đôi theo từng cặp tương đồng.

Câu 5: Cho các phát biểu sau về kì trung gian:

(1). Có 3 pha: G1, S và G2

(2). Ở pha G1, thực vật tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng

(3). Ở pha G2, ADN nhân đôi, NST đơn nhân đôi thành NST kép

(4). Ở pha S, tế bào tổng hợp những gì còn lại cần cho phân bào
Những phát biểu đúng về kì trung gian là

A. (1), (2)
B. (3), (4)
C. (1), (2), (3)
D. (1), (2), (3), (4)

Câu 5.1: “ Các chất cần thiết cho sự sinh trưởng và hoạt động sống của tế bào được tổng hợp”. Đây là diễn biến của pha nào ở kì trung gian?

A. Pha G1
B. Pha G1 và G2
C. Pha S
D. Pha S và G2

Câu 5.2: Sự kiện nào sau đây diễn ra ở pha S của chu kì tế bào?

A. Tế bào ngừng sinh trưởng.
B. DNA và nhiễm sắc thể nhân đôi.
C. Các nhiễm sắc thể phân li về 2 cực của tế bào.
D. Các nhiễm sắc thể xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng của tế bào.

Câu 6: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân?

A. Có sự phân chia của tế bào chất
B. Có sự phân chia nhân
C. Các NST kép tiếp hợp và có thể trao đổi các đoạn chromatid cho nhau
D. Nhiễm sắc thể tự nhân đôi ở kì trung gian thành các nhiểm sắc thể kép

Câu 6.1: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về điểm khác biệt giữa nguyên phân và giảm phân?

A. Quá trình nguyên phân chỉ có một kì trung gian, giảm phân gồm có 2 kì trung gian cho 2 lần phân chia
B. Quá trình nguyên phân diễn ra ở mọi loại tế bào, giảm phân chỉ xảy ra ở tế bào sinh dưỡng
C. Số lượng tế bào con được tạo ra, số NST cùng trạng thái có trong mỗi tế bào sau mỗi quá trình phân bào
D. Ở nguyên phân, các NST không phân li nên số lượng NST được giữ nguyên vẹn trong các tế bào con, giảm phân có sự phân li NST nên trong mỗi tế bào con sinh ra, số lượng NST chỉ còn lại một nửa.

Câu 6.2: Giảm phân và nguyên phân giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?

A. Đều có 2 lần phân bào liên tiếp.
B. Đều có 1 lần nhân đôi nhiễm sắc thể.
C. Đều có sự tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể tương đồng.
D. Đều có sự trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể tương đồng.

Câu 7: Ở cà chua 2n=24. Số NST có trong một tế bào của thể một khi đang ở kỳ sau của nguyên phân là:

A. 12.
B. 48
C. 46.
D. 45.

Câu 7.1 : Một tế bào của ruồi giấm có bộ NST lưỡng bội 2n = 8 đang ở kì giữa của quá trình nguyên phân. Trong tế bào có :

A. 8 NST đơn
B. 16 NST đơn
C. 8 NST kép
D. 16 NST kép.

Câu 7.2: Trong chu kì tế bào, nhiễm sắc thể tồn tại ở trạng thái kép gồm có 2 chromatid dính ở tâm động xuất hiện ở

A. pha S, pha G2, pha M (kì đầu, kì giữa).
B. pha S, pha G2, pha M (kì giữa, kì sau).
C. pha S, pha G2, pha M (kì sau, kì cuối).
D. pha S, pha G2, pha M (kì đầu, kì cuối).

Câu 8: Ý nghĩa về mặt di truyền của sự trao đổi chéo NST trong giảm phân là

A. Làm tăng số lượng NST trong tế bào.
B. Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền.
C. Tạo ra nhiều loại giao tử, góp phần tạo ra sự đa dạng sinh học.
D. Duy trì tính đặc trưng về cấu trúc NST.

Câu 8.1: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về quá trình giảm phân?

A. Thông qua sự tiếp hợp và trao đổi chéo, tạo nên nhiều loại giao tử khác nhau
B. Thông qua 2 lần phân chia, số lượng NST chỉ còn một nửa, giúp cho các giao tử dễ dàng di chuyển trong quá trình thụ tinh
C. Chỉ xảy ra ở sinh vật đa bào, tạo nên sự tiến hóa cho các loài
D. Cũng giống như nguyên phân, giảm phân giúp cơ thể tạo ra các tế bào sinh dục mới.

Câu 8.2: Nếu một cá thể sinh vật sinh sản hữu tính có bộ nhiễm sắc thể 2n = 4 được kí hiệu là AaBb thì có thể tạo ra mấy loại giao tử khác nhau về kí hiệu bộ nhiễm sắc thể?

A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3.

Câu 9: Công nghệ tế bào ngành kĩ thuật về

A. kích thích sự sinh trưởng của tế bào trong cơ thể sống.
B. quy trình dùng hoocmon điều khiển sự sinh sản của cơ thể.
C. quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo thể, cơ quan hoàn chỉnh.
D. ứng dụng hoá chất để kìm hãm sự nguyên phân của tế bào.

Câu 9.1: Công nghệ tế bào bao gồm các chuyên ngành nào?

A. Công nghệ nuôi cấy mô, tế bào và công nghệ sản xuất các chất hoạt tính từ tế bào động vật, thực vật.
B. Công nghệ nuôi cấy mô tế bào và công nghệ di truyền tế bào
C. Công nghệ vi sinh vật, công nghệ tế bào thực vật và công nghệ tế bào động vật
D. Công nghệ tế bào động vật và công nghệ tế bào thực vật.

Câu 9.2: Công nghệ tế bào dựa trên nguyên lí là

A. tính toàn năng của tế bào.
B. khả năng biệt hoá của tế bào.
C. khả năng phản biệt hoá của tế bào.
D. tính toàn năng, khả năng biệt hoá và phản biệt hoá của tế bào.

Câu 10: Tạo giống cây trồng bằng công nghệ tế bào không gồm phương pháp :

A. nuôi cấy hạt phấn, lai xoma
B. cấy truyền phôi
C. chuyển gen từ vi khuẩn
D. nuôi cấy tế bào thực vật Invitro tạo mô sẹo

Câu 10.1: Để tạo ra một giống cây trồng mới, người ta dùng phương pháp nào sau đây?

A. Nuôi cấy tế bào thực vật in vitro
B. Dung hợp tế bào trần (Lai tế bào xoma), sau đó tiếp tục nuôi cấy in vitro
C. Nuôi cấy dịch huyền phù của tế bào thực vật
D. Nhân bản vô tính và cấy truyền phôi

,………..

II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 29: Vì sao khi làm dưa chua người ta thường cho thêm nước dưa cũ, cho thêm đường, đổ nước ngập mặt rau và dùng và phải nén chặt?

Câu 29.1:Vì sao trong quá trình muối chua rau cải,người ta có thể làm mẻ mới chỉ bằng cách bổ sung nguyên liệu là rau,nước ngâm rau vẫn giữ nguyên ?

Câu 30: Nuôi vi khuẩn Bacillus subtillis trong môi trường dinh dưỡng lỏng ở điều kiện tối ưu, không bổ sung dinh dưỡng trong suốt thời gian nuôi. Tính mật độ vi khuẩn Bacillus subtilis trong dịch nuôi sau 6 giờ nuôi cấy. Biết rằng mật độ ban đầu của vi khuẩn là 2.103 tế bào/ml, vi khuẩn B. subtillis có g = 0,5 giờ, bỏ qua pha tiềm phát của quần thể vi khuẩn.

Câu 30.1: Ở vi khuẩn lactic, khi sinh trưởng trong điều kiện thích hợp nhất thì thời gian thế hệ (g) của chúng là 100 phút. Hỏi nếu một nhóm vi khuẩn lactic gồm 15 cá thể được nuôi cấy trong điều kiện tối ưu thì sau bao lâu sẽ tạo ra 240 cá thể ở thế hệ cuối cùng ?

Câu 31: Tại sao cho đến nay chúng ta vẫn chưa có thuốc đặc trị hay chế tạo được vaccine phòng HIV?

Câu 31.1: Tại sao nhiều người không hay biết mình đang bị nhiễm HIV ? Điều đó nguy hiểm như thế nào đối với xã hội ?

…………….

Tải file tài liệu để xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 Sinh học 10

Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Sinh học 10 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm lý thuyết, các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận trọng tâm trong học kì 2.

Sending
User Review
0 (0 votes)

RELATED ARTICLES