Nội dung yêu cầu tư vấn: Chào luật sư,cháu có một số thắc mắc về việc bồi thường do gây tai nạn nhưng người gây tai nạn chưa đủ 18 tuổi mong luật sư giải đáp giúp cháu, cháu xin cám ơn. Trưa ngày 22/12 trên đoạn đường cao tốc có xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa : Hai bạn nữ (chưa đủ 18 tuổi) điều khiển xe mô tô đâm phải một người phụ nữ đi bộ (đang trên đường về nhà sau khi làm đồng áng xong).
Người phụ nữ sau khi làm đồng xong đang ở làn đường bên trái mới chạy qua làn đường bên phải để về. Hai bạn nữ đi từ phía sau cách người phụ nữ khoảng 30m. Khi người phụ nữ đi tới giữa hai làn đường thì thấy chiếc xe máy do hai bạn nữ điều khiển chạy nhanh tới thì người phụ nữ đã quay lại làn đường bên trái và ko sang làn đường bên phải nữa. Trong lúc quay trở lại thì đã bị hai bạn nữ tông vào.
Hai bạn nữ điều khiển xe mô tô khi chưa đủ 18 tuổi,hai bạn đeo hai tai nghe ở tai (cháu ko rõ hai bạn có nghe nhạc hay ko) và hai bạn ấy điều khiển xe mô tô mà ko đội mũ bảo hiểm.
Người phụ nữ chừng 57-60 tuổi,gia đình thuộc diện hộ nghèo,chồng đã đi lấy người khác giờ đang sống trong Sài Gòn. Người phụ nữ sống cùng hai cậu con trai,một người 27 tuổi đang làm công nhân lái máy xúc dưới Thanh Hóa và ra tết vào ngày 6 /1 /2016 (âm lịch) sẽ lấy vợ , người còn lại 25 tuổi đang làm công nhân xây dựng ngoài Hà Nội. Nhờ sự giúp đỡ của các cấp chính quyền nên gia đình cô đã có ngôi nhà cấp 4 ở (ngôi nhà được xây xong hồi đầu năm)
Sau khi xảy ra tai nạn: Cô đã được người dân xung quanh đưa đi cấp cứu ở bệnh viện tỉnh và được bác sĩ chẩn đoán là: bị xuất huyết não và gãy xương vai và bệnh viện đã đưa cô về nhà ( cô đã chết). Hai bạn nữ điều khiển xe: người ngồi sau xe không bị sao còn bạn nữ cầm lái thì bị chầy xước tay chân.
Cháu muốn hỏi: Hai bạn nữ đó sẽ phải chịu trách nhiệm gì? Việc đền bù cho gia đình nạn nhân ra sao ? Cháu xin cám ơn!
Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi vấn đề tư vấn đến Cty Luật Minh Gia. Vấn đề bạn đưa ra chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Theo quy định pháp luật Dân sự về trách nhiệm bồi thường thì: “ “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.”
Thứ nhất, trách nhiệm của hai bạn đã gây ra tai nạn
Hai bạn nữ đó vi phạm luật giao thông đường bộ về độ tuổi dùng phương tiện giao thông: theo quy định tại Khoản 1 Điều 60 Luật giao thông đường bộ quy định
“Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xy lanh dưới 50cm3; Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh có dung tích xy lanh từ 50cm3 trở lên…”
Hai bạn này phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà bị thiệt hại đó do với hành vi mà mình gây ra không kể việc bạn có lỗi hay vô ý.
Thứ hai, về trách nhiệm bồi thường, Nguyên tắc bồi thường thiệt hại đó là phải bồi thường toàn bộ và kịp thời
Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân được quy định tại điều 606 bộ luật dân sự
“1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường
2. Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.”
Hai bạn gây ra thiệt hại chưa đủ 18 tuổi, theo quy định tại điều 606 thì nếu có tài sản riêng thì phải bồi thường bằng tài sản của mình, không đủ thì cha mẹ sẽ bù vào để bồi thường. Nếu có người giám hộ thì người giám hộ dùng tài sản của hai bạn gây tai nạn bồi thường, nếu không có thì bồi thường bằng tài sản của người giám hộ
Bộ luật dân sự quy định bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ cức khác trực tiếp quản lý
“1. Người dưới mười lăm tuổi trong thời gian học tại trường mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
2. Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, tổ chức khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
3. Trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu trường học, bệnh viện, tổ chức khác chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý thì cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hình vi dân sự phải bồi thường.”
Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
“1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, dùng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, dùng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, dùng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, dùng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, dùng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, dùng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, dùng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
Thứ ba, xác định mức bồi thường, Trường hợp này bà đó tính mạng bà đó bị xâm phạm Bộ luật dân sự quy định về bồi thường do sức khỏe bị xâm phạm như sau:
“Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”
Như vậy hai bạn gây tai nạn phải có trách nhiệm bồi thường việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc trước khi bà đó qua đời. Khi bà đó qua đời thì phải bồi thường chi phí mai táng cho bà đó.
Tất cả chi phí này nếu hai bạn đó có tài sản thì sẽ dùng tài sản của hai bạn để bồi thường. trường hợp không đủ sẽ lấy tài sản của bố mẹ để bồi thường thêm. Có người giám hộ thì người giám hộ sẽ dùng tài sản của hai bạn đó để bồi thường, nếu không thì dùng tài sản của người giám hộ. ( Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác)
Nhà trường nơi bạn đó đang theo cũng có trách nhiệm bồi thường ( trừ trường hợp nhà trường không có lỗi trong việc này)
Ngoài ra, nếu xác định lỗi của hai bạn này là nguyên nhân trực tiếp đến vụ tai nạn và gây ra cái chết đối với bà đó thì có thể hai em này phải chịu trách nhiệm theo quy định Bộ luật Hình sự 2015.
Quy định về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông trong khi điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác
Cấu thành tội này khi có đủ các dấu hiệu:
Chủ thể: những người điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ
Khách thể: dùng phương tiện tham gia giao thông xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Mặt khách quan:
Hành vi khách quan: Người phạm tội này đã có hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Theo quy định tại Khoản 17, Điều 3 của Luật giao thông đường bộ năm 2008, phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ các quy định an toàn giao thông đường bộ. Ví dụ: Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải ( khoản 2 Điều 14 Luật giao thông đường bộ ).
Hậu quả: Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Nếu hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì chưa cấu thành tội phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 của điều luật
Mặt chủ quan: Người phạm tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ làm hành vi là do vô ý (vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả)
Như vậy trường hợp này hai bạn gây ra tai nạn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại đối với hành vi mà họ gây ra.
Trân trọng
Nội dung yêu cầu tư vấn: Chào luật sư,cháu có một số thắc mắc về việc bồi thường do gây tai nạn nhưng người gây tai nạn chưa đủ 18 tuổi mong luật sư giải đáp giúp cháu, cháu xin cám ơn. Trưa ngày 22/12 trên đoạn đường cao tốc có xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa : Hai bạn nữ (chưa đủ 18 tuổi) điều khiển xe mô tô đâm phải một người phụ nữ đi bộ (đang trên đường về nhà sau khi làm đồng áng xong).