Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (gọi tắt là Đoàn) là một tổ chức chính trị – xã hội, tập hợp những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Chi đoàn là một nhánh nhỏ trong khối Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về chi đoàn và cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi đoàn là gì? Mục lục bài viết [Ẩn]
- 1. Một số vấn đề liên quan đến chi đoàn
- 1.1 Chi đoàn là gì?
- 1.2 Các yêu cầu để thành lập chi đoàn
- 1.3 Các bước thành lập chi đoàn
- 1.4 Nhiệm vụ và quyền hạn của chi đoàn
- 2. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi đoàn là gì?
- 3. Hệ thống tổ chức của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh được phân cấp như thế nào?
1. Một số vấn đề liên quan đến chi đoàn
Đoàn viên phấn đấu học tập, rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh (Ảnh minh hoạ)
1.1 Chi đoàn là gì?
Chi đoàn là một phần trong hệ thống tổ chức của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Chi đoàn là nơi tập hợp các thanh thiếu niên ưu tú, được xem như hạt nhân nòng cốt cho sự đoàn kết trong tổ chức đoàn.
Thời gian sinh hoạt của chi đoàn là định kì 1 lần 1 tháng. Đối với các khu vực vùng sâu vùng xa, miền núi, nơi mà đoàn viên phân tán rải rác trên địa bàn rộng hoặc phải đi công tác rời khỏi địa bàn thường xuyên, định kỳ sinh hoạt ba tháng một lần.
Để thành lập Đoàn cơ sở cần đáp ứng tối thiểu 2 chi đoàn và mỗi chi đoàn phải có ít nhất từ 30 đoàn viên trở lên.
1.2 Các yêu cầu để thành lập chi đoàn
Theo Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, điều kiện tối thiểu để thành lập chi đoàn là mỗi đơn vị phải có ít nhất từ 3 thành viên trở lên và những người này phải đáp ứng được các tiêu chí sau đây:
-
Những cá nhân đang trong độ tuổi từ 16-30
-
Họ là những người tích cực học tập, rèn luyện, lao động để góp phần vào công cuộc bảo vệ tổ quốc: Thanh niên học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách, lối sống của chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng chung của Đảng và nhà nước, tích cực hoạt động xã hội và hoàn thành tốt các nhiệm vụ của thanh niên
-
Họ đều đã tìm hiểu về Đoàn và điều lệ của Đoàn, tham gia hoạt động trong tổ chức đoàn một cách tự nguyện
-
Những người tham gia phải có lai lịch rõ ràng, tuân thủ nghiêm chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước
Để thành lập chi đoàn, mỗi đơn vị phải đáp ứng đủ số lượng đoàn viên theo quy định điều lệ Đoàn đề ra. Trong điều kiện, không đủ số lượng đoàn viên thì Đoàn cấp trên có trách nhiệm giới thiệu đoàn viên đến các cơ sở đoàn khác phù hợp.
1.3 Các bước thành lập chi đoàn
Theo khoản 2 Điều 6 Điều lệ đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đoàn thông qua ngày 13/12/2017, quy định về quy trình các bước thành lập chi đoàn như sau:
Bước 1: Cấp ủy đảng (hoặc lãnh đạo đơn vị nếu chưa có cấp ủy) gửi hồ sơ đến tổ chức đoàn có thẩm quyền thành lập, gồm:
-
Văn bản đề nghị thành lập tổ chức đoàn tại đơn vị.
-
Đề án thành lập tổ chức đoàn.
-
Dự thảo phương hướng hoạt động của tổ chức Đoàn trong thời gian lâm thời.
-
Danh sách trích ngang ban chấp hành lâm thời dự kiến chỉ định hoặc danh sách ban chấp hành hiện tại (áp dụng đối với tổ chức đoàn vẫn đảm bảo số lượng ban chấp hành khi nâng cấp hoặc hạ cấp).
-
Lý lịch theo mẫu quy định (bản gốc có dán ảnh mới nhất và có xác nhận của cấp ủy đảng hoặc lãnh đạo đơn vị đối với những nơi chưa có cấp uỷ) đối với các chức danh ủy viên ban thường vụ, Phó Bí thư, Bí thư.
-
Danh sách đoàn viên.
Bước 2: Tổ chức đoàn có thẩm quyền tiếp nhận và thẩm định hồ sơ; làm việc với cấp ủy, lãnh đạo đơn vị (có biên bản làm việc).
Bước 3: Tổ chức đoàn có thẩm quyền ra Quyết định thành lập; phối hợp với cấp ủy, lãnh đạo đơn vị tổ chức lễ thông báo quyết định thành lập tổ chức đoàn.
Bước 4: Sau khi tổ chức đoàn được thành lập, đơn vị ra quyết định thành lập có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức đoàn mới thành lập làm hồ sơ đề nghị cấp con dấu theo quy định.
Lưu ý: Trong trường hợp đoàn cấp trên có chủ trương thành lập đoàn cấp dưới thì chủ động làm việc cấp uỷ cấp dưới (hoặc lãnh đạo đơn vị nếu chưa có cấp uỷ) để thống nhất chủ trương thành lập tổ chức đoàn.
1.4 Nhiệm vụ và quyền hạn của chi đoàn
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (Ảnh minh hoạ)
Theo điều 18 và 19 Điều lệ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII thông qua ngày 15/12/2022 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của chi đoàn như sau:
Nhiệm vụ của chi đoàn bao gồm:
-
Đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi.
-
Tổ chức các hoạt động, tạo môi trường giáo dục, rèn luyện đoàn viên, thanh thiếu nhi nhằm góp phần làm các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương, đơn vị.
-
Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế, xã hội làm tốt công tác thanh niên, chăm lo xây dựng Đoàn, tích cực xây dựng cơ sở Đoàn, Hội, Đội ở địa bàn dân cư, tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền.
Quyền hạn của chi đoàn bao gồm:
-
Kết nạp đoàn viên mới, quản lý đoàn viên, tiếp nhận, chuyển sinh hoạt Đoàn; giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng bồi dưỡng, kết nạp; giới thiệu cán bộ, đoàn viên vào quy hoạch đào tạo, dùng cán bộ của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể và tổ chức kinh tế, xã hội.
-
Tổ chức các hoạt động, các phong trào nhằm đoàn kết, tập hợp thanh niên, đáp ứng nhu cầu, lợi ích chính đáng, hợp pháp của tuổi trẻ; phối hợp với các ngành, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế, xã hội tạo môi trường, điều kiện thuận lợi trong công tác thanh niên.
-
Tổ chức các hoạt động tạo thêm việc làm và thu nhập cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên, tạo nguồn kinh phí cho hoạt động của Đoàn; được dùng con dấu hợp pháp.
2. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi đoàn là gì?
Theo điều 5, Điều lệ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII thông qua ngày 15/12/2022 nêu rõ:
“Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn là đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo của Đoàn ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đoàn viên ở cấp ấy. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo là Ban Chấp hành do đại hội Đoàn cùng cấp bầu ra; giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành, cơ quan lãnh đạo là Ban Thường vụ do Ban Chấp hành cùng cấp bầu ra.”
Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành cấp nào do Đại hội cấp đó quyết định theo Hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn. Số lượng Ủy viên Ban Thường vụ không quá một phần ba số lượng Ủy viên Ban Chấp hành. Ở cấp Trung ương, số lượng Bí thư Trung ương Đoàn không quá một phần ba số lượng Ủy viên Ban Thường vụ.
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi đoàn là gì? (Ảnh minh hoạ)
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh hoạt động dựa trên các nguyên tắc sau:
-
Mọi thành viên phải chấp hành, tuân thủ nghiêm chỉnh Nghị quyết của Đoàn, cấp dưới phục tùng cấp trên, thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tổ chức.
-
Các thành viên trong Đoàn được quyền phát biểu ý kiến của mình trước khi quyết định các công việc chung hay quyết định nghị quyết Đoàn.
-
Các quyết định trong đại hội và hội nghị chỉ có giá trị thực thi khi hơn một nửa thành viên có mặt đồng ý.
-
Thời gian tổ chức Đại hội đại biểu: 5 năm 1 lần.
3. Hệ thống tổ chức của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh được phân cấp như thế nào?
Theo Điều 6, Điều lệ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII thông qua ngày 15/12/2022 quy định hệ thống tổ chức của Đoàn gồm 4 cấp:
– Cấp Trung ương.
– Cấp tỉnh và tương đương.
– Cấp huyện và tương đương.
– Cấp cơ sở (gồm Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở).
Kết luận
Như vậy, thông qua bài viết trên, hy vọng sẽ giúp mọi người, đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên đang có ý định, phấn đấu để vào Đoàn có cái nhìn rõ nét hơn về chi đoàn và cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi đoàn là gì?Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.